Chủ nhật 23/03/2025 18:01
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Tạo động lực cho nữ doanh nhân vươn lên trong nền kinh tế

08/03/2025 07:10
Nữ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, nhưng họ vẫn cần nhiều hỗ trợ để phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh.
Tạo động lực cho nữ doanh nhân vươn lên trong nền kinh tế
Nữ doanh nhân thường có xu hướng duy trì quyền kiểm soát và điều chỉnh các quyết định phù hợp với giá trị cá nhân

Nữ doanh nhân đang khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cụ thể tại Việt Nam hiện nay có hơn 20% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Theo dự báo, con số này có thể đạt ít nhất 30% vào năm 2030, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ của nữ doanh nhân Việt. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phụ nữ Việt Nam đang là lực lượng lao động chủ lực, có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt là hành trình xây dựng một nền kinh tế xanh, bền vững. Ngoài ra, nhiều nữ lãnh đạo doanh nghiệp đang tiên phong trong các mô hình sản xuất xanh, thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Dẫu có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đang hoạt động ở quy mô siêu nhỏ hoặc nhỏ và họ vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại.

Hiểu được những thách thức này là yêu cầu tiên quyết để đưa ra giải pháp. Một nghiên cứu gần đây của RMIT Việt Nam, được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Small Business and Enterprise Development, đã chỉ ra những rào cản ảnh hưởng đến nữ doanh nhân khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Rào cản được xác định bao gồm định kiến ​​giới, thiếu đào tạo và hỗ trợ tài chính, thiếu kỹ năng cá nhân, cũng như thách thức trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã có cuộc phỏng vấn với TS Greeni Maheshwari – giảng viên cấp cao ngành Quản trị tại RMIT, để lắng nghe thêm những góc nhìn về vai trò ngày càng lớn của nữ doanh nhân, những rào cản họ phải đối mặt và giải pháp thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ.

S Greeni Maheshwari – giảng viên cấp cao ngành Quản trị tại RMIT
TS Greeni Maheshwari – giảng viên cấp cao ngành Quản trị tại RMIT

PV: Theo bà, phụ nữ hiện có xu hướng lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp theo cách khác biệt như thế nào so với nam giới? Nếu có, những sự khác biệt này có thể là lợi thế gì cho nền kinh tế?

TS Greeni Maheshwari: Cách lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp của các nữ doanh nhân khác biệt ở chỗ họ có xu hướng áp dụng cách tiếp cận chuyên quyền nhưng linh hoạt hơn. Nữ doanh nhân có xu hướng duy trì quyền kiểm soát và điều chỉnh các quyết định phù hợp với giá trị cá nhân, trong khi nam doanh nhân nhấn mạnh sự tham gia của nhân viên.

Các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo thường có cơ cấu tổ chức phẳng, ưu tiên tính bền vững và tận dụng vốn xã hội, dẫn đến khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn và tỷ lệ duy trì hoạt động cao hơn, đặc biệt là trong các ngành như giáo dục, bán lẻ và dịch vụ.

Ở châu Á, các yếu tố văn hóa và thể chế có tác dụng định hình phong cách kinh doanh của phụ nữ. Phong cách lãnh đạo coi trọng sự tham gia và yếu tố gia đình, qua đó tăng cường trách nhiệm xã hội và sự ổn định lâu dài.

Những khác biệt này có lợi cho nền kinh tế bởi nó thúc đẩy sự đa dạng trong kinh doanh, tăng cường các hoạt động kinh doanh có đạo đức và bền vững, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới. Việc phụ nữ nhấn mạnh vào khả năng phục hồi và tác động xã hội có thể thúc đẩy ổn định kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà tăng trưởng dài hạn và khả năng lãnh đạo có trách nhiệm là rất quan trọng.

PV: Một số nghiên cứu quốc tế cho thấy các doanh nghiệp do phụ nữ sáng lập có tỷ lệ thành công cao nhưng vẫn khó tiếp cận nguồn vốn hơn nam giới. Để giải quyết vấn đề này, một số nước đã có những chính sách hỗ trợ phụ nữ trong việc tiếp cận vốn kinh doanh, điển hình tại Ấn Độ đang triển khai mô hình Mahila Money - một nền tảng dịch vụ tài chính của Ấn Độ nhằm giúp đỡ phụ nữ trong kinh doanh. Nền tảng kỹ thuật số cung cấp các khoản vay vi mô cho các doanh nhân nữ để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, tăng trưởng kinh doanh và cơ hội việc làm. Vậy theo bà, Việt Nam có thể học hỏi gì từ những mô hình này? Bà có đề xuất gì để Việt Nam sớm bổ sung nhiều cơ chế hỗ trợ vốn, hay thành lập quỹ hỗ trợ vốn cho các startup do phụ nữ làm chủ?

TS Greeni Maheshwari: Việt Nam có thể học được những bài học quý giá từ mô hình Mahila Money của Ấn Độ và các sáng kiến tương tự nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính có mục tiêu cho các nữ doanh nhân.

Để cải thiện khả năng tiếp cận vốn, Việt Nam có thể thành lập các tổ chức tài chính chuyên biệt, chẳng hạn như các ngân hàng hoặc nền tảng cho vay kỹ thuật số chuyên dụng, cung cấp các khoản vay nhỏ và dịch vụ tài chính phù hợp với các nữ doanh nhân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

Ngoài ra, việc triển khai các chương trình phổ cập kiến thức tài chính có thể trang bị cho phụ nữ các kỹ năng quản lý tài chính thiết yếu, cho phép họ đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt và duy trì tăng trưởng dài hạn. Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và các tổ chức tư nhân cũng là một cách để tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ thông qua các cơ hội tài trợ, cố vấn và các chương trình kết nối.

Để giảm thiểu rào cản về tiếp cận vốn, nhóm nghiên cứu RMIT đề xuất chính phủ có thể phát triển những nền tảng hoặc ứng dụng di động cung cấp thông tin cho phụ nữ về các nguồn vốn khả dụng. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư hướng tới đối tượng phụ nữ có thể là nguồn hỗ trợ quan trọng cho doanh nghiệp tăng trưởng cao, tạo tác động lớn do phụ nữ thành lập.

Các mạng lưới cố vấn toàn cầu cũng có thể trợ giúp cho nữ doanh nhân Việt Nam bằng cách kết nối họ với các nhà đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp quốc tế. Điển hình, những chương trình như HerVenture đã hỗ trợ hơn 25.000 phụ nữ tại Việt Nam, cung cấp cho họ kỹ năng kinh doanh và cơ hội kết nối để phát triển doanh nghiệp.

 3 nữ doanh nhân Việt từ trái sang phải gồm CEO Vinamilk Mai Kiều Liên Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm, đã lọt danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á do Tạp chí Fortune công bố hồi tháng 10/2024.
3 nữ doanh nhân Việt từ trái sang phải gồm CEO Vinamilk Mai Kiều Liên Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm, đã lọt danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á do Tạp chí Fortune công bố hồi tháng 10/2024.

PV: Nghiên cứu từ RMIT đã chỉ ra rằng, rào cản được xác định ảnh hưởng đến nữ doanh nhân khởi nghiệp tại Việt Nam bao gồm định kiến ​​giới, thiếu đào tạo và hỗ trợ tài chính, thiếu kỹ năng cá nhân, cũng như thách thức trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Vậy để xóa bỏ dần những rào cản ấy, vai trò của giáo dục từ phía nhà trường cần được cải thiện như thế nào để các em có thể hiểu được rằng phụ nữ Việt Nam không chỉ giúp phát triển mà còn có thể đóng vai trò dẫn dắt trong nền kinh tế trong tương lai?

TS Greeni Maheshwari: Để giúp các bạn trẻ sớm hiểu được phụ nữ là những nhà lãnh đạo kinh tế tương lai, các trường học và người làm công tác giáo dục có thể tích hợp giáo dục khởi nghiệp và giải quyết định kiến giới vào chương trình giảng dạy. Ngoài ra, các chiến dịch nâng cao nhận thức của công chúng và giáo dục kinh doanh toàn diện có thể định hình lại nhận thức của xã hội và thúc đẩy bình đẳng giới trong khởi nghiệp.

Để giải quyết tình trạng thiếu đào tạo và tài chính, các tổ chức có thể hợp tác với các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ để cung cấp đào tạo khởi nghiệp, học bổng và quỹ khởi nghiệp dành riêng cho phụ nữ.

Để khắc phục tình trạng thiếu kỹ năng cá nhân, có thể giới thiệu các khóa học thực tế về quản lý tài chính, đàm phán và lãnh đạo.

Cuối cùng, để giảm bớt những thách thức về cân bằng giữa công việc và cuộc sống, các trường học có thể thúc đẩy trách nhiệm chung của gia đình, các mô hình trông trẻ với giá cả phải chăng, chính sách làm việc linh hoạt và hệ thống hỗ trợ cộng đồng mạnh mẽ hơn.

Khi thế hệ trẻ ngày càng đón nhận bình đẳng giới và tinh thần khởi nghiệp kinh doanh, chính sự thay đổi mang tính thế hệ sẽ bình thường hóa hơn nữa vai trò lãnh đạo của phụ nữ, khiến điều này dễ được chấp nhận và trở thành không thể thiếu trong giới kinh doanh”.

Cần hành động ngay bây giờ để thực sự phá vỡ rào cản. Chính phủ, ngành giáo dục và các lãnh đạo doanh nghiệp phải cùng nhau hợp tác để xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng và bền vững bắt nguồn từ bình đẳng giới, nơi tài năng của phụ nữ được phát huy tối đa.

Xin cảm ơn bà vì cuộc trao đổi!

Tin bài khác
TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TheoTS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV các nhà đầu tư Việt Nam sẽ vượt qua thách thức từ nền kinh tế toàn cầu, đồng thời tận dụng các cơ hội trong bối cảnh khó khăn.
Thị trường chứng khoán năm 2025 -  Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Thị trường chứng khoán năm 2025 - Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Theo Bà Phạm Thị Thuỳ Linh, Trưởng Ban Phát triển Thị trường Chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với mục tiêu nâng hạng và thu hút vốn ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới tương lai đầy hứa hẹn. Cải cách, công nghệ và sản phẩm mới là chìa khóa thành công.
GS.TSKH Nguyễn Mại: Tập đoàn lớn cần dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Tập đoàn lớn cần dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tập đoàn kinh tế lớn trong nước cũng cần đóng vai trò dẫn dắt trong việc hợp tác và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy kinh tế thị trường là yếu tốt quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy kinh tế thị trường là yếu tốt quyết định

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thực hiện những cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế, vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, như TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn - Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh trên KTSG Online, sự phát triển này không thể thiếu tư duy kinh tế thị trường. Nếu thiếu tư duy kinh tế thị trường đúng đắn, kinh tế tư nhân không chỉ bị kìm hãm mà còn có thể gây ra những bất ổn kéo dài.
TS. Võ Trí Thành: Ngành xây dựng tiếp thu công nghệ tốt nhưng cần tiến xa hơn

TS. Võ Trí Thành: Ngành xây dựng tiếp thu công nghệ tốt nhưng cần tiến xa hơn

Theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, ngành xây dựng Việt Nam đã tiếp thu công nghệ rất tốt, nhưng vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển công trình số và công trình xanh.
Giải pháp nào để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá?

Giải pháp nào để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá?

Theo các chuyên gia, để kinh tế tư nhân có cơ hội trở thành trụ cột vững chắc của nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP thì Nhà nước phải cải thiện thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và FDI.
Thí điểm sàn giao dịch tiền số, cách tiếp cận toàn diện và cân bằng

Thí điểm sàn giao dịch tiền số, cách tiếp cận toàn diện và cân bằng

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và tài chính, tiền kỹ thuật số đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững của loại tài sản này, Việt Nam cần phải xây dựng một khung pháp lý vững chắc và thận trọng. Ông Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đã chia sẻ quan điểm trên nhandan.vn về việc thí điểm sàn giao dịch tiền số tại Việt Nam, khẳng định sự cần thiết của một cách tiếp cận toàn diện và cân bằng.
Tín dụng ưu đãi và nhà ở xã hội: Giải pháp căn cơ cho người trẻ?

Tín dụng ưu đãi và nhà ở xã hội: Giải pháp căn cơ cho người trẻ?

Nhằm hỗ trợ người dưới 35 tuổi có cơ hội sở hữu nhà ở, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị 05 với trọng tâm là triển khai gói tín dụng ưu đãi. Chính sách này không chỉ mang lại cơ hội cho người trẻ hiện thực hóa ước mơ an cư mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và hệ thống tài chính.
Phó Tổng Thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn: Cắt giảm thủ tục hành chính tạo môi trường kinh doanh minh bạch hơn

Phó Tổng Thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn: Cắt giảm thủ tục hành chính tạo môi trường kinh doanh minh bạch hơn

Theo ông Đậu Anh Tuấn Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cắt giảm thủ tục hành chính góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng hơn.
Cần chấm dứt việc cấm doanh nhân xuất cảnh khi cơ quan thuế vẫn còn khả năng thu hồi

Cần chấm dứt việc cấm doanh nhân xuất cảnh khi cơ quan thuế vẫn còn khả năng thu hồi

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) Quốc hội Nguyễn Văn Phúc cho rằng, cần chấm dứt việc cấm doanh nhân xuất cảnh chỉ vì nợ thuế khi cơ quan thuế vẫn có khả năng thu hồi.
Cải cách dữ liệu - yếu tố giúp thị trường chứng khoán phát triển bền vững

Cải cách dữ liệu - yếu tố giúp thị trường chứng khoán phát triển bền vững

Cải cách dữ liệu chứng khoán, đặc biệt là chuyển đổi số và minh bạch thông tin, đang trở thành yếu tố quan trọng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển vững mạnh, thu hút nhà đầu tư.
Chương trình kích cầu du lịch năm 2025: Đòn bẩy đưa du lịch Việt vươn xa?

Chương trình kích cầu du lịch năm 2025: Đòn bẩy đưa du lịch Việt vươn xa?

Chương trình kích cầu du lịch 2025 mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn, nâng cao trải nghiệm du khách với kỳ vọng tạo cú hích mạnh mẽ cho du lịch Việt vươn tầm.
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Khoa học công nghệ là chìa khóa tăng trưởng bền vững

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Khoa học công nghệ là chìa khóa tăng trưởng bền vững

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ trong việc nâng cao năng suất lao động, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tương lai.
TS. Võ Trí Thành: Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tạo ra cực tăng trưởng mới cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ

TS. Võ Trí Thành: Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tạo ra cực tăng trưởng mới cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng không chỉ kết nối các tỉnh phía Bắc mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, đây là dự án có vai trò rất quan trọng.
Sở hữu tiềm năng năng lượng sóng - hướng đi mới cho tương lai năng lượng xanh Việt Nam

Sở hữu tiềm năng năng lượng sóng - hướng đi mới cho tương lai năng lượng xanh Việt Nam

Việt Nam sở hữu một nguồn năng lượng sạch vô cùng phong phú từ biển cả, đặc biệt là năng lượng sóng (wave energy), có tiềm năng lớn trong việc cung cấp một phần nguồn năng lượng tái tạo cho toàn cầu, đặc biệt là đối với các quốc gia có bờ biển dài.