Thứ bảy 10/05/2025 06:26
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tân Thủ tướng Thái Lan cam kết tiếp tục thúc đẩy gói kích thích kinh tế trị giá 14 tỷ USD

07/09/2024 15:36
Nội các mới tổ chức phiên họp đầu tiên sau khi tuyên thệ vào thứ sáu (6/9). Bà Paetongtarn đã kêu gọi nội các của bà tiếp tục một số chính sách của chính quyền Srettha nhằm kích thích nền kinh tế, thúc đẩy du lịch và nâng giá nông sản...
Bà Paetongtarn Shinawatra, con gái út của cựu lãnh đạo Thaksin Shinawatra
Bà Paetongtarn Shinawatra, con gái út của cựu lãnh đạo Thaksin Shinawatra. (Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP)

Thủ tướng Thái Lan mới được bổ nhiệm, bà Paetongtarn Shinawatra, đã cam kết tiếp tục thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế gây tranh cãi trị giá 14 tỷ USD, trong khi nội các của bà hoàn tất kế hoạch nhằm giải thoát nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á khỏi thời kỳ kéo dài của tăng trưởng yếu và nợ hộ gia đình.

Bà Paetongtarn, người đã tuyên thệ nhậm chức cùng với 35 thành viên của nội các vào thứ Sáu (6/9), sẽ trình bày tuyên bố chính sách của Chính phủ của bà trước Quốc hội vào tuần tới. Tuyên bố này dự kiến sẽ nêu rõ các chi tiết về việc phân phát hỗ trợ bằng tiền mặt đã bị trì hoãn từ lâu, và chương trình nghị sự của chính quyền nhằm thúc đẩy du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, Chính phủ sẽ đảm bảo rằng chương trình ví điện tử, hứa hẹn cấp 10.000 baht (296 USD) cho khoảng 50 triệu người trưởng thành Thái Lan tuân thủ theo pháp luật, bà Paetongtarn cho biết sau cuộc họp của nội các. Theo các quan chức, khoảng 14,5 triệu người, bao gồm 1 triệu người khuyết tật, có thể được hưởng lợi trong giai đoạn đầu của chương trình vào tháng chín, sau khi nhà lãnh đạo mới yêu cầu xem xét lại kế hoạch.

Bà Paetongtarn, 38 tuổi, là nhà lãnh đạo trẻ nhất của Thái Lan, và đã được Quốc hội bầu chọn vào tháng trước để đứng đầu một chính phủ liên minh do đảng Pheu Thai của bà dẫn đầu và được sự hỗ trợ của một số nhóm bảo thủ. Việc bà được bổ nhiệm diễn ra sau khi người tiền nhiệm Srettha Thavisin bị tòa án cách chức vì vi phạm đạo đức.

Vào thứ Bảy (7/9), bà Paetongtarn đã kêu gọi nội các của bà tiếp tục một số chính sách của chính quyền Srettha nhằm kích thích nền kinh tế, thúc đẩy du lịch, nâng giá nông sản và giải quyết vấn đề lũ lụt theo mùa.

Nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm nay, thấp hơn so với mức tăng 5% đến 6% ở các nước láng giềng như Indonesia, Malaysia và Philippines. Kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng trung bình 1,9% trong suốt thập kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Chính phủ quân sự, và hiện đang bị kìm hãm bởi nợ công và nợ hộ gia đình gia tăng, xuất khẩu yếu và chi phí sinh hoạt cao.

Bà Paetongtarn, con gái út của cựu lãnh đạo Thaksin Shinawatra, cũng có thể làm rõ lập trường của Chính phủ của bà về việc quản lý ngành công nghiệp cần sa mới nổi, khi ngành này đã chứng kiến nhiều lần thay đổi chính sách. Bà cũng được kỳ vọng sẽ đưa ra lộ trình hợp pháp hóa các casino nhằm thu hút du khách chi tiêu nhiều hơn.

Là thành viên thứ ba của gia tộc Shinawatra có ảnh hưởng lãnh đạo Thái Lan, bà Paetongtarn cho biết, ông Thaksin sẽ không can thiệp vào việc điều hành Chính phủ của bà, dù đôi khi bà cũng sẽ nhận cố vấn từ ông.

Ngoài ra, bà Paetongtarn cũng đối mặt với thách thức duy trì liên minh cồng kềnh của các đảng bảo thủ và thân hoàng tộc trong khi đảm bảo với các nhà đầu tư rằng bà có thể thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao, và giúp duy trì sự phục hồi kinh tế mong manh.

Các thị trường tài chính Thái Lan đã hoan nghênh việc kết thúc cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng và việc thông qua ngân sách nhà nước suôn sẻ trong tuần này. Theo đó, chỉ số SET đã tăng gần 11% kể từ khi bà Paetongtarn được đề cử làm nhà lãnh đạo mới vào ngày 15 tháng 8 và đồng baht đã tăng 4% trong thời gian này, đạt mức cao nhất trong hơn một năm.

Lân Nguyễn (theo Bloomberg)

Tin bài khác
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
"Điểm nghẽn" giải ngân đầu tư công: TP. Hồ Chi Minh mới đạt 7,2% kế hoạch

"Điểm nghẽn" giải ngân đầu tư công: TP. Hồ Chi Minh mới đạt 7,2% kế hoạch

Tính đến ngày 29/4/2025, TP. Hồ Chí Minh mới chỉ giải ngân được 6.068 tỷ đồng, đạt 7,2% so với kế hoạch được giao là 85.500 tỷ đồng (mục tiêu giải ngân 95%, phấn đấu 100%).
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Tạo xung lực mới để phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Tạo xung lực mới để phát triển kinh tế tư nhân

Nhiều nhận định Nghị quyết số 68-NQ/TW sẽ sớm đi vào cuộc sống, giúp củng cố lòng tin, khơi dậy khát vọng và tinh thần cạnh tranh lành mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam; tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.