Thứ ba 01/07/2025 13:45
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Sáp nhập tỉnh tối ưu hóa quản lý Nhà nước và tạo ra vùng kinh tế quy mô lớn

Việc sáp nhập các tỉnh không chỉ nhằm đáp ứng những tiêu chí về quy mô dân số, diện tích hay số lượng đơn vị hành chính cấp huyện mà còn mang lại nhiều lợi ích tiềm năng về hành chính, kinh tế và văn hóa – xã hội, theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên trường Chính sách công và quản lý Fulbright.
Bài liên quan
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh
Định hướng sắp xếp và sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh mở ra tương lai mới

Việc Bộ Chính trị khởi xướng nghiên cứu sáp nhập các tỉnh được xem là một giải pháp kịp thời và phù hợp, nhằm khắc phục tình trạng phát triển rời rạc, đầu tư không tập trung và việc phân bổ nguồn lực chưa hiệu quả trong thời gian qua, theo ý kiến của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, trường Chính sách công và quản lý Fulbright trên TTO ngày 22/2.

Sáp nhập tỉnh tối ưu hóa quản lý Nhà nước và tạo ra vùng kinh tế quy mô lớn
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên trường Chính sách công và quản lý Fulbright: Sáp nhập tỉnh tối ưu hóa quản lý Nhà nước và tạo ra vùng kinh tế quy mô lớn

Theo ông Tuấn, chính sách này thể hiện một tư duy đổi mới đột phá, có tác động sâu rộng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội; từ đó, các chương trình phát triển kinh tế, hạ tầng, xã hội và môi trường sẽ được triển khai một cách đồng bộ và đạt hiệu quả cao hơn trên quy mô rộng lớn.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn phân tích: Về khía cạnh hành chính, việc gộp các tỉnh nhỏ thành những đơn vị quản lý lớn hơn sẽ giúp thu gọn bộ máy nhà nước so với hiện trạng, giảm thiểu chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả điều hành. Các chiến lược phát triển cũng sẽ được quy hoạch lại một cách thống nhất, hạn chế tình trạng phân tán nguồn lực, chồng chéo và giẫm chân trong quản lý. Hơn nữa, việc sáp nhập sẽ giúp tiết kiệm ngân sách, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư vào phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội.

Về mặt kinh tế, sáp nhập các tỉnh có thể tạo ra các vùng kinh tế quy mô lớn hơn, tăng cường năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư và khai thác tối đa tiềm năng phát triển. Một số tỉnh nhỏ hoặc có nền kinh tế kém phát triển sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của các tỉnh mạnh, tiếp cận hạ tầng hiện đại và nguồn vốn dồi dào. Các tỉnh có diện tích rộng và dân số đông sẽ trở thành các trung tâm kinh tế trọng điểm, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước nhờ vào thị trường rộng lớn và nguồn nhân lực phong phú. Bên cạnh đó, quy hoạch giao thông, đô thị và khu công nghiệp cũng sẽ được triển khai trên quy mô lớn, tránh được hiện tượng phát triển manh mún và chắp vá.

Về lĩnh vực xã hội, quá trình sáp nhập mang lại những thay đổi tích cực khi góp phần giảm bớt khoảng cách về mức sống, thu nhập và cơ hội phát triển giữa các vùng. Khi các địa phương được hợp nhất, chất lượng các dịch vụ công như y tế, giáo dục và giao thông sẽ được nâng cao nhờ vào việc tập trung ngân sách và nguồn lực, thay vì phân tán. Đồng thời, sự giao thoa giữa các nền văn hóa, kinh tế và xã hội sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, góp phần cải thiện đời sống toàn diện của người dân.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng bên cạnh những lợi ích tiềm năng, việc sáp nhập các tỉnh cũng đặt ra không ít thách thức cần được xem xét một cách cẩn trọng. Về mặt hành chính và quản lý, quá trình này đòi hỏi phải điều chỉnh lại hệ thống tổ chức từ cấp tỉnh cho đến cấp huyện, xã, dẫn đến những thay đổi trong cán bộ, cơ sở làm việc và cơ cấu tổ chức, có thể gây ra sự bất ổn tâm lý đối với công chức khi mất vị trí hoặc bị điều chuyển công tác. Việc thống nhất các chính sách giữa các địa phương cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi sự điều chỉnh hợp lý để tránh hiện tượng chồng chéo hoặc xung đột lợi ích.

Về mặt kinh tế, sự chênh lệch về mức độ phát triển giữa các tỉnh có thể tạo ra tình trạng mất cân đối về nguồn lực. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư ở những tỉnh phát triển hơn có thể lo ngại khi phải chia sẻ các ưu đãi với các tỉnh kém phát triển, từ đó hình thành tâm lý dè dặt. Bên cạnh đó, mỗi địa phương có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng, nên việc hòa nhập và thậm chí là thay đổi tên địa danh hành chính cũng có thể gặp phải sự không đồng thuận.

Ngoài ra, các khó khăn về địa lý và hạ tầng cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Hệ thống giao thông chưa đồng bộ có thể khiến người dân mất nhiều thời gian di chuyển đến các cơ quan nhà nước mới, đồng thời, các dịch vụ công như y tế, giáo dục và an sinh xã hội có thể bị gián đoạn trong giai đoạn chuyển đổi, đặc biệt ở những khu vực xa trung tâm hành chính mới.

Theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, việc sáp nhập các tỉnh không chỉ nhằm đáp ứng những tiêu chí về quy mô dân số, diện tích hay số lượng đơn vị hành chính cấp huyện mà còn mang lại nhiều lợi ích tiềm năng về hành chính, kinh tế và văn hóa – xã hội. Để quá trình này diễn ra thuận lợi, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lộ trình cụ thể và các giải pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực. Quan trọng nhất là phải đảm bảo sự đồng thuận từ người dân và doanh nghiệp, tránh gây ra bất ổn trong quá trình chuyển đổi, từ đó phát huy tối đa hiệu quả của việc tái cấu trúc hệ thống hành chính địa phương.

Tin bài khác
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.
"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

Đây cũng là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero” diễn ra sáng ngày 26/6.
TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành ủng hộ nguyên tắc không truy thu hồi tố với hộ kinh doanh, song cho rằng vẫn cần thêm niềm tin chính sách để người dân yên tâm công khai doanh thu.
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Bà Lê Thị Duyên Hải cho rằng, cần xây dựng luật riêng cho hộ kinh doanh và truyền thông rõ ràng về hóa đơn điện tử để giảm lo ngại bị lộ doanh thu.
Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cần hệ thống pháp lý minh bạch, hỗ trợ hợp lý để hộ kinh doanh phát triển ổn định.
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.
Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Cuộc chiến chống hàng giả hiện nay không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm mà còn là dịp nhìn lại và bịt kín những lỗ hổng luật pháp đang bị các đối tượng lợi dụng.
Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN đã có những chia sẻ với báo chí.
96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên nhân nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường không chỉ do sức mua giảm mà còn từ chi phí mặt bằng, hàng hóa nhập lậu và chính sách thuế thương mại điện tử.
Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

'Nghị quyết 68 yêu cầu xóa bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh trước năm 2026 là bước cải cách then chốt để minh bạch hóa, thúc đẩy hộ chuyển lên doanh nghiệp", Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn chia sẻ với DNHN.
Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Chênh lệch giá vàng đang tạo cơ hội cho đầu cơ, trốn thuế và thất thu ngân sách. Chuyên gia về thuế - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú đề xuất siết thuế và cải cách thị trường vàng.
Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

PGS.TS Đặng Trần Thọ, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng – Đại học Bách Khoa Hà Nội, cảnh báo Việt Nam đang chững lại trong chuyển dịch năng lượng xanh do thiếu cơ chế giá điện mới và hạ tầng pháp lý phù hợp.
TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

Theo TS. Trần Xuân Lượng quản lý tốt đất công nghiệp, loại bỏ cơ chế “xin – cho”, tạo môi trường minh bạch, doanh nghiệp tiếp cận đất đai hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (sửa đổi) tháo gỡ nhiều “rào cản” cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
PGS.TS. Lê Xuân Bá: Thương hiệu quốc gia không thể mạnh nếu tư duy vẫn cũ

PGS.TS. Lê Xuân Bá: Thương hiệu quốc gia không thể mạnh nếu tư duy vẫn cũ

PGS.TS. Lê Xuân Bá cho rằng, muốn nâng tầm thương hiệu quốc gia, Việt Nam phải đổi mới tư duy, nâng chất lượng sản phẩm, tăng cạnh tranh và đào tạo nguồn nhân lực.