Thứ bảy 19/10/2024 16:40
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Rủi ro lạm phát và tăng trưởng của Đông Nam Á nếu ông Trump tái đắc cử

19/10/2024 11:59
Cựu Tổng thống Donald Trump ủng hộ việc tăng cường áp thuế quan một cách quyết liệt. Và kết quả của cuộc bầu cử có thể mang đến những hệ lụy sâu rộng cho nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Đông Nam Á.
aa
Rủi ro lạm phát và tăng trưởng của Đông Nam Á nếu ông Trump tái đắc cử
Rủi ro lạm phát và tăng trưởng của Đông Nam Á nếu ông Trump tái đắc cử. (Ảnh: AP Photo).

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 5/11 có thể mang đến những hệ lụy sâu rộng cho các nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Đông Nam Á.

Kết quả của cuộc bầu cử sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế Mỹ, và từ đó tác động đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), lãi suất và đồng USD.

Theo các cuộc thăm dò, ứng viên Đảng Dân chủ Kamala Harris đang chiếm ưu thế về số phiếu bầu phổ thông so với ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Tuy nhiên, do hệ thống cử tri đoàn của Mỹ, kết quả sẽ được quyết định bởi các bang chiến địa, nơi cả hai ứng viên đang cạnh tranh quyết liệt. Do đó, đây là một cuộc bầu cử khó đoán định trước được kết quả.

Lạm phát tiềm ẩn trong các chính sách của ông Trump

Nhiều cuộc thảo luận đã diễn ra, xoay quanh xu hướng lạm phát tiềm ẩn trong các chính sách mà ông Trump đề xuất. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông này đã thúc đẩy một loạt các biện pháp nhằm gia tăng thuế quan.

Cụ thể, điều này bao gồm việc tăng mạnh thuế quan thương mại đối với Trung Quốc lên 60%, đến mức trừng phạt 200% đối với xe nhập khẩu từ Mexico. Các chính sách này sẽ bổ sung vào mức thuế chung 10% mà ông Trump đề xuất cho tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.

Bên cạnh đó, vị cựu Tổng thống cũng cho rằng, thuế quan có thể được sử dụng để bù đắp cho các đợt cắt giảm thuế. Ông muốn các công ty sản xuất hàng hóa tại Mỹ được hưởng mức thuế ưu đãi thấp hơn ở mức 15%, thay vì 21% như hiện nay.

Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến tình trạng lạm phát, do việc tăng thuế sẽ làm tăng giá các hàng hóa nhập khẩu.

Ngoài ra, ông Trump cũng muốn hồi hương và trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp - một ý tưởng có thể làm thu hẹp thị trường lao động và đẩy tiền lương lên cao, từ đó tạo ra thêm áp lực lạm phát.

Nhìn bề ngoài, các chính sách mà ông đề xuất có thể kéo dài ‘chu kỳ tăng trưởng mạnh hơn kỳ vọng’ hiện nay của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả khi chỉ thực hiện một phần, các chính sách này có thể kích hoạt sự quay trở lại của lạm phát đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đã cảnh báo rằng các đề xuất thuế của Trump có thể khiến mỗi hộ gia đình Mỹ phải chi thêm hơn 2.600 USD mỗi năm.

Theo đó, lạm phát gia tăng có thể dẫn đến lộ trình cắt giảm lãi suất từ Fed sẽ ít hơn so với kỳ vọng của thị trường.

Hiện tại, các chuyên gia và nhà kinh tế dự đoán lãi suất quỹ liên bang, mức lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho nhau vay, sẽ giảm từ mức 5% hiện nay xuống còn 3,5% vào cuối năm sau. Tuy nhiên, dự báo này có thể thay đổi nếu ông Trump tái đắc cử.

Rủi ro lạm phát và tăng trưởng của Đông Nam Á nếu ông Trump tái đắc cử
Rủi ro lạm phát và tăng trưởng của Đông Nam Á nếu ông Trump tái đắc cử. (Ảnh: REUTERS/Brian Snyder).

Các đề xuất mang tính mục tiêu hơn từ bà Harris

Ngược lại, ứng viên Đảng Dân chủ Harris đã vạch ra các chính sách mong muốn của mình một cách tổng quát hơn. Về chính sách thương mại, bà có khả năng tiếp tục cách tiếp cận “sân nhỏ, hàng rào cao” của chính quyền Biden, thực hiện thêm các mức thuế cho các ngành cụ thể với cách tiếp cận ít đối đầu hơn so với ông Trump.

Cụ thể, về chính sách thuế, bà đã đề xuất tăng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao nhất, tăng thuế cho khung thuế cao nhất áp dụng với thu nhập từ vốn, và tăng thuế dành cho các tập đoàn, cùng với các đợt giảm thuế dành riêng cho các ngành chiến lược và công nghiệp sạch.

Bên cạnh đó, bà Harris muốn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và các hộ gia đình có thu nhập thấp ứng phó với chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhìn chung, các chính sách kinh tế mà bà đề xuất mang tính mục tiêu và ít cực đoan hơn so với Trump - và có khả năng ít gây tác động lạm phát hơn cho nền kinh tế Mỹ.

Khác với đối thủ Đảng Cộng hòa, người muốn can thiệp nhiều hơn vào các quyết định chính sách tiền tệ, bà Harris đã ủng hộ sự độc lập hiện tại của Fed. Bà này cũng chưa đưa ra bất kỳ biện pháp nào nhằm hạ giá trị đồng USD một cách đơn phương, điều mà ông Trump đã nhiều lần đề xuất.

Ý nghĩa đối với Đông Nam Á?

Đối với các nền kinh tế khu vực, các chính sách của Trump có thể tạo ra một bối cảnh lạm phát mới, làm tăng khả năng duy trì lãi suất cao và củng cố sức mạnh đồng USD.

Các chính sách đối ngoại và thương mại đối đầu hơn với Trung Quốc của ông Trump cũng có thể làm gia tăng rủi ro địa chính trị trong khu vực. Có một rủi ro hiện hữu là ông có thể làm chậm lại quá trình phục hồi tăng trưởng và dòng chảy thương mại của Trung Quốc, và các nước Đông Nam Á. Điều này có thể khiến các chính phủ và ngân hàng trung ương trong khu vực phải điều chỉnh lại chính sách tài khóa và tiền tệ vào năm 2025.

Hiện tại, triển vọng tăng trưởng kinh tế và thương mại của Đông Nam Á vẫn đang tươi sáng nhờ sự phục hồi của tiêu dùng bán lẻ và xuất khẩu điện tử trong khu vực. Hầu hết các nước Đông Nam Á được dự báo sẽ có tăng trưởng GDP cao hơn và đồng tiền mạnh hơn trong năm 2025.

Về dài hạn, dân số trẻ, tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, sự hợp tác thương mại xuyên biên giới và sự hội nhập sâu rộng vào các ngành công nghiệp khu vực sẽ tạo nền tảng cho việc tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Bài liên quan
Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái
Kịch bản nền kinh tế Mỹ “không hạ cánh” ngày càng trở nên rõ ràng
Trung Quốc báo cáo tăng trưởng GDP quý III vượt nhẹ so với kỳ vọng

Trong những năm tới, các chuyên gia dự báo dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Đông Nam Á sẽ tăng thêm 38%, lên 312 tỷ USD vào năm 2027 và tăng lên 373 tỷ USD vào năm 2030.

Giữa những bất ổn sắp tới xung quanh thương mại toàn cầu do cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ gây ra, chúng ta cần lưu ý đến các mối quan hệ thương mại mạnh mẽ và bền vững đã được thiết lập bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Theo đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã đặt nền tảng cho các nước ASEAN trong một hiệp định thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. ASEAN cũng dự kiến sẽ làm mới hiệp định thương mại tự do từ lâu với Trung Quốc.

Dù có những dự báo không chắc chắn từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Đông Nam Á sẽ vẫn là một ốc đảo ổn định của sự tăng trưởng kinh tế và các cơ hội thương mại mạnh mẽ.

Tin bài khác
Ngành ô tô của Đức đối mặt với thách thức duy trì vị thế

Ngành ô tô của Đức đối mặt với thách thức duy trì vị thế

Các nhà sản xuất ô tô lớn của Đức gần đây đã phát đi cảnh báo lợi nhuận, phản ánh sự yếu kém của nền kinh tế và nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: Tập trung vào việc tạo việc làm trước các cuộc họp thường niên

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: Tập trung vào việc tạo việc làm trước các cuộc họp thường niên

Ngân hàng Thế giới sẽ công bố kế hoạch giải quyết các vấn đề về tạo việc làm, chênh lệch giới tính và an ninh lương thực tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương thế giới tuần tới.
Trung Quốc báo cáo tăng trưởng GDP quý III vượt nhẹ so với kỳ vọng

Trung Quốc báo cáo tăng trưởng GDP quý III vượt nhẹ so với kỳ vọng

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm 18/10 đã công bố mức tăng trưởng GDP quý III đạt 4,6% so với cùng kỳ năm trước, vượt nhẹ so với mức kỳ vọng 4,5%.
Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc

Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc

Bệnh nhân đang đổ về khu vực ASEAN để tìm kiếm các phương pháp điều trị y tế thay thế, chất lượng cao, trong khi các công ty dược phẩm sinh học đang mở rộng sang những thị trường mới nổi.
Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước

Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước

Hiện tại, Nga đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại do các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự cô lập khỏi các thị trường toàn cầu.
Lãnh đạo Hồng Kông (Trung Quốc) công bố biện pháp nhằm giải quyết khủng hoảng nhà ở

Lãnh đạo Hồng Kông (Trung Quốc) công bố biện pháp nhằm giải quyết khủng hoảng nhà ở

Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông đã công bố các biện pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở của thành phố, và gọi đây là “vấn đề được công chúng đặc biệt quan tâm”.
Nợ công toàn cầu sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD

Nợ công toàn cầu sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD

Theo IMF, mức nợ công toàn cầu sẽ đạt 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới vào cuối năm 2024, và tiến gần mức 100% vào năm 2030.
Làn sóng đổi mới của các ngân hàng toàn cầu hướng đến môi trường

Làn sóng đổi mới của các ngân hàng toàn cầu hướng đến môi trường

JPMorgan Chase và Standard Chartered nằm trong số các ngân hàng lần đầu tiên cử đại diện tới tham dự hội nghị COP16 về đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/10.
Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Sổ tay này tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, an ninh mạng, tài sản kỹ thuật số, công nghệ tài chính (FinTech), trò chơi và metaverse.
Các nước vùng Vịnh kêu gọi Mỹ ngăn chặn Israel tấn công cơ sở dầu mỏ của Iran

Các nước vùng Vịnh kêu gọi Mỹ ngăn chặn Israel tấn công cơ sở dầu mỏ của Iran

Phần lớn công suất dự trữ dầu mỏ của OPEC nằm ở khu vực vùng Vịnh, do đó nếu cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi hay UAE bị tấn công, thế giới sẽ phải đối mặt với vấn đề về nguồn cung dầu.
Kịch bản nền kinh tế Mỹ “không hạ cánh” ngày càng trở nên rõ ràng

Kịch bản nền kinh tế Mỹ “không hạ cánh” ngày càng trở nên rõ ràng

Báo cáo lạm phát tháng 9 đã củng cố cho lập luận nền kinh tế Mỹ đang tiến gần hơn tới kịch bản "không hạ cánh", trong đó tăng trưởng vẫn tiếp tục nhưng đi kèm với nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại.
ASEAN nâng cấp FTA với Trung Quốc trong hai lĩnh vực kinh tế

ASEAN nâng cấp FTA với Trung Quốc trong hai lĩnh vực kinh tế

Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009; khối khu vực này cũng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, vượt qua Liên minh châu Âu vào năm 2020.
Gánh nặng nợ đang đe dọa mục tiêu phát triển của các quốc gia nghèo

Gánh nặng nợ đang đe dọa mục tiêu phát triển của các quốc gia nghèo

Các quốc gia nghèo nhất thế giới đang phải ưu tiên trả gánh nặng nợ thay vì đầu tư, khiến tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của họ bị chững lại.
Mỹ áp thuế sơ bộ lên tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á

Mỹ áp thuế sơ bộ lên tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa qua đã công bố các mức thuế sơ bộ đối với tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa

Thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại vào thứ Ba (8/10) sau kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần. Các nhà đầu tư hiện đang dồn sự chú ý vào những định hướng chính sách mới từ Chính phủ đại lục.