Thứ năm 03/04/2025 05:41
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

“Giai đoạn mới” của Fed sẽ chấm dứt thời kỳ thăng hoa của Phố Wall

19/12/2024 17:29
Fed đã chuyển hướng chính sách và giảm lãi suất thận trọng hơn. Chủ tịch Jerome Powell còn cảnh báo về tình hình lạm phát phức tạp và triển vọng kinh tế mờ mịt.
“Giai đoạn mới” của Fed sẽ chấm dứt thời kỳ thăng hoa của Phố Wall
“Giai đoạn mới” của Fed sẽ chấm dứt thời kỳ thăng hoa của Phố Wall (Ảnh: coinpedia.org).

Tại cuộc họp tháng 12 vào thứ Tư (18/12), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa mức lãi suất xuống khoảng 4,25 - 4,5%. Tuy nhiên, đây được cho là một động thái giảm lãi suất mang tính thận trọng.

Theo đó, ngân hàng trung ương Mỹ đã bất ngờ chuyển hướng từ hỗ trợ nền kinh tế sang tập trung chống lạm phát.

Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, khẳng định rõ ràng sẽ không tiếp tục "nuông chiều" thị trường chứng khoán sau thời gian dài lãi suất thấp như một món quà miễn phí. Ông cảnh báo, sẽ không có thêm đợt cắt giảm nào nữa trừ khi lạm phát được kiểm soát.

Bên cạnh đó, ông Powell ca ngợi những thành công của Fed trong việc kiềm chế lạm phát, nhưng cũng thừa nhận rằng lạm phát đang có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát.

“Chúng ta đang bước vào giai đoạn mới, từ thời điểm này, cần hành động cẩn trọng hơn và theo dõi diễn biến lạm phát. Chúng ta đã làm rất nhiều để hỗ trợ hoạt động kinh tế với việc cắt giảm 100 điểm cơ bản. Giờ đây, rủi ro đang ở trạng thái cân bằng và chúng ta cần thấy tiến triển từ lạm phát”, ông Powell phát biểu.

Ít đợt cắt giảm hơn

Cú sốc lớn nhất với thị trường chứng khoán đến từ biểu đồ “dot plot” mới nhất của Fed, bảng dự báo lãi suất của các thành viên hội đồng quản trị kể từ tháng 9.

Theo đó, khi lạm phát giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng, dự báo trung bình là sẽ có bốn đợt cắt giảm lãi suất vào năm 2025. Tuy nhiên, đến thứ Tư vừa qua, kỳ vọng này đã giảm xuống còn hai đợt.

Trong tuyên bố chính thức, Fed cảnh báo rằng “thời điểm và mức độ” của các đợt cắt giảm lãi suất sắp tới sẽ trở nên kém chắc chắn, ám chỉ khả năng tạm dừng cắt giảm nếu lạm phát đột ngột tăng vọt – điều mà một số nhà kinh tế học cho rằng có thể xảy ra.

Tại buổi họp báo, ông Powell được hỏi liệu điều này có phản ánh lo ngại của Fed về kế hoạch tăng thuế nhập khẩu của chính quyền của Tổng thống đắc cử Trump với các đối tác thương mại lớn như Canada, Mexico và Trung Quốc. Ông Powell thừa nhận Fed đang theo dõi rủi ro lạm phát từ chính sách này, nhưng phủ nhận rằng điều đó ảnh hưởng đáng kể đến các dự báo hiện tại.

Theo ông, yếu tố chính khiến Fed chuyển hướng thận trọng hơn là sự gia tăng gần đây của lạm phát.

Mặc dù lạm phát vẫn đang đi đúng hướng, ngân hàng trung ương buộc phải phản ứng với các đợt tăng giá tiêu dùng bất ngờ trong tháng 9 và tháng 10. Ông cũng lưu ý rằng rủi ro từ thị trường lao động – lý do chính khiến Fed cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm hồi tháng 9 – hiện đã cân bằng.

Kinh tế Mỹ khiến Fed và thế giới ngạc nhiên với sự phục hồi đáng kể. Thị trường lao động tuy chững lại nhưng vẫn ở mức “cho phép”. “An ninh” việc làm của người lao động Mỹ phần lớn được duy trì như trước đại dịch, dù nhiều công ty không tích cực tuyển dụng.

Tuy nhiên, triển vọng bị phủ bóng bởi sự mơ hồ về chính sách kinh tế và thương mại của chính quyền ông Donald Trump, cùng với sự bất ngờ từ số liệu lạm phát và việc làm.

“Khi con đường phía trước không rõ ràng, đi chậm lại là điều hợp lý”, ông Powell ví von.

Tập trung vào lao động

Một công ty môi giới nhận định Fed đã chuyển hướng khỏi thị trường lao động một cách vội vã.

Bên cạnh đó, một nhà báo tại buổi họp báo chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi so với tháng 9, khi Fed cho rằng thị trường lao động đang gặp nguy cơ lớn và cắt giảm lãi suất mạnh mẽ.

Các chiến lược gia của Standard Chartered nhận xét, việc Fed tuyên bố “chờ xem” diễn biến thị trường lao động có thể khiến họ phải hối tiếc. “Xu hướng thận trọng hôm nay quá rõ ràng, đến mức chúng tôi nghi ngờ Fed có thể đưa ra thêm bất kỳ dữ liệu ‘xấu’ nào vào tháng 1 để biện minh cho một đợt cắt giảm. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không thay đổi đáng kể như các dự báo của Fed”.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ có thể tăng nhanh hơn dự đoán của ông Powell, và điều này có thể dẫn đến một sự thay đổi định hướng khác – một “giai đoạn mới” nữa.

“Giai đoạn mới” của Fed sẽ chấm dứt thời kỳ thăng hoa của Phố Wall
Vào ngày thứ Tư (18/12), chỉ số Russell 2000 đã lao dốc hơn 4%, chính thức bước vào vùng điều chỉnh và giảm hơn 10% (Ảnh: Bloomberg).

Hồi tỉnh

Thị trường tài chính Mỹ rõ ràng là đã say sưa với viễn cảnh cắt giảm lãi suất suốt ba tháng qua. Chỉ số Russell 2000 – vốn phản ánh sát nhất nền kinh tế Mỹ – đã tăng khoảng 20% từ tháng 9 đến đỉnh điểm vài tuần trước. Tuy nhiên, vào ngày thứ Tư (18/12), Russell đã lao dốc hơn 4%, chính thức bước vào vùng điều chỉnh và giảm hơn 10%.

Nguy cơ lạm phát tăng cao vẫn hiện hữu. Giá thịt bò, cà phê và cacao đều đang gần mức cao nhất lịch sử do hạn hán, bệnh dịch và các mối đe dọa thuế quan. Nhiều mặt hàng khác có thể tăng giá nếu chính quyền của ông Trump thực hiện các biện pháp thuế nhập khẩu.

“Chúng tôi tin rằng nhà đầu tư nên chuẩn bị cho tốc độ cắt giảm lãi suất chậm lại vào năm 2025, cùng với biến động ngắn hạn khi thị trường điều chỉnh theo quan điểm của Fed”, bà Solita Marcelli, Giám đốc Đầu tư khu vực châu Mỹ của UBS Global Wealth Management nhận định.

Tuy nhiên, bà Solita Marcelli vẫn giữ quan điểm lạc quan về thị trường chứng khoán Mỹ năm 2025, dựa trên sự phục hồi của kinh tế, bùng nổ trí tuệ nhân tạo và các yếu tố khác sẽ bù đắp rủi ro lạm phát và lãi suất.

Tin bài khác
Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Ngành vận tải biển toàn cầu trị giá 14.000 tỷ USD đứng trước thảm họa khi kế hoạch thuế quan đối ứng của Mỹ khiến giá cước tăng vọt 16% chỉ trong 1 ngày, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng.
EU công bố

EU công bố 'kế hoạch mạnh mẽ' để trả đũa thuế quan của Mỹ

EU cảnh báo sẽ nhắm vào sở hữu trí tuệ và ngành dịch vụ tài chính để trả đũa thuế quan của Mỹ, khi bà Ursula von der Leyen tuyên bố sẵn sàng sử dụng công cụ “chống ép buộc” chưa từng có tiền lệ.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump nói các mức thuế đối ứng công bố ngày 2/4 tới đây sẽ “nhẹ nhàng”. Giới phân tích đặt câu hỏi liệu đây là “Ngày Giải phóng” cho kinh tế Mỹ hay khởi đầu chiến tranh thương mại toàn cầu?
Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ cảnh báo áp “thuế quan thứ cấp” lên dầu khí của Nga. Đòn trừng phạt mới có thể gây chấn động thị trường năng lượng toàn cầu nếu Moscow từ chối thỏa hiệp ngừng bắn ở Ukraine.
Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 3, ngay trước thời hạn dự kiến áp thuế mới của Mỹ. Tuy nhiên, rủi ro từ chính sách thuế quan của Washington vẫn đe dọa triển vọng tăng trưởng.
Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố chấm dứt mối quan hệ truyền thống với Mỹ, đồng thời cam kết đàm phán lại toàn diện các thỏa thuận thương mại sau căng thẳng thuế quan.
Fed tiếp tục cảnh báo lạm phát Mỹ có thể bùng phát vì thuế quan

Fed tiếp tục cảnh báo lạm phát Mỹ có thể bùng phát vì thuế quan

Fed cảnh báo chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng thêm 1,2%, đe dọa kế hoạch cắt giảm lãi suất năm 2025.
Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu, có thể khiến giá xe tăng mạnh, gián đoạn ngành sản xuất xe hơi. EU và Canada phản đối, liệu ông Trump có giữ lời hứa 'linh hoạt hơn' vào ngày 2/4?
Moody

Moody's cảnh báo triển vọng tài khóa của Mỹ suy giảm

Moody’s cảnh báo tài khóa Mỹ tiếp tục suy giảm do chính sách thuế quan và cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump, đe dọa triển vọng tín nhiệm và khả năng chi trả nợ công ngày càng chồng chất.
Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Mỹ có thể áp thuế đối ứng với ASEAN: Indonesia, Philippines sẽ “chịu đòn” nặng nhất, ngành điện tử đối mặt rủi ro lớn. Liệu Trung Quốc sẽ trở thành “cứu cánh” cho xuất khẩu khu vực?
Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Tổng thống Donald Trump áp dụng “thuế quan thứ cấp” 25% với quốc gia mua dầu từ Venezuela, mở rộng chiến lược thương mại cứng rắn. Trung Quốc được cho là mục tiêu chính của biện pháp này.
Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4, nhưng có thể miễn trừ một số nước. Tín hiệu thuế quan được cho là tích cực này đã giúp xoa dịu thị trường sau những biến động mạnh.
Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Chính phủ Trung Quốc cam kết cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư từ Apple, Pfizer, Mastercard và nhiều tập đoàn Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và rủi ro thuế quan gia tăng.
Trung tâm dữ liệu – “Thỏi nam châm” thu hút vốn vay của châu Á

Trung tâm dữ liệu – “Thỏi nam châm” thu hút vốn vay của châu Á

Cơn sốt AI đang thúc đẩy đầu tư vào trung tâm dữ liệu tại châu Á, thiết lập kỷ lục vay vốn ở khu vực này. Tuy nhiên, thuế quan Mỹ và căng thẳng địa chính trị có thể làm gián đoạn tăng trưởng.
Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan

Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan

Các hãng xe quốc tế đang gấp rút vận chuyển ô tô đến Mỹ trước khi vòng thuế mới của ông Trump có hiệu lực vào tháng 4, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu.