Thứ hai 19/05/2025 03:28
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, Trung Quốc đã đẩy mạnh FDI vào ASEAN, nhắm đến xe điện (EV), chất bán dẫn và năng lượng tái tạo.
Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN
Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN, tập trung vào các ngành tăng trưởng cao.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào ASEAN đã tăng mạnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực tăng trưởng cao như xe điện, chất bán dẫn và năng lượng tái tạo.

Điều này đánh dấu sự chuyển hướng đáng kể so với giai đoạn trước năm 2018, trước khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bùng nổ, khi các khoản đầu tư chủ yếu tập trung vào bất động sản và dịch vụ tài chính.

Theo đó, sự thay đổi chiến lược này phù hợp với xu hướng chung của các công ty Trung Quốc trong việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài, theo ông Mark Greeven, giáo sư đổi mới quản lý và hiệu trưởng khu vực châu Á tại Viện Phát triển Quản lý (IMD).

Việc tái định hướng chiến lược của Trung Quốc không chỉ đa dạng hóa danh mục đầu tư tại khu vực, mà còn củng cố vị thế của ASEAN như là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thương mại song phương đã đạt mức 6,3 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 863,3 tỷ USD) trong 11 tháng đầu năm 2024 – tăng gần 9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng số này, xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN đạt 3,7 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 12,7% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu từ ASEAN đạt 2,6 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 3%.

Sự gia tăng dòng vốn FDI phần lớn xuất phát từ việc Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN, trong bối cảnh các công ty nước này tìm cách giảm rủi ro trước chiến tranh thương mại với Mỹ.

Các chuyên gia dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục, với sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư Trung Quốc vào các lĩnh vực như xe điện, chất bán dẫn và năng lượng tái tạo tại các thị trường ASEAN-6 gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Về thương mại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009, trong khi ASEAN đã vượt qua Liên minh châu Âu để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc từ năm 2020.

Xu hướng đầu tư của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây, khi FDI trong lĩnh vực sản xuất tăng trưởng ấn tượng 33% hàng năm từ năm 2020 đến 2023, đạt 6 tỷ USD vào năm 2023, theo ông Nithin Chandra, đối tác quản lý khu vực Đông Nam Á của công ty tư vấn quản lý Kearney.

Ngoài ra, tổng FDI từ Trung Quốc vào ASEAN đã tăng đều đặn, đạt 17,6 tỷ USD vào năm 2023, theo dữ liệu từ Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta.

Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN
Dòng vốn FDI của Trung Quốc vào ASEAN giai đoạn 2018-2023 (đơn vị: tỷ USD) (Ảnh: BT).

Những động lực chính

Các chuyên gia chỉ ra nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng FDI từ Trung Quốc vào ASEAN, bao gồm tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng và ngày càng giàu có; nhu cầu ngày càng cao về tiêu dùng kỹ thuật số; cùng lực lượng lao động lớn và ngày càng có tay nghề cao.

Những lợi thế này giúp ASEAN “ở vị thế tốt để thu hút FDI”, ông Johnny Lim, đối tác và đồng chủ tịch toàn cầu (khu vực châu Á) tại công ty luật Reed Smith, nhận định.

Khu vực này cũng là trung tâm sản xuất hấp dẫn nhờ các nền tảng vững chắc như nguồn nguyên liệu thô phong phú và chính sách thương mại thuận lợi, ông Chandra của Kearney bổ sung.

Hơn nữa, khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc dự kiến sẽ được nâng cấp vào năm 2025, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới như kinh tế số và kinh tế xanh.

Ông Lim nhấn mạnh rằng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, cũng như xe điện và lưu trữ năng lượng là những lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm lớn tại khu vực.

Một ví dụ nổi bật về đầu tư mới của Trung Quốc vào ASEAN là trong lĩnh vực sản xuất xe điện (EV) và chuỗi cung ứng. Điển hình, tập đoàn xe điện BYD của Trung Quốc đã đầu tư 490 triệu USD để xây dựng nhà máy EV đầu tiên tại Đông Nam Á, đặt tại Thái Lan.

Quan trọng hơn, trong bối cảnh căng thẳng leo thang và chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, ASEAN được xem là "điểm đến thay thế" trong việc chuyển dịch chuỗi cung ứng theo chiến lược “Trung Quốc cộng một”, khi các công ty tìm kiếm giải pháp tăng cường khả năng chống chịu, ông Chandra nhận định.

Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN
Tập đoàn xe điện BYD của Trung Quốc đã đầu tư 490 triệu USD để xây dựng nhà máy EV đầu tiên tại Đông Nam Á, đặt tại Thái Lan (Ảnh: Reuters).

Chuyển dịch đầu tư tại ASEAN

Dòng vốn FDI vào ASEAN dự kiến sẽ tăng tốc trong năm tới, nhờ tiềm năng áp thuế mới và căng thẳng gia tăng trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung dưới chính quyền mới của Mỹ. Điều này có thể thúc đẩy nỗ lực đa dạng hóa, khiến nhiều khoản đầu tư chuyển từ Trung Quốc sang ASEAN.

Chính quyền của ông Trump được kỳ vọng sẽ thực hiện chính sách “Nước Mỹ trước tiên”, có thể bao gồm việc áp thuế nhập khẩu lên đến 20% đối với tất cả quốc gia và lên đến 60%, đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nếu thuế áp lên hàng nhập khẩu Trung Quốc trở thành hiện thực, các nhà sản xuất có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc có thể đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ sở sang các quốc gia ASEAN như một phần của chiến lược “Trung Quốc cộng một”, ông Lim từ Reed Smith chia sẻ.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng điều này có thể dẫn đến sự giám sát chặt chẽ hơn từ phía Mỹ, gây ra những bất ổn và căng thẳng thương mại.

Ông Greeven từ IMD dự báo sẽ có sự thay đổi trong cơ cấu đầu tư của Trung Quốc, tùy thuộc vào lĩnh vực, có thể giảm nhẹ phân bổ sang Mỹ hoặc châu Âu. Thay vào đó, các quốc gia lân cận Trung Quốc trong khu vực châu Á có khả năng thu hút "nhiều sáng kiến và sự quan tâm" từ các nhà đầu tư Trung Quốc.

Với quan điểm của ông Trump về Trung Quốc và thương mại, ông Greeven cho rằng nhiều công ty và nhà đầu tư Trung Quốc nên sẵn sàng chuẩn bị cho những chính sách sẽ được thực thi.

Các lĩnh vực mục tiêu

Trong năm tới, các lĩnh vực trọng điểm tại ASEAN-6 được kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ đầu tư từ Trung Quốc nhờ lợi thế và vị trí chiến lược riêng của từng quốc gia.

Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế như một trung tâm đầu tư công nghệ cao, với sự quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc dự kiến tập trung vào lĩnh vực điện tử, chất bán dẫn và các ngành sản xuất công nghệ cao khác.

Singapore có thể thu hút đầu tư vào R&D, thiết kế và kỹ thuật chính xác nhờ hạ tầng vững mạnh và chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ. Malaysia tập trung vào chất bán dẫn và điện tử giá trị gia tăng.

Thái Lan hướng tới trung tâm sản xuất EV khu vực, trong khi Indonesia đón dòng vốn vào năng lượng sạch, tài nguyên thiên nhiên và hạ tầng. Philippines thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo, tận dụng tài nguyên thiên nhiên dồi dào và chính sách hỗ trợ từ chính phủ.

Ông Lim nhận định: “Những khoản đầu tư này được thúc đẩy bởi các thị trường tiêu dùng đang phát triển nhanh của ASEAN, vị trí chiến lược, lực lượng lao động có tay nghề cao và sự hỗ trợ của chính phủ cho các lĩnh vực này”.

Tin bài khác
Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ từ mức “Aaa” xuống “Aa1”, viện dẫn nợ công leo thang và thiếu giải pháp tài khóa bền vững, gây lo ngại trên thị trường toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ đơn phương chỉ định thuế với từng quốc gia trong vài tuần tới, từ bỏ chiến lược đàm phán song phương do Washington thiếu nguồn lực và thời gian.
Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

GDP của Nhật Bản đã giảm 0,7% trong quý I/2025, vượt xa dự báo, giữa lúc tiêu dùng nội địa trì trệ và xuất khẩu sụt giảm, làm dấy lên lo ngại suy thoái kép nếu Mỹ siết thuế quan.
Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Mặc dù đã tạm gỡ trừng phạt với 28 công ty Mỹ, Trung Quốc vẫn giữ lệnh cấm xuất khẩu bảy kim loại đất hiếm chiến lược, một công cụ mặc cả quan trọng trong căng thẳng thương mại với Washington.
Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo kinh tế Mỹ cần thích ứng với thời kỳ lãi suất cao dài hạn, khi các cú sốc cung xảy ra thường xuyên và môi trường vĩ mô đã thay đổi đáng kể so với thập kỷ trước.
Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Từ dự án địa ốc, tiền điện tử đến quà tặng chính trị, chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Donald Trump làm nổi bật mối lo ngại về việc pha trộn giữa lợi ích cá nhân và chính sách đối ngoại.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Thỏa thuận giảm thuế 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra đợt “giải tỏa” ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng rủi ro thương mại và địa chính trị vẫn treo lơ lửng.
Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Từ những hợp đồng hàng tỷ USD đến việc “mượn” chuyên cơ hạng sang của hoàng gia Qatar, máy bay đang trở thành công cụ đắc lực trong chiến lược “ngoại giao thương mại”, giúp ông Trump tạo lợi thế trong đàm phán quốc tế.
Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Dữ liệu CPI tháng 4/2025 tăng thấp nhất trong hơn 4 năm, cùng với việc thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt, Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9/2025.
Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Chính quyền Tổng thống Donald Trump giảm thuế với hàng hóa “de minimis” từ Trung Quốc, đánh dấu bước nhượng bộ trong thỏa thuận 90 ngày nhằm tháo ngòi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế.
Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Chính phủ Thái Lan đã gửi đề xuất tới Mỹ nhằm khởi động đàm phán thuế, cam kết thu hẹp thặng dư thương mại và tăng đầu tư để tránh bị áp thuế đối ứng 36%.
Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận cắt giảm mạnh thuế quan trong 90 ngày tới, mở ra bước đột phá đầu tiên trong nỗ lực tháo gỡ căng thẳng thương mại kéo dài.
Thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ

Thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ

Giữa chiến tranh thương mại, các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh tự chủ công nghệ, loại bỏ linh kiện và công nghệ nhập khẩu – báo hiệu xu hướng thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Mỹ và Trung Quốc xác nhận đã đạt “tiến triển đáng kể” sau hai ngày đàm phán thương mại tại Thụy Sĩ. Cơ chế đối thoại mới được thiết lập, mở đường giảm căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế.
Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu Thống đốc Fed Kevin Warsh – ứng viên tiềm năng cho vị trí Chủ tịch Fed tiếp theo – đã đưa ra yếu tố cản trở việc hạ lãi suất, đồng thời chỉ trích tư duy “phải tăng thất nghiệp để giảm lạm phát”.