Triển vọng lãi suất tại Mỹ trước thềm cuộc họp cuối cùng của Fed trong năm 2024 (Ảnh: AFP). |
Vào giáng sinh năm ngoái, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã mang đến cho thị trường chứng khoán một sự thay đổi bất ngờ. Năm nay, để "cứu các nhà kinh tế khỏi những nỗi lo", ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện một điều đặc biệt – đưa ra tín hiệu tạm ngừng giảm lãi suất.
Cụ thể, sau hơn một năm liên tục tăng lãi suất tại mỗi cuộc họp, Fed đã chuyển hướng khỏi cuộc chiến chống lạm phát, và dừng tăng lãi suất vào tháng 12/2023. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã phải đợi đến tháng 9 năm nay mới được chứng kiến đợt giảm lãi suất đầu tiên.
Vào ngày thứ Tư (18/12), Fed tiếp tục được kỳ vọng rộng rãi sẽ giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp, với mức cắt giảm 25 điểm cơ bản, đưa lãi suất quỹ liên bang (Fed Funds rate) về mức 4,25% đến 4,5%. Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, cũng có thể phát đi tín hiệu tạm ngừng các đợt cắt giảm tiếp theo của năm sau.
Hầu hết các nhà kinh tế, bao gồm cả một số chuyên gia tại Fed, cho rằng rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ đã quay trở lại với vấn đề lạm phát thay vì nguy cơ suy thoái. Nguyên nhân là do giá các mặt hàng thiết yếu như trứng và cà phê gần đây đã tăng nhẹ. Một rủi ro lạm phát khác đang nổi lên đối với ông Powell là các chính sách kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump, người sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 năm sau.
Các nhà kinh tế từ công ty môi giới BNP Paribas cho biết: “Chúng tôi nhận thấy các quan chức Fed đang gặp khó khăn khi đưa ra chính sách tiền tệ mà không bị cuốn vào các cuộc tranh luận về chính sách kinh tế tiềm tàng của ông Trump. Họ sẽ tiếp tục tránh các bình luận trực tiếp, nhưng Fed sẽ xây dựng chính sách phù hợp với việc quản lý rủi ro lạm phát gia tăng”.
Theo đó, lạm phát ở Mỹ đã tăng trở lại, dù chỉ ở mức khá khiêm tốn. Chỉ số giá tiêu dùng do Bộ Lao động Mỹ theo dõi đã tăng lên 2,7% vào tháng 11 – mức cao nhất trong 18 tháng qua. Dù vẫn nằm gần mục tiêu 2% của Fed, nhưng chỉ số lạm phát này dường như đang đi lệch khỏi quỹ đạo mong muốn.
Các kế hoạch cắt giảm thuế, áp thuế quan và chi tiêu tài khóa của ông Trump cùng Bộ trưởng Tài chính sắp nhậm chức Scott Bessent được dự báo sẽ gây ra áp lực lạm phát. Ngoài ra, ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Canada và Mexico ngay ngày đầu tiên nhậm chức.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau, cùng nhiều chuyên gia, đã chỉ ra rằng chi phí từ thuế quan cuối cùng sẽ do người tiêu dùng tại nước nhập khẩu gánh chịu.
Ví dụ, nếu một công ty Trung Quốc như BYD xuất khẩu xe điện (EV) sang Mỹ với giá 12.500 USD và chính quyền của ông Trump tăng thuế lên 100% từ mức 25% hiện tại, BYD gần như chắc chắn sẽ tăng giá xe lên 20.000 USD. Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất EV giá rẻ khác cũng tăng giá, vì các đối thủ của BYD không còn lo ngại sự cạnh tranh về giá từ nước ngoài.
Tương tự, các nhà kinh tế đều tin rằng mục tiêu trục xuất lao động nhập cư bất hợp pháp của ông Trump sẽ khiến chi phí lao động trong các ngành như nông nghiệp, chế biến thịt và xây dựng tăng cao – một yếu tố khác sẽ nhanh chóng đẩy giá thực phẩm và bất động sản tại Mỹ tăng lên.
Dự đoán môi trường lạm phát gia tăng, Fed có khả năng sẽ giảm số lần dự báo cắt giảm lãi suất trong năm 2025, và phát đi tín hiệu mạnh mẽ về việc tạm dừng cắt giảm vào tháng 1, theo các nhà kinh tế tại Bank of America Global Research. “Theo đó, chúng tôi nghĩ rằng các dự báo kinh tế vĩ mô sẽ cho thấy lạm phát có thể tăng nhẹ trong năm tới, làm tăng khả năng áp dụng chính sách duy trì lãi suất cao trong thời gian dài”.
Thị trường chứng khoán, vốn luôn tràn ngập tinh thần lạc quan vào dịp Giáng sinh, có khả năng sẽ sụt giảm sau tuyên bố của Fed – đặc biệt nếu ông Powell tỏ ra kín đáo về thời gian kéo dài của đợt tạm ngừng (cắt giảm lãi suất) này.
“Ông Powell có thể sẽ tận dụng buổi họp báo để mở ra các khả năng về việc tạm dừng chính sách nới lỏng trong một khoảng thời gian chưa xác định”, các chiến lược gia từ BNP Paribas cảnh báo.
Giá vàng thế giới: Giá vàng tăng nhẹ trước thềm cuộc họp của Fed Giá vàng thế giới ghi nhận mức tăng nhẹ trước cuộc họp chính sách của Fed. Điều này phản ánh kỳ vọng của thị trường về đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của năm 2024. |
Vì sao vị thế của OPEC sẽ tiếp tục suy yếu vào năm 2025? Vị thế của OPEC trên thị trường dầu mỏ đang suy giảm, và tình trạng nguồn cung dư thừa vào năm tới có khả năng làm giảm thêm sự kiểm soát của nhóm này. |
Giá cà phê và giá ca cao dự kiến tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2025 Giá cà phê và giá cacao đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ hiện tượng El Nino trong năm nay, được cho là khắc nghiệt nhất trong gần một thập kỷ. Điều này đã gây áp lực lớn lên nguồn cung. |
Các nước Đông Nam Á cạnh tranh để trở thành trung tâm AI hàng đầu Các nền kinh tế mới nổi của Đông Nam Á đang chạy đua để trở thành trung tâm AI hàng đầu khu vực, một cuộc đua khiến họ vừa hợp tác vừa âm thầm đối đầu với nhau. |