Thứ hai 31/03/2025 11:33
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Vì sao vị thế của OPEC sẽ tiếp tục suy yếu vào năm 2025?

13/12/2024 17:46
Vị thế của OPEC trên thị trường dầu mỏ đang suy giảm, và tình trạng nguồn cung dư thừa vào năm tới có khả năng làm giảm thêm sự kiểm soát của nhóm này.
Vì sao vị thế của OPEC sẽ tiếp tục suy yếu vào năm 2025?
Vì sao vị thế của OPEC sẽ tiếp tục suy yếu vào năm 2025? (Ảnh: Reuters).

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), OPEC+ sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung đáng kể, bất kể nhóm này có duy trì việc hạn chế sản lượng trong bao lâu. Trong khi đó, các quốc gia ngoài OPEC vẫn tiếp tục bơm dầu thô với tốc độ kỷ lục.

Kể từ giữa năm 2023, các nền kinh tế trong OPEC+ đã tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu thô để đẩy giá dầu toàn cầu lên cao. Tuy nhiên, nỗ lực này chưa thực sự mang lại hiệu quả do nhu cầu hấp thụ nguồn cung quốc tế thấp, cộng với sự gia tăng sản xuất từ các quốc gia ngoài OPEC. Theo đó, giá dầu Brent đã giảm hơn 19% kể từ khi đạt đỉnh vào mùa xuân.

Nguồn cung dư thừa có thể tăng lên 1,4 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2025 nếu OPEC+ thực hiện kế hoạch dỡ bỏ hạn ngạch vào tháng Tư, theo IEA. Ngay cả khi các đợt cắt giảm sản lượng được duy trì suốt cả năm tới, cơ quan này vẫn dự đoán tình trạng dư thừa khoảng 950.000 thùng mỗi ngày. Điều này đã đặt OPEC+ vào thế khó.

Việc trì hoãn tăng sản lượng khiến các thành viên mất thị phần, nhưng tăng sản lượng sẽ gây áp lực giảm giá. Ngân hàng Bank of America dự báo giá dầu Brent trung bình sẽ ở mức 61 USD/thùng trong năm 2025, giảm 17% so với mức hiện tại.

Giá dầu cao là yếu tố quan trọng đối với các quốc gia OPEC+, vì họ phụ thuộc lớn vào ngành năng lượng để duy trì nền kinh tế. Trong một báo cáo tuần trước, Bank of America cho biết thâm hụt ngân sách tài khóa đang xuất hiện ở nhiều nền kinh tế OPEC do giá dầu giảm, khiến một số thành viên phá vỡ các giới hạn sản lượng đã thỏa thuận.

Trong khi đó, Mỹ và các nhà sản xuất ngoài OPEC tiếp tục tăng sản lượng. Dẫn đầu bởi Mỹ, Brazil, Guyana, Canada và Argentina, nguồn cung từ các nước ngoài OPEC+ dự kiến sẽ tăng khoảng 36%, theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu của IEA.

Bên cạnh đó, Bank of America ước tính rằng các quốc gia ngoài OPEC sẽ chiếm khoảng 70% thị phần trong quý đầu tiên của năm 2025. Từ năm 2017, các quốc gia này đã dần vượt qua OPEC+ về sản lượng, theo dữ liệu của ngân hàng này.

Các nhà phân tích nhận định, chỉ có tăng trưởng nhu cầu mới có thể giúp OPEC hồi phục. “OPEC đang mắc kẹt trong tình thế khó khăn, khi các yếu tố cơ bản suy yếu khiến nhóm này khó duy trì giá dầu cao”.

IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng tốc vào năm tới, với mức tiêu thụ tăng thêm 1,1 triệu thùng mỗi ngày – nhưng con số này vẫn không đủ để hấp thụ nguồn cung dư thừa. “Mặc dù tăng trưởng nhu cầu từ các quốc gia ngoài OECD, đặc biệt là Trung Quốc, đã giảm đáng kể, các nước châu Á mới nổi sẽ tiếp tục dẫn đầu mức tăng trưởng vào năm 2024 và 2025”, cơ quan này cho biết.

Cho đến gần đây, OPEC vẫn kỳ vọng nhu cầu sẽ phục hồi vào năm 2025. Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, nhóm này đã thực hiện lần điều chỉnh lớn nhất trong năm đối với dự báo nhu cầu vào hôm thứ Tư (11/12), và hiện đã giảm 27% dự báo kể từ tháng Bảy.

Tin bài khác
Thị trường nhóm nông sản 31/3: Giá lúa mì, ngô và đậu tương biến động trái chiều

Thị trường nhóm nông sản 31/3: Giá lúa mì, ngô và đậu tương biến động trái chiều

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 31/3/2025 ghi nhận xu hướng giảm ở lúa mì, trong khi ngô và đậu tương phục hồi nhẹ vào cuối phiên, chủ yếu do điều chỉnh vị thế trước báo cáo gieo trồng quan trọng tại Mỹ.
Chọn nhà thầu mua 220.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2025

Chọn nhà thầu mua 220.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2025

Theo kế hoạch, quá trình đấu thầu chọn nhà thầu mua 220.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2025 sẽ bắt đầu vào tháng 3/2025, với thời điểm đóng thầu là 9 giờ ngày 17/4/2025.
Thị trường nhóm nông sản 28/3: Giá lúa mì và ngô giảm, đậu tương tăng

Thị trường nhóm nông sản 28/3: Giá lúa mì và ngô giảm, đậu tương tăng

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 28/3/2025 ghi nhận xu hướng giá trái chiều khi lúa mì và ngô giảm dưới áp lực dự báo thời tiết, trong khi đậu tương được hỗ trợ nhờ nhu cầu sinh học.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 27/3: Ca cao giảm sâu, đường tiếp tục đi xuống

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 27/3: Ca cao giảm sâu, đường tiếp tục đi xuống

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 27/3/2025 ghi nhận giá ca cao giảm về mức thấp nhất 4 tháng, trong khi giá đường chịu áp lực trước nguồn cung dồi dào.
Thị trường nhóm nông sản 27/3: Lúa mì, ngô giảm giá, đậu tương đi ngang chờ tín hiệu mới

Thị trường nhóm nông sản 27/3: Lúa mì, ngô giảm giá, đậu tương đi ngang chờ tín hiệu mới

Thị trường nhóm nông sản 27/3/2025 ghi nhận giá lúa mì và ngô tiếp tục giảm do kỳ vọng nguồn cung ổn định, trong khi đậu tương gần như đi ngang khi thị trường chờ đợi dữ liệu về kế hoạch trồng trọt tại Mỹ.
Thị trường nhóm nông sản 26/3: Giá lúa mì, ngô và đậu tương giảm

Thị trường nhóm nông sản 26/3: Giá lúa mì, ngô và đậu tương giảm

Thị trường nhóm nông sản 26/3/2025 ghi nhận giá lúa mì, ngô và đậu tương trên sàn Chicago đồng loạt giảm do tiến triển trong đàm phán thương mại, điều kiện gieo trồng thuận lợi và nhu cầu từ Trung Quốc suy yếu.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 25/3: Cà phê biến động trái chiều, đường giảm mạnh

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 25/3: Cà phê biến động trái chiều, đường giảm mạnh

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 25/3/2025 ghi nhận diễn biến trái chiều giữa hai mặt hàng chính. Cà phê Robusta suy yếu, trong khi Arabica biến động phức tạp; giá đường lao dốc do áp lực từ đồng USD tăng cao.
Thị trường nhóm nông sản 25/3: Lúa mì giảm mạnh, ngô nhích nhẹ, đậu tương đi xuống

Thị trường nhóm nông sản 25/3: Lúa mì giảm mạnh, ngô nhích nhẹ, đậu tương đi xuống

Thị trường nhóm nông sản 25/3/2025 ghi nhận biến động trái chiều khi lúa mì giảm mạnh, đậu tương đi xuống, trong khi ngô nhích nhẹ. Nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ diễn biến đàm phán Mỹ - Nga và chính sách thương mại toàn cầu.
Thị trường nhóm nông sản 24/3: Giá lúa mì tăng nhẹ, ngô và đậu tương đồng loạt giảm

Thị trường nhóm nông sản 24/3: Giá lúa mì tăng nhẹ, ngô và đậu tương đồng loạt giảm

Thị trường nhóm nông sản 24/3/2025 khép lại với diễn biến trái chiều khi lúa mì nhích nhẹ, trong khi ngô và đậu tương chịu áp lực giảm do đồng USD mạnh lên và tâm lý thận trọng của giới giao dịch.
BioHealth ra mắt bộ sản phẩm dược liệu hữu cơ

BioHealth ra mắt bộ sản phẩm dược liệu hữu cơ

Sáng 21/3, BioHealth chính thức ra mắt bộ sản phẩm chăm sóc cá nhân dược liệu hữu cơ thiên nhiên. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của BioHealth trong hành trình nâng tầm giá trị dược liệu Việt, tiên phong mang đến giải pháp chăm sóc cá nhân từ thiên nhiên, an toàn, thuần chay và thân thiện môi trường.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 21/3: Giá cà phê giảm mạnh, đường tăng, ca cao ít biến động

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 21/3: Giá cà phê giảm mạnh, đường tăng, ca cao ít biến động

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 21/3/2025 ghi nhận giá cà phê Robusta tiếp tục suy yếu, trong khi đường thô tăng do lo ngại hạn hán tại Brazil, còn ca cao vẫn giữ xu hướng ổn định.
Thị trường nhóm nông sản 21/3: Ngô và đậu tương tăng giá, lúa mì tiếp tục giảm

Thị trường nhóm nông sản 21/3: Ngô và đậu tương tăng giá, lúa mì tiếp tục giảm

Thị trường nông sản 21/3/2025 ghi nhận đà tăng của ngô và đậu tương nhờ nhu cầu xuất khẩu ổn định, trong khi lúa mì chịu áp lực do nguồn cung dồi dào và đồng USD mạnh lên.
Cục An toàn thực phẩm: Kẹo rau củ Kera có chất không ghi trên nhãn

Cục An toàn thực phẩm: Kẹo rau củ Kera có chất không ghi trên nhãn

Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã phát hiện kẹo rau củ Kera có chứa Sorbitol nhưng không có ghi trên nhãn sản phẩm theo quy định.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 20/3: Giá ca cao, cà phê và đường đồng loạt tăng mạnh

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 20/3: Giá ca cao, cà phê và đường đồng loạt tăng mạnh

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 20/3 ghi nhận xu hướng tăng của ca cao, cà phê và đường do lo ngại về nguồn cung tại các quốc gia sản xuất chủ chốt.
Thị trường nhóm nông sản 20/3: Giá ngô tăng nhẹ, lúa mì và đậu tương đồng loạt giảm

Thị trường nhóm nông sản 20/3: Giá ngô tăng nhẹ, lúa mì và đậu tương đồng loạt giảm

Thị trường nhóm nông sản 20/3/2025 ghi nhận sự trái chiều khi giá ngô tăng nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi lúa mì và đậu tương giảm do áp lực nguồn cung và diễn biến thị trường quốc tế.