Thứ sáu 04/07/2025 06:39
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bắc Kinh đẩy mạnh gặp gỡ với Phố Wall trước thềm nhậm chức của ông Trump

Trước thềm nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump, Bắc Kinh đang tăng cường gặp gỡ với các giám đốc tài chính của Phố Wall như một chiến lược giữ mối quan hệ song phương.
Trung Quốc đẩy mạnh gặp gỡ với Phố Wall trước thềm nhậm chức của ông Trump
Bắc Kinh đẩy mạnh gặp gỡ với Phố Wall trước thềm nhậm chức của ông Trump (Ảnh: Reuters).

Theo CNBC, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong đã gặp gỡ một loạt giám đốc tài chính của Mỹ trong tháng qua, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm kiếm cách xây dựng mối quan hệ trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump có kế hoạch áp thuế quan với Trung Quốc.

Ông Hà Lập Phong là một trong bốn phó thủ tướng của Trung Quốc, đồng thời là người đứng đầu Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo truyền thông nhà nước, ông này đã gặp Larry Fink, chủ tịch kiêm CEO của BlackRock, tại Bắc Kinh vào ngày 5/12 và ông John E. Waldron, chủ tịch kiêm COO của Goldman Sachs, vào ngày 4/12. Trước đó, vào ngày 21/11, ông cũng đã gặp bà Jane Fraser, CEO của Citigroup.

“Người Trung Quốc đang tìm kiếm tất cả các kênh có thể để tiếp cận những người sắp lên nắm quyền tại Washington, đội ngũ của ông Trump”, Peter Alexander, nhà sáng lập của Z-Ben Advisors, một công ty tư vấn tại Thượng Hải, nhận định. “Trung Quốc thích và ưa chuộng việc đi theo kênh phi chính thức khi xây dựng các kênh giao tiếp”.

Theo đó, Tổng thống đắc cử Trump cho đến nay đã bổ nhiệm ít nhất 10 tỷ phú vào nội các, bao gồm hai nhân vật có tiểu sự làm trong ngành tài chính: ông Scott Bessent, nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm, cho vị trí Bộ trưởng Tài chính, và ông Howard Lutnick, CEO của Cantor Fitzgerald, cho vị trí Bộ trưởng Thương mại.

“Tôi cho rằng những nhân vật tài chính tại Bộ Thương mại và Tài chính sẽ đóng vai trò làm điều hòa các chính sách bảo hộ mậu dịch”, ông Clark Packard, nghiên cứu viên tại Viện Cato, nhận định. “Dù vậy, đây vẫn là chính sách bảo hộ, nhưng những tiếng nói này sẽ góp phần làm giảm thiểu tác động của các chính sách”.

“Đặc biệt tại Bộ Tài chính, họ rất lo ngại về phản ứng của thị trường”, ông Packard nói thêm. “Yếu tố duy nhất có thể kéo ông Trump tránh xa một chính sách quá cực đoan là phản ứng của thị trường”.

Cổ phiếu Mỹ hiện đang hướng tới năm thứ hai liên tiếp tăng hơn 20%, một điều tương đối hiếm gặp. Trong khi đó, cổ phiếu Trung Quốc đã phục hồi sau khi Bắc Kinh phát đi tín hiệu về chính sách kích thích hồi cuối tháng 9. Vào thứ Hai (9/12), các nhà chức trách Trung Quốc đã khẳng định lập trường hỗ trợ trong một cuộc họp cấp cao.

“Để mở các lựa chọn”

Với những động thái như tiếp đón các giám đốc tài chính Phố Wall và áp đặt các kiểm soát xuất khẩu khoáng sản quan trọng, Bắc Kinh để mở các lựa chọn, chuẩn bị cho các kịch bản xấu nhất, theo Zongyuan Zoe Liu, nghiên cứu viên cao cấp về Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại. "Họ đang chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất", bà Liu nhận xét.

Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng các tổ chức tài chính khó có thể làm được nhiều để giảm thiểu thuế quan và căng thẳng với Mỹ. "Giao dịch kinh doanh và các giám đốc tài chính Phố Wall, bằng cách này hay cách khác, họ (chính phủ Trung Quốc) sẽ không bỏ lỡ cơ hội tại bất kỳ thị trường nào, chỉ cần nó phù hợp với chiến lược của họ", bà nói.

Truyền thông tài chính Trung Quốc đã tóm tắt các cuộc gặp của ông Hà Lập Phong với các giám đốc Mỹ như một tín hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng mở cửa lĩnh vực tài chính và thu hút đầu tư tổ chức nước ngoài dài hạn. Dòng vốn ngoại thường được truyền thông nhà nước Trung Quốc coi là biểu tượng cho sự ủng hộ đối với thị trường trong nước.

Ngoài ra, Phó thủ tướng Trung Quốc cũng đã gặp ông Andrew Schlossberg, chủ tịch kiêm CEO của Invesco, tại Bắc Kinh vào ngày 12/11 và ông Mark Tucker, chủ tịch của HSBC Group, vào ngày 14/11.

Các thị trường vốn giữa Mỹ và Trung Quốc là "khía cạnh năng động và liên kết nhất" trong mối quan hệ song phương suốt hai thập kỷ qua, theo ông Winston Ma, giáo sư thỉnh giảng tại Trường Luật NYU. "Khi mối quan hệ tài chính xuyên biên giới mang tính xây dựng và hợp tác, nó có thể dẫn đến MAP, tức là sự thịnh vượng lẫn nhau; ngược lại, nó sẽ là MAD, sự hủy diệt lẫn nhau", ông Ma ám chỉ đến nguyên tắc ngăn chặn từ thời Chiến tranh Lạnh.

Tình trạng suy giảm kinh tế của Trung Quốc có thể thay đổi thị trường hàng hóa trong năm 2025 Tình trạng suy giảm kinh tế của Trung Quốc có thể thay đổi thị trường hàng hóa trong năm 2025

Sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc đang đe dọa thay đổi động lực của thị trường hàng hóa toàn cầu. Theo chuyên gia Igor Isaev, những yếu tố như sản xuất dư thừa và tiêu dùng yếu có thể gây tác động lớn.

Giá vàng thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ năm liên tiếp khi dữ liệu lạm phát của Mỹ thúc đẩy kỳ vọng giảm lãi suất Giá vàng thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ năm liên tiếp khi dữ liệu lạm phát của Mỹ thúc đẩy kỳ vọng giảm lãi suất

Giá vàng thế giới tăng phiên thứ năm liên tiếp, chạm mức cao nhất trong hơn hai tuần, khi kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong tuần tới được củng cố, tạo động lực tích cực cho thị trường kim loại quý.

Từ TikTok đến Nvidia: Cuộc chiến công nghệ đang ngày càng khốc liệt Từ TikTok đến Nvidia: Cuộc chiến công nghệ đang ngày càng khốc liệt

Tình thế khó khăn hiện tại của ByteDance với TikTok chỉ là dấu hiệu ban đầu của những gì sẽ xảy ra, khi nhiều công ty bị mắc kẹt giữa cả hai phía Mỹ và Trung Quốc.

Tin bài khác
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.
Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, bất chấp chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Donald Trump về việc chưa cắt giảm lãi suất.
Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Dù căng thẳng Iran - Israel leo thang, giới doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ mạnh hàng hóa vào Dubai và Trung Đông, đồng thời lạc quan về tiềm năng của khu vực này.
Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Phó Chủ tịch Fed Michelle Bowman đã ủng hộ hạ lãi suất sớm nếu tình hình lạm phát không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz đe dọa đẩy giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng, khiến Mỹ cảnh báo trả đũa. Còn Trung Quốc, khách mua dầu lớn nhất của quốc gia vùng Vịnh, bị đẩy vào thế khó.
“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

Giá gạo tại Nhật Bản tăng 101,7% trong tháng 5/2025, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong hơn 50 năm và đẩy chỉ số lạm phát lõi lên 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2023.
Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Giá bảo hiểm cho tàu chở hàng qua vùng Vịnh và Biển Đỏ tăng mạnh trong tuần qua khi xung đột giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang, làm dấy lên lo ngại về rủi ro an ninh hàng hải tại Trung Đông.
Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Tâm lý thị trường bất động sản Singapore giảm mạnh đầu 2025 do lo ngại suy thoái toàn cầu sau động thái áp thuế từ Mỹ, theo khảo sát từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed tiếp tục duy trì mức lãi suất cơ bản và dự báo sẽ cắt giảm hai lần trong năm nay, dù kinh tế Mỹ đối mặt với lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm lại vì chính sách thuế của ông Trump.
Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Giới đầu tư cảnh báo thị trường có thể lao dốc mạnh nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông, khi giá dầu tăng và các chính sách thuế của chính quyền ông Trump khiến kinh tế toàn cầu vô cùng mong manh.