Thứ hai 19/05/2025 13:32
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Các nước Đông Nam Á cạnh tranh để trở thành trung tâm AI hàng đầu

Các nền kinh tế mới nổi của Đông Nam Á đang chạy đua để trở thành trung tâm AI hàng đầu khu vực, một cuộc đua khiến họ vừa hợp tác vừa âm thầm đối đầu với nhau.
Các nước Đông Nam Á cạnh tranh để trở thành trung tâm AI hàng đầu
Các nước Đông Nam Á cạnh tranh để trở thành trung tâm AI hàng đầu (Ảnh: AFP).

Các nền kinh tế mới nổi của Đông Nam Á đang chạy đua để trở thành trung tâm AI hàng đầu khu vực, một cuộc đua khiến họ vừa hợp tác vừa âm thầm đối đầu với nhau. Theo đó, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm 10 quốc gia với tổng dân số 672 triệu người, đã có một số lợi thế nhất định khi so sánh với châu Âu hay châu Mỹ.

Với hơn 200 triệu người trong độ tuổi từ 15 đến 34, cấu trúc dân số trẻ và phần lớn am hiểu công nghệ giúp khu vực này dễ dàng thích ứng với các tiến bộ công nghệ trong tương lai. Cùng với đó, sự hỗ trợ từ các chính phủ để thúc đẩy AI trong khu vực có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho lực lượng lao động địa phương.

Chia sẻ với hãng tin CNBC, ông Jun Le Koay từ công ty tư vấn Access Partnership cho biết: “AI có thể cải thiện đáng kể năng suất trong các ngành công nghiệp, và sự gia tăng hiệu quả này có thể giúp tăng thu nhập cho tất cả người lao động. Hơn nữa, khi các ngành công nghiệp ngày càng áp dụng công nghệ AI, những công việc mới đòi hỏi kỹ năng về AI sẽ xuất hiện. Sự phát triển này tạo cơ hội cho các nhóm dân số thu nhập thấp học hỏi kỹ năng mới và chuyển sang những vị trí có thu nhập cao hơn”.

Ông Koay nhấn mạnh rằng sự bùng nổ AI mang lại cơ hội để Đông Nam Á tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có. Ông tin rằng các quốc gia ASEAN đã có những bước tiến lớn trong việc tăng cường tiếp cận internet trong thập kỷ qua, điều này đã “tạo ra một cộng đồng dân số kỹ thuật số sẵn sàng tiếp nhận và đổi mới với AI”.

Với tỷ lệ sử dụng smartphone từ 65% đến 90% tại các quốc gia ASEAN, quá trình áp dụng AI được dự báo sẽ nhanh chóng diễn ra.

Không có quốc gia nào dẫn đầu trong ngắn hạn

Bà Grace Yuehan Wang, Giám đốc điều hành Network Media Consulting và nhà nghiên cứu tại London School for Economics, cho rằng không có quốc gia ASEAN nào dẫn đầu cuộc đua AI trong thời gian tới.

“ASEAN, với tư cách là một khu vực, đã chứng minh mức tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong những năm gần đây và không thể phủ nhận rằng đây là một trong những khối kinh tế thịnh vượng nhất thế giới trong tương lai gần”, bà nói với CNBC.

Tuy nhiên, một số yếu tố như cơ sở hạ tầng kỹ thuật số phát triển, giáo dục nhân tài kỹ thuật cấp cao trong ngành công nghệ (bao gồm AI) và các trường đại học hàng đầu thế giới về STEM (khoa học, công nghệ, kinh tế, toán học) vẫn còn thiếu trong hệ sinh thái AI của ASEAN, bà chia sẻ.

Bà Wang cũng cho rằng sự cạnh tranh AI giữa các quốc gia ASEAN chủ yếu nằm ở việc thu hút đầu tư nước ngoài và hợp tác với các trường đại học hàng đầu thế giới.

AI nội địa hóa cho các quốc gia đang phát triển

Việt Nam cũng đang đặt cược vào sự phát triển của AI, tận dụng thế mạnh về năng lực lắp ráp, kiểm tra và đóng gói để đáp ứng nhu cầu chip toàn cầu. Chiến lược quốc gia của Việt Nam đã đặt mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển giải pháp AI của ASEAN vào năm 2030.

Năm 2023, VinAI, một công ty con của tập đoàn Vingroup, đã ra mắt mô hình ngôn ngữ mã nguồn mở dành riêng cho người dùng Việt Nam mang tên PhoGPT. Giải pháp thay thế nội địa hóa này cho ChatGPT cho thấy rằng “các mô hình AI ưu tiên tiếng Anh không thể áp dụng cho mọi bối cảnh xã hội và văn hóa, đồng thời việc nội địa hóa khắc phục sự chênh lệch và bất bình đẳng công nghệ giữa các khu vực ít quyền lực hơn”, bà Wang nhận định.

Công ty khởi nghiệp dịch thuật AI của Đức, DeepL, đã khai thác “sự đa dạng ngôn ngữ phong phú” của khu vực, điều mà Giám đốc Doanh thu David Parry-Jones coi là “một tài sản, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa và củng cố bản sắc khu vực.”

Bên cạnh đó, các quốc gia đang phát triển khác cũng đang tìm cách tận dụng AI cho các ngành truyền thống cần nhiều lao động. Ví dụ, báo cáo dài 60 trang của Campuchia đã nêu chi tiết cách mà quốc gia đang phát triển này muốn tận dụng AI cho “lợi ích xã hội” và công nghệ nông nghiệp, nâng cao lĩnh vực từng chiếm 22% GDP của Campuchia và sử dụng khoảng 3 triệu lao động vào năm 2018.

Khác biệt với châu Âu

Các quốc gia ASEAN đang phát triển hiện phải đối mặt với nhiều thách thức lớn để sẵn sàng cho AI, bao gồm cả việc xây dựng chính sách toàn diện về trí tuệ nhân tạo.

“Có một số nền tảng pháp lý cần phải được thiết lập vững chắc trước khi thực sự triển khai AI một cách đáng tin cậy”, bà Kristina Fong, nhà nghiên cứu chính về các vấn đề kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak, chia sẻ.

Bà bổ sung rằng “những tác động tiêu cực của AI đối với người dùng có thể xảy ra nhanh chóng và nghiêm trọng nếu không có sự giám sát của tổ chức”, đòi hỏi các cuộc thảo luận ở cấp nhà nước để “quản lý hiệu quả những phát triển nhanh chóng này với tác động xã hội tối thiểu.”

Theo đó, ASEAN đã phát hành hướng dẫn khu vực về quản trị và đạo đức AI vào tháng 2 vừa qua. Trước đó một năm, các quan chức Liên minh châu Âu đã đến Đông Nam Á để thuyết phục ASEAN áp dụng quy định AI của châu Âu. Tuy nhiên, thay vì bị thuyết phục, ASEAN cho rằng EU đã quá vội vàng trong việc ban hành quy định mà chưa hiểu rõ rủi ro của AI.

Thay vào đó, khối này áp dụng cách tiếp cận “nhẹ nhàng”, phù hợp hơn với sự khác biệt về năng lực kỹ thuật số và năng lực quản lý giữa các nước thành viên.

Bà Wang nhấn mạnh rằng cách tiếp cận của ASEAN không nhất thiết là lựa chọn giữa phương Tây và Trung Quốc. Thay vào đó, hợp tác quốc tế là trọng tâm trong khuôn khổ đạo đức AI của ASEAN.

Thách thức lớn nhất mà ASEAN phải đối mặt “không phải là vấn đề công nghệ, mà là vấn đề chính trị”, khi đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các quốc gia hợp tác chặt chẽ hơn trong thương mại và ngoại giao.

Hơn nữa, điều giúp các quốc gia Đông Nam Á đi đúng hướng để đạt được các kế hoạch về AI là việc giữ được lực lượng dân số trẻ, am hiểu công nghệ. Bà Wang cho rằng một chiến lược giáo dục quốc gia bổ trợ cho các kế hoạch AI có thể sẽ là phương pháp hiệu quả nhất.
Tin bài khác
Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Với 779,3 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ, Vương quốc Anh đã vượt Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Washington, phản ánh vai trò trung tâm tài chính toàn cầu của London.
Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ từ mức “Aaa” xuống “Aa1”, viện dẫn nợ công leo thang và thiếu giải pháp tài khóa bền vững, gây lo ngại trên thị trường toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ đơn phương chỉ định thuế với từng quốc gia trong vài tuần tới, từ bỏ chiến lược đàm phán song phương do Washington thiếu nguồn lực và thời gian.
Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

GDP của Nhật Bản đã giảm 0,7% trong quý I/2025, vượt xa dự báo, giữa lúc tiêu dùng nội địa trì trệ và xuất khẩu sụt giảm, làm dấy lên lo ngại suy thoái kép nếu Mỹ siết thuế quan.
Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Mặc dù đã tạm gỡ trừng phạt với 28 công ty Mỹ, Trung Quốc vẫn giữ lệnh cấm xuất khẩu bảy kim loại đất hiếm chiến lược, một công cụ mặc cả quan trọng trong căng thẳng thương mại với Washington.
Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo kinh tế Mỹ cần thích ứng với thời kỳ lãi suất cao dài hạn, khi các cú sốc cung xảy ra thường xuyên và môi trường vĩ mô đã thay đổi đáng kể so với thập kỷ trước.
Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Từ dự án địa ốc, tiền điện tử đến quà tặng chính trị, chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Donald Trump làm nổi bật mối lo ngại về việc pha trộn giữa lợi ích cá nhân và chính sách đối ngoại.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Thỏa thuận giảm thuế 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra đợt “giải tỏa” ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng rủi ro thương mại và địa chính trị vẫn treo lơ lửng.
Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Từ những hợp đồng hàng tỷ USD đến việc “mượn” chuyên cơ hạng sang của hoàng gia Qatar, máy bay đang trở thành công cụ đắc lực trong chiến lược “ngoại giao thương mại”, giúp ông Trump tạo lợi thế trong đàm phán quốc tế.
Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Dữ liệu CPI tháng 4/2025 tăng thấp nhất trong hơn 4 năm, cùng với việc thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt, Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9/2025.
Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Chính quyền Tổng thống Donald Trump giảm thuế với hàng hóa “de minimis” từ Trung Quốc, đánh dấu bước nhượng bộ trong thỏa thuận 90 ngày nhằm tháo ngòi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế.
Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Chính phủ Thái Lan đã gửi đề xuất tới Mỹ nhằm khởi động đàm phán thuế, cam kết thu hẹp thặng dư thương mại và tăng đầu tư để tránh bị áp thuế đối ứng 36%.
Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận cắt giảm mạnh thuế quan trong 90 ngày tới, mở ra bước đột phá đầu tiên trong nỗ lực tháo gỡ căng thẳng thương mại kéo dài.
Thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ

Thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ

Giữa chiến tranh thương mại, các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh tự chủ công nghệ, loại bỏ linh kiện và công nghệ nhập khẩu – báo hiệu xu hướng thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Mỹ và Trung Quốc xác nhận đã đạt “tiến triển đáng kể” sau hai ngày đàm phán thương mại tại Thụy Sĩ. Cơ chế đối thoại mới được thiết lập, mở đường giảm căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế.