Thứ hai 31/03/2025 11:50
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung Quốc cam kết tăng nợ và giảm lãi suất để đối phó với đe dọa thuế quan từ ông Trump

14/12/2024 05:00
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang lên kế hoạch phát hành thêm nợ, nới lỏng chính sách tiền tệ và duy trì sự ổn định của đồng nhân dân tệ, nhằm ứng phó với nguy cơ tăng thuế từ Mỹ.
Trung Quốc cam kết tăng nợ và giảm lãi suất để đối phó với đe dọa thuế quan từ ông Trump
Trung Quốc cam kết tăng nợ và giảm lãi suất để đối phó với đe dọa thuế quan từ ông Trump (Ảnh: Reuters).

Trung Quốc đã cam kết vào thứ Năm (12/12) sẽ tăng thâm hụt ngân sách, phát hành thêm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, trong bối cảnh nước này chuẩn bị đối phó với căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Những tuyên bố này được đưa ra trong một bản tin của truyền thông nhà nước sau hội nghị thiết lập chương trình nghị sự hàng năm của các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, được gọi là Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương (CEWC), diễn ra từ ngày 11 đến 12 tháng 12.

“Những tác động bất lợi từ các thay đổi trong môi trường bên ngoài đã trở nên sâu sắc hơn”, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết sau cuộc họp kín của CEWC.

Cuộc họp năm nay diễn ra khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gặp khó khăn do khủng hoảng nghiêm trọng trong thị trường bất động sản, nợ chính quyền địa phương cao và nhu cầu nội địa yếu. Xuất khẩu – một trong số ít điểm sáng – cũng đang đối mặt với nguy cơ tăng thuế từ Mỹ.

Một bản tin riêng từ Tân Hoa Xã đã khẳng định cam kết “duy trì sự ổn định cơ bản của tỷ giá hối đoái ở mức hợp lý và cân bằng”. Các bản tóm tắt CEWC từ các năm 2020, 2022 và 2023 cũng bao gồm dòng tuyên bố này, trong khi các bản năm 2019 và 2021 thì không.

Hãng tin Reuters hôm thứ Tư (11/12) đã đưa tin rằng các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách hàng đầu Trung Quốc đang xem xét cho phép đồng nhân dân tệ yếu đi trong năm tới để giảm bớt tác động từ các biện pháp thương mại trừng phạt.

Bộ Chính trị cho biết, Trung Quốc sẽ chuyển sang chính sách tiền tệ “thích ứng nới lỏng” và các công cụ tài khóa “chủ động hơn”, đồng thời tăng cường các biện pháp “điều chỉnh chu kỳ kinh tế phi truyền thống”.

Tương tự, tóm tắt CEWC đã nêu rõ mức thâm hụt ngân sách cao hơn và phát hành thêm nợ ở cấp trung ương và địa phương. Các nhà lãnh đạo cũng cam kết giảm yêu cầu dự trữ ngân hàng và cắt giảm lãi suất “đúng thời điểm”.

“Định hướng đã rõ ràng, nhưng quy mô kích thích mới là điều quan trọng, và chúng ta có thể chỉ biết điều đó sau khi Mỹ công bố các mức thuế mới”, ông Trương Chí Vĩ, chuyên gia kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, nhận định.

Theo các nhà phân tích, sự chuyển dịch theo hướng ôn hòa trong thông điệp cho thấy Trung Quốc đang ưu tiên tăng trưởng hơn là rủi ro tài chính.

Tại CEWC, Bắc Kinh đã thiết lập các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách, phát hành nợ và các biến số khác cho năm tới. Các mục tiêu này được thống nhất tại hội nghị nhưng sẽ không được công bố chính thức cho đến kỳ họp Quốc hội thường niên vào tháng Ba năm sau.

Hãng tin Reuters tháng trước đưa tin rằng, các cố vấn chính phủ đã khuyến nghị Bắc Kinh giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho năm sau. Ngoài ra, bản tóm tắt CEWC cũng cho biết “cần thiết phải duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định”, nhưng không đề cập một con số cụ thể.

“Duy trì mức tăng trưởng 5% sẽ rất thách thức vào năm 2025, đặc biệt khi cú sốc mới từ ông Donald Trump sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và đầu tư vốn”, ông Hứa Thiên Thần, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Economist Intelligence Unit, nhận định. “Tuy nhiên, một gói kích thích đủ lớn sẽ ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng, và tôi không nghĩ tăng trưởng sẽ giảm xuống dưới 4,5%.”

Các mối đe dọa thuế quan

Các mối đe dọa thuế quan từ Tổng thống đắc cử Donald Trump đã làm rúng động ngành công nghiệp của Trung Quốc, với giá trị thương mại hàng hóa hơn 400 tỷ USD hàng năm sang Mỹ. Nhiều nhà sản xuất nước này đã chuyển dây chuyền ra nước ngoài để tránh thuế.

Theo đó, các nhà xuất khẩu cho biết các mức thuế sẽ tiếp tục thu hẹp lợi nhuận, gây ảnh hưởng đến việc làm, đầu tư và tăng trưởng. Điều này cũng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa công suất công nghiệp và áp lực giảm phát của Trung Quốc, theo các nhà phân tích.

Nếu xuất khẩu bị ảnh hưởng, Trung Quốc cần tìm kiếm động lực tăng trưởng mới từ thị trường nội địa. Tuy nhiên, người tiêu dùng đại lục đang thắt chặt chi tiêu do giá bất động sản giảm, và hệ thống phúc lợi xã hội hạn chế. Nhu cầu tiêu dùng thấp là một rủi ro lớn đối với tăng trưởng.

Bắc Kinh trong suốt năm qua đã đưa ra những tuyên bố ngày càng mạnh mẽ về việc thúc đẩy tiêu dùng, nhưng gần như không có chính sách nào đáng kể ngoài một chương trình trợ cấp mua ô tô, thiết bị gia dụng và một số hàng hóa khác.

Tóm tắt của CEWC cho biết chương trình này sẽ được mở rộng và mức lương hưu sẽ được tăng, đồng thời cam kết tăng thu nhập hộ gia đình và “thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng”.

“Thị trường có thể sẽ được khích lệ”, bà Lynn Song, chuyên gia kinh tế trưởng của ING tại Trung Quốc, cho biết. “Lời kêu gọi thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng là một dấu hiệu tích cực.”

Tin bài khác
Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 3, ngay trước thời hạn dự kiến áp thuế mới của Mỹ. Tuy nhiên, rủi ro từ chính sách thuế quan của Washington vẫn đe dọa triển vọng tăng trưởng.
Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố chấm dứt mối quan hệ truyền thống với Mỹ, đồng thời cam kết đàm phán lại toàn diện các thỏa thuận thương mại sau căng thẳng thuế quan.
Fed tiếp tục cảnh báo lạm phát Mỹ có thể bùng phát vì thuế quan

Fed tiếp tục cảnh báo lạm phát Mỹ có thể bùng phát vì thuế quan

Fed cảnh báo chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng thêm 1,2%, đe dọa kế hoạch cắt giảm lãi suất năm 2025.
Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu, có thể khiến giá xe tăng mạnh, gián đoạn ngành sản xuất xe hơi. EU và Canada phản đối, liệu ông Trump có giữ lời hứa 'linh hoạt hơn' vào ngày 2/4?
Moody

Moody's cảnh báo triển vọng tài khóa của Mỹ suy giảm

Moody’s cảnh báo tài khóa Mỹ tiếp tục suy giảm do chính sách thuế quan và cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump, đe dọa triển vọng tín nhiệm và khả năng chi trả nợ công ngày càng chồng chất.
Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Mỹ có thể áp thuế đối ứng với ASEAN: Indonesia, Philippines sẽ “chịu đòn” nặng nhất, ngành điện tử đối mặt rủi ro lớn. Liệu Trung Quốc sẽ trở thành “cứu cánh” cho xuất khẩu khu vực?
Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Tổng thống Donald Trump áp dụng “thuế quan thứ cấp” 25% với quốc gia mua dầu từ Venezuela, mở rộng chiến lược thương mại cứng rắn. Trung Quốc được cho là mục tiêu chính của biện pháp này.
Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4, nhưng có thể miễn trừ một số nước. Tín hiệu thuế quan được cho là tích cực này đã giúp xoa dịu thị trường sau những biến động mạnh.
Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Chính phủ Trung Quốc cam kết cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư từ Apple, Pfizer, Mastercard và nhiều tập đoàn Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và rủi ro thuế quan gia tăng.
Trung tâm dữ liệu – “Thỏi nam châm” thu hút vốn vay của châu Á

Trung tâm dữ liệu – “Thỏi nam châm” thu hút vốn vay của châu Á

Cơn sốt AI đang thúc đẩy đầu tư vào trung tâm dữ liệu tại châu Á, thiết lập kỷ lục vay vốn ở khu vực này. Tuy nhiên, thuế quan Mỹ và căng thẳng địa chính trị có thể làm gián đoạn tăng trưởng.
Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan

Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan

Các hãng xe quốc tế đang gấp rút vận chuyển ô tô đến Mỹ trước khi vòng thuế mới của ông Trump có hiệu lực vào tháng 4, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sân bay Heathrow ở London đóng cửa do cháy lớn, hoạt động hàng không bị gián đoạn

Sân bay Heathrow ở London đóng cửa do cháy lớn, hoạt động hàng không bị gián đoạn

Sân bay Heathrow, trung tâm hàng không lớn nhất châu Âu, đã phải đóng cửa do mất điện sau vụ cháy tại trạm điện gần đó, gây gián đoạn nghiêm trọng hàng trăm chuyến bay và ảnh hưởng hàng chục nghìn hành khách.
Ông Donald Trump ký sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ, thực hiện cam kết tranh cử

Ông Donald Trump ký sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ, thực hiện cam kết tranh cử

Tổng thống Donald Trump vừa ký sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ. Nhà Trắng cho rằng bộ máy này kém hiệu quả, trong khi phe phản đối lo ngại tác động tiêu cực.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo bất ổn kinh tế gia tăng

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo bất ổn kinh tế gia tăng

Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25–4,5%, cảnh báo bất ổn kinh tế gia tăng do chính sách thuế quan của ông Trump, dù vẫn duy trì kế hoạch cắt giảm lãi suất hai lần trong năm 2025.
Tổng thống Donald Trump vẫn giữ kế hoạch áp thuế đối ứng từ ngày 2/4

Tổng thống Donald Trump vẫn giữ kế hoạch áp thuế đối ứng từ ngày 2/4

Tổng thống Donald Trump vẫn giữ nguyên kế hoạch áp thuế đối ứng từ 2/4 với các đối tác thương mại của Mỹ, dù trước đó các quan chức của ông đã phát đi tín hiệu trì hoãn.