Thứ hai 19/05/2025 20:15
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc

Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục tăng tốc vượt dự báo trong tháng 4/2025, nhưng tiêu dùng suy yếu và khủng hoảng bất động sản đang cản trở đà phục hồi kinh tế bền vững của Bắc Kinh.
Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc
Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc.

Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 4/2025 đã tăng mạnh vượt dự báo, tuy nhiên đà tiêu dùng yếu hơn kỳ vọng đang phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – bất chấp việc căng thẳng thương mại với Mỹ đã tạm thời lắng dịu.

Tăng trưởng công nghiệp vượt kỳ vọng, nhưng niềm tin tiêu dùng yếu vấn phủ bóng

Theo số liệu công bố hôm thứ Hai (19/5) của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sản xuất công nghiệp của nước này trong tháng 4/2025 đã tăng 6,1% so với cùng kỳ, cao hơn đáng kể mức dự báo trung bình trong khảo sát của Bloomberg. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ – thước đo chính của tiêu dùng nội địa – chỉ tăng 5,1%, giảm tốc so với tháng 3/2025 và thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế.

Diễn biến trái chiều này làm nổi bật một trong những thách thức lớn nhất mà Trung Quốc phải đối mặt: làm sao để thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản, áp lực giảm phát và nỗi lo thất nghiệp vẫn đè nặng. Dù Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% cho năm 2025, các nhà phân tích cho rằng điều này khó có thể đạt được nếu không có sự phục hồi bền vững từ tiêu dùng cá nhân.

Ông Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Hoa tại ngân hàng ANZ, nhận định: “Các con số sản xuất tích cực chỉ phản ánh một phần của nền kinh tế. Để đạt được tăng trưởng 5%, chúng ta vẫn cần tiêu dùng dẫn dắt”.

Tăng trưởng đầu tư giảm tốc, doanh số ô tô chững lại, bất động sản tiếp tục đi xuống

Ngoài ra, số liệu tháng 4/2025 cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại đô thị của Trung Quốc đã giảm nhẹ xuống 5,1%, trong khi đầu tư tài sản cố định trong 4 tháng đầu năm 2025 chỉ tăng 4%, chậm hơn tốc độ hồi đầu năm. Đáng chú ý, giá nhà mới tại các thành phố lớn tiếp tục giảm nhanh hơn, phản ánh cuộc khủng hoảng niềm tin kéo dài trong lĩnh vực bất động sản – vốn từng là trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới.

Trong khi đó, một số ngành tiêu dùng vẫn ghi nhận điểm sáng nhờ chương trình trợ giá cho hàng gia dụng, thiết bị viễn thông và nội thất. Tuy nhiên, doanh số bán ô tô – chiếm gần 10% tổng doanh số bán lẻ – chỉ tăng chưa đến 1% trong tháng 4/2025, giảm mạnh so với mức 5,5% của tháng trước.

Ông Lynn Song, kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại ING nhận định: “Chính sách đổi cũ lấy mới có thể giúp ổn định tiêu dùng trong ngắn hạn, nhưng để hồi phục bền vững, Trung Quốc cần khôi phục lòng tin người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi thị trường tài sản phải ổn định trở lại và tăng trưởng thu nhập được cải thiện”.

Dù vậy, triển vọng xuất khẩu và sản xuất công nghiệp có phần khả quan hơn. Xuất khẩu tháng 4 đã vượt dự báo, nhờ các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển hướng thị trường sang Đông Nam Á và châu Âu, bù đắp cho sự sụt giảm trong đơn hàng từ Mỹ.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng quốc tế như Goldman Sachs đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025 trong tuần vừa qua, dù vẫn thấp hơn mục tiêu chính thức của Bắc Kinh. Trong khi đó, các tổ chức như Morgan Stanley hay Citigroup cho rằng thỏa thuận “tạm hoãn áp thuế” giữa Mỹ và Trung Quốc đã giúp Chính phủ Trung Quốc có thêm thời gian trước khi phải tung ra gói kích thích tài khóa mới.

Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ chạm mốc 5% giữa lo ngại tài khóa Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ chạm mốc 5% giữa lo ngại tài khóa
Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản
Tin bài khác
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản

Bắc Kinh tuyên bố áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Mỹ, EU, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc), động thái đáp trả căng thẳng thương mại với Washington.
Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Với 779,3 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ, Vương quốc Anh đã vượt Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Washington, phản ánh vai trò trung tâm tài chính toàn cầu của London.
Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ từ mức “Aaa” xuống “Aa1”, viện dẫn nợ công leo thang và thiếu giải pháp tài khóa bền vững, gây lo ngại trên thị trường toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ đơn phương chỉ định thuế với từng quốc gia trong vài tuần tới, từ bỏ chiến lược đàm phán song phương do Washington thiếu nguồn lực và thời gian.
Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

GDP của Nhật Bản đã giảm 0,7% trong quý I/2025, vượt xa dự báo, giữa lúc tiêu dùng nội địa trì trệ và xuất khẩu sụt giảm, làm dấy lên lo ngại suy thoái kép nếu Mỹ siết thuế quan.
Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Mặc dù đã tạm gỡ trừng phạt với 28 công ty Mỹ, Trung Quốc vẫn giữ lệnh cấm xuất khẩu bảy kim loại đất hiếm chiến lược, một công cụ mặc cả quan trọng trong căng thẳng thương mại với Washington.
Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo kinh tế Mỹ cần thích ứng với thời kỳ lãi suất cao dài hạn, khi các cú sốc cung xảy ra thường xuyên và môi trường vĩ mô đã thay đổi đáng kể so với thập kỷ trước.
Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Từ dự án địa ốc, tiền điện tử đến quà tặng chính trị, chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Donald Trump làm nổi bật mối lo ngại về việc pha trộn giữa lợi ích cá nhân và chính sách đối ngoại.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Thỏa thuận giảm thuế 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra đợt “giải tỏa” ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng rủi ro thương mại và địa chính trị vẫn treo lơ lửng.
Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Từ những hợp đồng hàng tỷ USD đến việc “mượn” chuyên cơ hạng sang của hoàng gia Qatar, máy bay đang trở thành công cụ đắc lực trong chiến lược “ngoại giao thương mại”, giúp ông Trump tạo lợi thế trong đàm phán quốc tế.
Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Dữ liệu CPI tháng 4/2025 tăng thấp nhất trong hơn 4 năm, cùng với việc thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt, Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9/2025.
Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Chính quyền Tổng thống Donald Trump giảm thuế với hàng hóa “de minimis” từ Trung Quốc, đánh dấu bước nhượng bộ trong thỏa thuận 90 ngày nhằm tháo ngòi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế.
Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Chính phủ Thái Lan đã gửi đề xuất tới Mỹ nhằm khởi động đàm phán thuế, cam kết thu hẹp thặng dư thương mại và tăng đầu tư để tránh bị áp thuế đối ứng 36%.
Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận cắt giảm mạnh thuế quan trong 90 ngày tới, mở ra bước đột phá đầu tiên trong nỗ lực tháo gỡ căng thẳng thương mại kéo dài.
Thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ

Thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ

Giữa chiến tranh thương mại, các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh tự chủ công nghệ, loại bỏ linh kiện và công nghệ nhập khẩu – báo hiệu xu hướng thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.