Thứ tư 21/05/2025 15:38
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung Quốc báo cáo tăng trưởng GDP quý III vượt nhẹ so với kỳ vọng

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm 18/10 đã công bố mức tăng trưởng GDP quý III đạt 4,6% so với cùng kỳ năm trước, vượt nhẹ so với mức kỳ vọng 4,5%.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm thứ Sáu (18/10) đã công bố mức tăng trưởng GDP quý III đạt 4,6% so với cùng kỳ năm trước, vượt nhẹ so với mức kỳ vọng 4,5% của các nhà kinh tế được Reuters khảo sát.

Theo đó, mức tăng này thấp hơn mức tăng trưởng của quý II là 4,7% so với cùng kỳ năm trước. So sánh theo quý, GDP quý III ghi nhận sự mở rộng 0,9%, so với mức 0,7% của quý II.

Trung Quốc báo cáo tăng trưởng GDP quý III vượt nhẹ so với kỳ vọng
Trong tuần qua, Trung Quốc đã công bố một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế của mình trước thềm cuộc họp Bộ Chính trị quan trọng diễn ra vào cuối tuần này, tập trung vào việc đánh giá hiệu suất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nửa đầu năm. (Ảnh: Getty Images).

Ông Sheng Laiyun, Phó Ủy viên của Cục, cho biết tại buổi họp báo: “Kinh tế quốc gia đã có những dấu hiệu tích cực trong tháng 9. Niềm tin đang dần hình thành để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm khoảng 5%”.

Ngoài ra, các số liệu khác cũng được công bố vào thứ Sáu, chẳng hạn như doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp, cũng đã vượt qua kỳ vọng. Đây được xem là dấu hiệu lạc quan cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn đang phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng từ công chúng về khả năng đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng hàng năm “khoảng 5%”.

“Với mức GDP thực tế đã tăng 4,8% trong ba quý đầu năm, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 5% giờ đây hoàn toàn có thể đạt được với các biện pháp kích thích bổ sung trong quý bốn”, ông Tianchen Xu, nhà kinh tế cao cấp tại The Economist Intelligence Unit, nhận định.

Ông Xu nói thêm: “Dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nền kinh tế Trung Quốc không phải là không thể hồi phục như một số ý kiến. Chúng ta có lý do để lạc quan hơn về tăng trưởng trong những năm tới, với cam kết của Chính phủ trong việc củng cố nền kinh tế”.

Sau khi công bố một loạt dữ liệu kinh tế thất vọng, các quan chức Trung Quốc vào tháng trước đã đưa ra một chuỗi các biện pháp hỗ trợ để khởi động lại nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp của nước này, bao gồm việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng xuống 50 điểm cơ bản.

Đồng thời, chính quyền đã tiếp tục tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn trong tháng này giữa bối cảnh tâm lý người tiêu dùng ảm đạm và thị trường bất động sản đang sa sút. Cuối tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lan Fo’an đã cho biết với các phóng viên rằng, Chính phủ trung ương có khả năng sẽ tăng nợ và mức thâm hụt, nhưng không cung cấp chi tiết về quy mô của gói hỗ trợ.

Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước

Hiện tại, Nga đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại do các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự cô lập khỏi các thị trường toàn cầu.

Tỷ phú Bernard Arnault mất 37 tỷ USD khi nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm Tỷ phú Bernard Arnault mất 37 tỷ USD khi nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm

Khối tài sản của tỷ phú Arnault hiện đã rớt xuống vị trí thứ năm trong Chỉ số Ttỷ phú Bloomberg, và ông cũng là người mất nhiều tiền nhất trong số 500 người giàu nhất thế giới, với mức giảm 37 tỷ USD.

Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc

Bệnh nhân đang đổ về khu vực ASEAN để tìm kiếm các phương pháp điều trị y tế thay thế, chất lượng cao, trong khi các công ty dược phẩm sinh học đang mở rộng sang những thị trường mới nổi.

Phản ứng lại với thông tin, chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đại lục đã tăng 0,7% và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng tăng 1,3% sau khi dữ liệu được công bố.

Ông Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng và trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực Greater China tại JLL, cho biết, hiệu suất của nền kinh tế “phù hợp với kỳ vọng của thị trường, trong bối cảnh nhu cầu nội địa yếu, thị trường nhà ở vẫn gặp khó khăn và tăng trưởng xuất khẩu chậm lại”.

Tin bài khác
Trung Quốc ban hành Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân

Trung Quốc ban hành Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân

Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 20/5, là luật đầu tiên dành riêng cho hỗ trợ bảo vệ và phát triển khu vực tư nhân của Bắc Kinh.
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa hạ lãi suất cho vay cơ bản, mở đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ứng phó áp lực đối với hệ thống ngân hàng.
Trump Organization chuẩn bị bàn kế hoạch xây dựng Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh

Trump Organization chuẩn bị bàn kế hoạch xây dựng Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh

Trump Organization lên kế hoạch xây Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh, trong bối cảnh Việt Nam tăng tốc đàm phán thương mại với Mỹ, nhằm bảo vệ xuất khẩu và thu hút đầu tư bất động sản chiến lược.
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất ít nhất đến tháng 9/2025

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất ít nhất đến tháng 9/2025

Nhiều quan chức Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9/2025, do cần thêm thời gian đánh giá tác động từ chính sách thương mại của Mỹ đến kinh tế vĩ mô.
Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc

Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc

Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục tăng tốc vượt dự báo trong tháng 4/2025, nhưng tiêu dùng suy yếu và khủng hoảng bất động sản đang cản trở đà phục hồi kinh tế bền vững của Bắc Kinh.
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản

Bắc Kinh tuyên bố áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Mỹ, EU, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc), động thái đáp trả căng thẳng thương mại với Washington.
Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Với 779,3 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ, Vương quốc Anh đã vượt Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Washington, phản ánh vai trò trung tâm tài chính toàn cầu của London.
Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ từ mức “Aaa” xuống “Aa1”, viện dẫn nợ công leo thang và thiếu giải pháp tài khóa bền vững, gây lo ngại trên thị trường toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ đơn phương chỉ định thuế với từng quốc gia trong vài tuần tới, từ bỏ chiến lược đàm phán song phương do Washington thiếu nguồn lực và thời gian.
Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

GDP của Nhật Bản đã giảm 0,7% trong quý I/2025, vượt xa dự báo, giữa lúc tiêu dùng nội địa trì trệ và xuất khẩu sụt giảm, làm dấy lên lo ngại suy thoái kép nếu Mỹ siết thuế quan.
Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Mặc dù đã tạm gỡ trừng phạt với 28 công ty Mỹ, Trung Quốc vẫn giữ lệnh cấm xuất khẩu bảy kim loại đất hiếm chiến lược, một công cụ mặc cả quan trọng trong căng thẳng thương mại với Washington.
Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo kinh tế Mỹ cần thích ứng với thời kỳ lãi suất cao dài hạn, khi các cú sốc cung xảy ra thường xuyên và môi trường vĩ mô đã thay đổi đáng kể so với thập kỷ trước.
Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Từ dự án địa ốc, tiền điện tử đến quà tặng chính trị, chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Donald Trump làm nổi bật mối lo ngại về việc pha trộn giữa lợi ích cá nhân và chính sách đối ngoại.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Thỏa thuận giảm thuế 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra đợt “giải tỏa” ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng rủi ro thương mại và địa chính trị vẫn treo lơ lửng.
Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Từ những hợp đồng hàng tỷ USD đến việc “mượn” chuyên cơ hạng sang của hoàng gia Qatar, máy bay đang trở thành công cụ đắc lực trong chiến lược “ngoại giao thương mại”, giúp ông Trump tạo lợi thế trong đàm phán quốc tế.