Thứ ba 03/12/2024 23:46
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Tỷ phú Bernard Arnault mất 37 tỷ USD khi nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm

17/10/2024 16:53
Khối tài sản của tỷ phú Arnault hiện đã rớt xuống vị trí thứ năm trong Chỉ số tỷ phú Bloomberg, và ông cũng là người mất nhiều tiền nhất trong số 500 người giàu nhất thế giới, với mức giảm 37 tỷ USD.
Tỷ phú Bernard Arnault mất 37 tỷ USD khi nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm
Tỷ phú Bernard Arnault mất 37 tỷ USD khi nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm. (Ảnh: AFP).

18 tháng trước, cổ phiếu LVMH đã đạt mức cao kỷ lục và cổ đông kiểm soát tập đoàn này, tỷ phú Bernard Arnault, trở thành người giàu nhất thế giới.

Đến ngày 16/10, do nhu cầu giảm sút tại Trung Quốc đối với các sản phẩm túi xách Louis Vuitton, váy Dior và các mặt hàng thời trang cao cấp khác đã khiến giá trị vốn hóa thị trường của LVMH bốc hơi hơn 150 tỷ euro (khoảng 162,7 tỷ USD). Khối tài sản của tỷ phú Arnault hiện đã rớt xuống vị trí thứ năm trong Chỉ số tỷ phú Bloomberg, và ông cũng là người mất nhiều tiền nhất trong số 500 người giàu nhất thế giới, với mức giảm 37 tỷ USD trong giai đoạn này.

Theo chỉ số này, khối tài sản của nhà sáng lập người Pháp 75 tuổi hiện ở mức khoảng 174,5 tỷ USD, vẫn cao hơn Bill Gates nhưng thua xa Elon Musk - người đứng đầu danh sách cùng các tỷ phú chủ yếu thuộc ngành công nghệ khác trong top 10, những người đã chứng kiến sự tăng trưởng tài sản lên tới hàng chục tỷ USD trong năm nay.

Sự sụt giảm này đã làm tiêu tan bất kỳ hy vọng nào về một cú hạ cánh mềm cho thị trường hàng xa xỉ, và câu hỏi của các nhà đầu tư lúc này là sự suy giảm sẽ kéo dài bao lâu và liệu sự phục hồi có thể giống như giai đoạn thịnh vượng trước đó hay không.

Lần đầu tiên kể từ quý II năm 2020, khi thế giới bước vào giai đoạn phong tỏa, mảng thời trang và đồ da của LVMH ghi nhận mức giảm doanh thu theo quý.

LVMH, Moet Hennessy Louis Vuitton, vốn được coi là thước đo cho toàn ngành hàng xa xỉ, do đó kết quả kinh doanh này có thể được xem là dự báo cho các kết quả khác, yếu hơn, từ các đối thủ nhỏ hơn như Brunello Cucinelli, Hermes International, Kering và L'Oreal - những công ty sẽ công bố báo cáo doanh thu trong tuần này và tuần tới. Cổ phiếu LVMH đã giảm tới 7,5% vào ngày thứ Tư (16/10), chạm mức thấp nhất trong hai năm và kéo theo đà giảm của các đối thủ cạnh tranh.

Khu vực địa lý bao gồm Trung Quốc là nơi có kết quả kinh doanh kém nhất đối với LVMH, nhưng sự thiếu tăng trưởng ở Mỹ, thị trường lớn thứ hai của tập đoàn, cũng cho thấy khó khăn đang lan rộng. Công ty đã khiến các nhà đầu tư lo ngại với báo cáo không rõ ràng giữa các rủi ro từ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đến những căng thẳng thương mại.

"Tôi không biết", Giám đốc tài chính LVMH Jean-Jacques Guiony trả lời hôm thứ Ba khi được hỏi về triển vọng. "Chúng tôi chỉ có thể dự đoán tình hình dựa trên doanh thu của ngày hôm qua. Chúng tôi đã trải qua những thăng trầm. Điều duy nhất chúng tôi biết là khi tình hình kinh doanh xấu, thường sau đó sẽ tốt hơn. Đây là một ngành kinh doanh có tính chu kỳ".

Tỷ phú Bernard Arnault mất 37 tỷ USD khi nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm
Lần đầu tiên kể từ quý II năm 2020, khi thế giới bước vào giai đoạn phong tỏa, mảng thời trang và đồ da của LVMH ghi nhận mức giảm doanh thu theo quý. (Ảnh: Bloomberg).

Khu vực châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, ghi nhận doanh thu của hãng này giảm 16% trong quý III, một mức giảm lớn hơn dự báo. Đây là quý thứ ba liên tiếp tập đoàn hàng xa xỉ này chứng kiến kết quả tiêu cực.

Người tiêu dùng tại Trung Quốc đã thắt chặt chi tiêu do lo ngại về thị trường bất động sản yếu kém và triển vọng việc làm bất ổn. Những lo ngại này đã thúc đẩy chính quyền Trung Quốc đưa ra gói kích thích kinh tế vào tháng trước, nhưng vẫn chưa có tác động tích cực đáng kể nào đến nhu cầu tiêu dùng.

"Niềm tin của người tiêu dùng tại Trung Quốc đại lục hiện đã quay lại mức thấp nhất từng được ghi nhận trong đại dịch Covid", ông Guiony cho biết. Hiện rất khó để đánh giá tác động tiềm năng của các biện pháp kích thích, nhưng "điều đó cho thấy họ đang nghiêm túc đối mặt với vấn đề này".

Sự suy giảm tại Trung Quốc đang khiến tầm quan trọng tương đối của thị trường Mỹ tăng lên đối với LVMH. Một năm trước, Mỹ chiếm 24% tổng doanh thu của tập đoàn Pháp, trong khi châu Á (trừ Nhật Bản) chiếm 32%. Hiện nay con số này lần lượt là 25% và 29%.

Ngoài sự suy giảm, Arnault và LVMH còn vướng vào căng thẳng chính trị cả trên trường quốc tế và tại quê nhà. Ông Donald Trump, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa, đã cam kết áp thuế mạnh mẽ hơn, điều có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại vốn đã ảnh hưởng đến triển vọng của Hennessy, nhãn hiệu cognac thuộc LVMH. Theo đó, Hennessy là một trong những sản phẩm của Pháp bị Trung Quốc nhắm tới trong cuộc tranh chấp thương mại leo thang.

Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái
Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước
Quản lý và phát triển thị trường BĐS tại các quốc gia: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Quản lý và phát triển thị trường BĐS tại các quốc gia: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ngoài ra, tỷ phú Arnault và LVMH cũng đang đối mặt với áp lực từ chính phủ Pháp và các nhà lập pháp đang cố gắng thông qua ngân sách năm 2025, nhằm thu hồi thâm hụt ngày càng tăng của quốc gia. LVMH dự kiến sẽ phải nộp thêm tới 800 triệu euro tiền thuế vào năm tới, theo kế hoạch của Thủ tướng Michel Barnier nhằm tăng thuế đối với các công ty lớn nhất của Pháp.

Thuế đối với người giàu cũng sẽ tăng, và tỷ phú Arnault là mục tiêu nổi bật của các nhà lập pháp đối lập, những người kêu gọi "công bằng thuế" hơn nữa.
Tin bài khác
Tân Tổng Giám đốc PVOIL làm Người đại diện pháp luật nhiệm kỳ 2021-2025

Tân Tổng Giám đốc PVOIL làm Người đại diện pháp luật nhiệm kỳ 2021-2025

Tiếp nhận vị trí Tổng Giám đốc PVOIL, ông Nguyễn Đăng Trình đã báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2024 và việc thực hiện kế hoạch 5 năm.
Tập đoàn Bảo Việt bổ nhiệm nữ Chủ tịch HĐQT mới

Tập đoàn Bảo Việt bổ nhiệm nữ Chủ tịch HĐQT mới

Tập đoàn Bảo Việt vừa có những thay đổi quan trọng trong cơ cấu lãnh đạo, mở ra cơ hội mới. Liệu sự thay đổi này có ảnh hưởng đến tương lai của tập đoàn?
Sở hữu nhiều giải thưởng uy tín, GELEX tiếp tục khẳng định vị thế

Sở hữu nhiều giải thưởng uy tín, GELEX tiếp tục khẳng định vị thế

CEO Gelex Nguyễn Văn Tuấn đã thành công thâu tóm 10% vốn Eximbank, khẳng định tiềm lực tài chính mạnh mẽ, gia tăng sức mạnh cho đế chế tài chính của mình.
Biến động "ghế nóng" tại REE Corporation: Chuyển giao và thử thách lớn

Biến động "ghế nóng" tại REE Corporation: Chuyển giao và thử thách lớn

Với sự trở lại của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, REE bước vào giai đoạn mới đầy thử thách. Liệu sự thay đổi lãnh đạo có thể giúp công ty vượt qua khó khăn tài chính?
Bầu Đức và cách làm khác biệt khi mời cổ đông tham quan dự án

Bầu Đức và cách làm khác biệt khi mời cổ đông tham quan dự án

Bầu Đức tiếp tục tổ chức các chuyến tham quan cho cổ đông HAGL, giúp họ nắm bắt rõ hơn về sự phát triển bền vững của Tập đoàn tại Việt Nam và Lào.
Ông Lê Hồng Minh trở lại vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị VNG

Ông Lê Hồng Minh trở lại vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị VNG

Ông Lê Hồng Minh từng được vinh danh trong top 10 nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến Internet Việt Nam (2007-2017) và nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2014.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở công ty VinRobotics để sản xuất người máy

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở công ty VinRobotics để sản xuất người máy

Với mục tiêu cách mạng hóa ngành công nghiệp và dịch vụ, tỷ phú Phạm Nhật Vượng thông báo thành lập VinRobotics, công ty chuyên phát triển và ứng dụng người máy, mở ra hướng đi mới cho công nghệ tại Việt Nam.
KBC của ông Đặng Thành Tâm muốn huy động 6.000 tỷ tái cơ cấu nợ

KBC của ông Đặng Thành Tâm muốn huy động 6.000 tỷ tái cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm dự kiến chào bán 250 triệu cổ phiếu để huy động hơn 6.000 tỷ đồng, nhằm tái cơ cấu nợ và bổ sung vào nguồn vốn lưu động.
Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư, tri ân tới 140.000 thành viên Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư, tri ân tới 140.000 thành viên Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng cho biết, kỳ tích của VinFast không chỉ là niềm tự hào của 140.000 cán bộ nhân viên Vingroup và còn của hàng triệu người dân Việt Nam.
Bầu Đức và cuộc cách mạng cây chuối tại Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức và cuộc cách mạng cây chuối tại Hoàng Anh Gia Lai

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã mạnh mẽ hồi sinh dưới sự lãnh đạo của bầu Đức, nhờ vào cây chuối.
Novaland bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc làm Tổng Giám đốc

Novaland bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc làm Tổng Giám đốc

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) vừa công bố một quyết định bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc làm Tổng Giám đốc mới của tập đoàn.
Nhà sáng lập TikTok trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc

Nhà sáng lập TikTok trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc

Ông Trương Nhất Minh, nhà sáng lập ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản cá nhân trị giá 49,3 tỷ USD, theo danh sách tỷ phú thường niên công bố hôm thứ Ba (29/10).
Vinh danh 38 doanh nhân chèo lái doanh nghiệp, vượt qua thác ghềnh từ quá khứ đến hiện tại

Vinh danh 38 doanh nhân chèo lái doanh nghiệp, vượt qua thác ghềnh từ quá khứ đến hiện tại

Chương trình "Người truyền lửa" do CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức tối ngày 24/10 đã vinh danh 38 doanh nhân là thành viên CLB Doanh nhân Sài Gòn đã lãnh đạo doanh nghiệp trong suốt 20 năm, 30 năm, thậm chí 40 năm.
Hành trình lập nghiệp của ông chủ chuỗi đồ ăn nhanh Jersey Mike

Hành trình lập nghiệp của ông chủ chuỗi đồ ăn nhanh Jersey Mike's

Với thành công đạt được, ông chủ Jersey Mike's - Peter Cancro trở thành minh chứng sống cho tinh thần dám nghĩ dám làm và khả năng nắm bắt cơ hội nhanh nhạy.
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.