
Phú Thọ: Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghệ nhỏ và vừa đổi mới công nghệ
Khi doanh nghiệp là trung tâm của phát triển kinh tế - xã hội thì việc hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, vị thế không chỉ với doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế của tỉnh

Để thúc đẩy hoạt động đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, năm 2020, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư, đổi mới hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Sau 3 năm triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Sở Khoa học và Công nghệ đã nhận được trên 90 đăng ký đề xuất hỗ trợ dự án đổi mới công nghệ thuộc các lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm đồ uống, gỗ; lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng không nung, vật liệu mới; lĩnh vực cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ.
Trong đó có những doanh nghiệp có năng suất lao động tăng gấp 4 - 5 lần. Công nghệ của các dự án được hỗ trợ là những công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, có tính tự động hóa cao, phù hợp với trình độ, năng suất, công suất, nguồn lực của doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Việc ban hành và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện hoạt động đổi mới, chuyển giao, hoàn thiện công nghệ.
Doanh nghiệp được xác định là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, là cầu nối quan trọng trong việc chuyển hóa các thành tựu khoa học và công nghệ vào cuộc sống. Vì vậy, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao, đổi mới công nghệ là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết và việc có những mô hình, chính sách mang tính đột phá để tạo ra những cơ hội mới cho các hoạt động chuyển giao công nghệ cần tiếp tục quan tâm thực hiện.
Bà Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ cho biết: Trong thời gian tới Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tập trung làm tốt công tác tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ; nâng cao năng lực tìm kiếm, chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ, hỗ trợ các dự án chuyển giao, làm chủ, phát triển, đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh nhà.
P.V
Cùng chuyên mục


Long An hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy - 04/10” năm 2023

Hải Phòng: Top 3 tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm cao nhất cả nước

Hàng nghìn người dân và du khách tham dự phiên chợ vùng cao Hòa Bình

Quảng Nam phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời

Phú Thọ: Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công dự án Khu Công nghiệp Cẩm Khê
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang “khủng hoảng niềm tin”
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...