Thứ hai 07/07/2025 08:13
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Nợ xấu tăng nhưng vẫn chưa đúng thực chất

10/08/2021 08:49
Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng giữa lúc các nhà băng báo lãi “khủng” trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, dưới trợ lực từ Thông tư 03, các chuyên gia cho rằng nợ xấu hiện tại vẫn chưa thể hiện đúng thực chất.

Theo Tổng Cục Thống kê, tính đến thời điểm 21/06/2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 3.48% so với cuối năm 2020 (cùng thời điểm năm 2020 tăng 4.59%). Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3.13% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 4.35%). Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 5.47% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 2.45%).

Cơ cấu tín dụng tiếp tục hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông, chứng khoán.

Dữ liệu từ VietstockFinance cũng cho thấy, tính đến cuối quý 2, tổng cho vay khách hàng tại 27 ngân hàng đã công bố BCTC đạt gần 6.9 triệu tỷ đồng, tăng 7.7% so với đầu năm. Chỉ có 2/27 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng âm là Saigonbank (SGB, -1.07%) và Bac A Bank (BAB, -1.63%). Các ngân hàng còn lại đều tăng trưởng dương, bình quân từ 5-15% so với đầu năm.

Tổng nợ xấu tại 27 ngân hàng chiếm 97,252 tỷ đồng dư nợ, tăng 8.4% so với đầu năm. Trong đó, có 11/27 ngân hàng công bố nợ xấu giảm so với đầu năm nhưng tỷ lệ thấp, bình quân từ 1-7% so với đầu năm, trừ một số ngân hàng giảm mạnh như KLB (-73%), 2021-08-10MBB (-22%), EIB (-16%)…

Trường hợp đặc biệt của KLB đã được ghi nhận trong quý 1 khi nhà băng này xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm, hoàn thành việc thu hồi nợ gốc và lãi phải thu của các khoản vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của STB. Nợ xấu của KLB chỉ còn 510 tỷ đồng tính đến cuối quý 2.

Các nhà băng ở chiều ngược lại có nợ xấu tăng bình quân từ 10-20%, trừ một số tăng đột biến như Nam A Bank (NAB, +83%), VietinBank (CTG, +52%), Vietcombank (VCB, +31%)…

Cơ cấu nợ xấu thời điểm cuối quý 2 không có sự phân hóa rõ ràng giữa các ngân hàng, nhưng nhìn chung có sự dịch chuyển nhẹ từ nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) sang nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3). Như trường hợp của Eximbank, nợ nhóm 3 tăng đến 44%, trong khi nợ nhóm 4 và 5 giảm lần lượt 23% và 19%; hay như ABB tăng 90% nợ nhóm 3, tăng 39% nợ nhóm 5 trong khi nợ nhóm 4 lại giảm 40%...

Một số trường hợp tăng mạnh tất cả các nhóm nợ xấu như VCB, ACB. Ở chiều hướng lạc quan hơn chỉ có KLB, SGB và Techcombank (TCB) giảm đồng loạt tất cả nhóm nợ xấu.

Nợ xấu tăng nhưng vẫn chưa đúng thực chất

Xét về tỷ lệ, có 15/27 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay giảm so với đầu năm. VPBank (VPB) vẫn là ngân hàng duy nhất có tỷ lệ nợ xấu trên 3%, dẫn đầu với 3.47%. Nhưng nếu tính riêng trên ngân hàng mẹ, tổng nợ xấu tại thời điểm cuối quý 2 của VPBank giảm 6% so với đầu năm, chỉ còn gần 5,254 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 2.52% đầu năm xuống còn 2.11%. Xếp ngay sau đó là Viet Capital Bank (BVB, 2.81%), PGBank (PGB,2.67%) và ABBank (ABB, 2.31%)…

Nợ xấu tăng nhưng vẫn chưa đúng thực chất

TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế cho biết với tình hình hiện nay, nợ xấu về thực chất không thể giảm vì rất nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh đóng cửa, do vậy không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn được. Tỷ lệ nợ xấu có thể giảm nhưng về thực tế, số tuyệt đối nợ xấu lại tăng.

Cần lưu ý là Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành thay thế cho Thông tư 01 đã cho phép ngân hàng không chuyển nhóm nợ, giữ nguyên nhóm nợ, do đó nợ xấu tại nhiều ngân hàng không tăng, trong khi dư nợ cho vay tăng cao hơn, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có thể giảm.

Tuy nhiên, cũng có những ngân hàng giảm được nợ xấu tuyệt đối. Nguyên nhân là do nhà băng này thu hồi được nợ xấu như trường hợp của KLB, đi kèm với những khoản vay lẽ ra bị chuyển thành nợ xấu nhưng được giữ nguyên nhóm nợ.

Nói thêm về Thông tư 03, nếu nợ xấu không cần chuyển nhóm nợ thì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng cũng không đúng với thực tế. Trong Thông tư 03, nợ xấu cụ thể trừ đi nợ xấu trên sổ sách, số chênh lệch sẽ được hạch toán theo lộ trình 3 năm. Có nghĩa là nợ xấu thực tế sẽ được dàn trải trong vòng 3 năm. Chênh lệch giữa dự phòng thực tế và sổ sách cũng được NHNN cho hạch toán trong 3 năm.

Và lẽ dĩ nhiên, nếu ngân hàng tiết kiệm được chi phí dự phòng hoặc hạch toán theo lộ trình 3 năm, sẽ làm tăng lợi nhuận lên. Tuy nhiên, lợi nhuận ngân hàng thời gian qua tăng khủng không phải chỉ do tiết giảm chi phí dự phòng, mà các con số cho thấy chủ yếu do doanh thu từ hoạt động chính. Ngân hàng cho vay nhiều, NIM cũng giãn rộng ra, bên cạnh đó ngân hàng còn đẩy mạnh doanh thu từ dịch vụ. Lãi cho vay tăng cao, trong khi lãi tiền gửi không tăng cao, điều này cũng góp phần làm giãn NIM của các ngân hàng.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tất cả các ngân hàng đều báo lãi trước thuế tăng trưởng so với cùng kỳ. Nhiều ngân hàng báo lãi tăng bằng lần như KLB (gấp 7.8 lần), BVB (gấp 5.4 lần), NVB (gấp 5.4 lần)…

Ngoài ra, cũng có 11/27 ngân hàng giảm chi phí dự phòng rủi ro, mạnh nhất là NVB (-63%) và BAB (-63%), BVB (-62%)…

Nợ xấu tăng nhưng vẫn chưa đúng thực chất

Tuy nhiên, nhiều ngân hàng cho biết vẫn đang chủ động trích lập, tăng “bộ đệm” rủi ro bằng cách nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên. Nếu có vấn đề phát sinh, ngân hàng cũng đã sẵn nguồn trích lập dự phòng để xử lý, không để nợ xấu tăng đột biến.

Cát Lam

TAGS:

Tin bài khác
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.
Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Trong 6 tháng đầu 2025, các tuyến cao tốc VEC phục vụ gần 37 triệu lượt xe, tăng 9,43%. Mở rộng quy mô, khởi công dự án mới, hướng đến hệ thống giao thông hiện đại.
Xuất khẩu rau quả 2025: Áp lực lớn, khó cán mốc 7,6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả 2025: Áp lực lớn, khó cán mốc 7,6 tỷ USD

Dù được kỳ vọng là ngành hàng tăng trưởng nhanh nhờ lợi thế mùa vụ và các hiệp định thương mại tự do, xuất khẩu rau quả năm 2025 đang đối mặt với thách thức lớn, khi thị trường chủ lực giảm mạnh nhập khẩu. Mục tiêu đạt 7,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vì thế trở nên đầy áp lực.
Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây là cú hích mạnh mẽ, tạo thuận lợi tối đa cho khởi nghiệp và thu hút đầu tư, minh bạch hóa thủ tục.
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Partnership Marketing “Marketing 0 đồng”, một ý tưởng nghe qua tưởng như phi thực tế – lại đang trở thành một lối đi hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh chia sẻ quan điểm sâu sắc: Người lãnh đạo giỏi không tạo động lực bằng lời khen, mà bằng cách xây dựng môi trường giúp nhân viên tự khơi dậy nội lực.
Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Từ ngày 1/7, doanh nghiệp không cần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay chỉnh sửa địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi địa giới hành chính được cập nhật. Cơ quan thuế sẽ tự động đồng bộ dữ liệu, đảm bảo quyền lợi và tránh xử phạt.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.