Giá cà phê tăng mạnh sau đe dọa thuế 50% của Mỹ với Brazil |
Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan Việt Nam, riêng tháng 6/2025, Việt Nam xuất khẩu 118 nghìn tấn cà phê, thu về gần 678 triệu USD, giảm hơn 20% cả về lượng và giá trị so với tháng 5/2025.
Giá bình quân xuất khẩu cà phê trong tháng 6/2025 đạt 5.746 USD/tấn, giảm nhẹ 0,6% so với tháng 5/2025 nhưng vẫn tăng 26,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, mức giá trung bình đạt 5.705 USD/tấn, tăng 59% so với cùng kỳ 2024.
![]() |
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 |
Xuất khẩu khởi sắc nhờ giá cà phê thế giới tăng cao do nguồn cung toàn cầu thắt chặt, trong khi nhu cầu tại các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc phục hồi tích cực. Doanh nghiệp trong nước cũng đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến và truy xuất nguồn gốc, gia tăng giá trị sản phẩm. Đồng thời, việc tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, UKVFTA, CPTPP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cà phê đặc sản với hương vị, độ chua, độ ngọt và độ cân bằng đặc trưng đang được nhiều thị trường quốc tế ưa chuộng nhờ giá trị gia tăng cao.
Thị trường tiêu thụ mở rộng, cà phê chế biến lên ngôi
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Đức, Italia và Tây Ban Nha là ba thị trường lớn nhất, chiếm lần lượt 16,3%, 7,9% và 7,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu sang Đức tăng 2,2 lần, sang Italia tăng 45,1%, và Tây Ban Nha tăng 55,8%.
Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu hàng đầu, Mexico ghi nhận mức tăng ấn tượng nhất với 71,6 lần; Trung Quốc tuy có mức tăng thấp nhất nhưng vẫn đạt 22,9%.
Đặc biệt, xuất khẩu cà phê Arabica và cà phê chế biến tăng cho thấy ngành đang chuyển dịch mạnh sang sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phù hợp nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường cao cấp như EU, Mỹ và Nhật Bản. Ngoài ra, các thị trường như Anh và Canada cũng mở ra nhiều cơ hội mới.
Dự báo nửa cuối năm 2025, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục tích cực nhờ nhu cầu toàn cầu phục hồi. Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu 20% lên cà phê Việt Nam, điều này có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh so với các đối thủ như Brazil, Colombia.
Để duy trì và nâng cao giá trị xuất khẩu, ngành cà phê cần đẩy mạnh chế biến sâu, phát triển thương hiệu, đa dạng hóa thị trường và đặc biệt là chuẩn hóa tiêu chí chất lượng, truy xuất nguồn gốc và chứng chỉ bền vững là các yêu cầu ngày càng phổ biến từ thị trường cao cấp.
Các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ chế biến sạch, xây dựng thương hiệu uy tín và tận dụng hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã ký.