Thứ ba 15/07/2025 02:45
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Nhiều áp lực khiến xuất khẩu thép và tôn mạ giảm mạnh

Trước những diễn biến bất lợi từ các chính sách thương mại toàn cầu, ngành thép Việt Nam nói chung và xuất khẩu thép, tôn mạ nói riêng đang bước vào một giai đoạn đầy thử thách.
Bài liên quan
VSA: Xuất khẩu thép tăng kỷ lục
WTO: Giá trị xuất khẩu thép có thể giảm 4% do điều chỉnh biên giới carbon

Dưới tác động của căng thẳng thương mại toàn cầu và chính sách bảo hộ gia tăng, ngành thép Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu thép và tôn mạ, tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu tôn mạ và sơn phủ màu đã ghi nhận mức giảm mạnh trong hai tháng đầu năm 2025, với tháng 1 giảm 32% và tháng 2 giảm 45% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả hai tháng, xuất khẩu mặt hàng này giảm 38%, chỉ đạt 326.665 tấn, trở thành sản phẩm có mức sụt giảm doanh số xuất khẩu lớn thứ hai trong ngành thép, chỉ sau thép cuộn cán nóng (HRC).

Những con số này phản ánh tác động rõ nét của tình trạng bảo hộ thương mại đang lan rộng, khiến ngành thép, đặc biệt là tôn mạ – vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu – trở thành nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong hai tháng đầu năm nay, tỷ trọng xuất khẩu chỉ còn chiếm 42% trong tổng cơ cấu tiêu thụ tôn mạ, giảm đáng kể so với mức 64% của cùng kỳ năm ngoái. So với mức phụ thuộc vào xuất khẩu trung bình của toàn ngành thép, khoảng 21%, thì tôn mạ đang ở mức cao gấp đôi, cho thấy mức độ rủi ro lớn hơn khi đối diện với các rào cản thương mại. Trong khi đó, các mặt hàng thép thành phẩm khác đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào xuất khẩu nhằm thích ứng với bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động. Đơn cử như thép cán nóng, tỷ trọng xuất khẩu hiện chỉ còn 12%, thấp hơn nhiều so với mức 50% của cùng kỳ năm trước.

Nhiều áp lực khiến xuất khẩu thép và tôn mạ giảm mạnh
Nhiều áp lực khiến xuất khẩu thép và tôn mạ giảm mạnh

Ngay từ đầu năm, thị trường thép thế giới đã bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt khi nhiều quốc gia triển khai các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Đáng chú ý, vào tháng 2/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế 25% lên toàn bộ nhôm và thép nhập khẩu, với điểm khác biệt so với chính sách năm 2018 là lần này không có bất kỳ quốc gia nào được miễn trừ, kể cả Canada, Mexico, Brazil, Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU).

Đến ngày 16/3, ông Trump tiếp tục tái khẳng định lập trường cứng rắn, tuyên bố “không có ngoại lệ” trong việc áp thuế này, và sắc lệnh đã chính thức có hiệu lực từ ngày 12/3. Chính sách thuế quan của Mỹ đã gây ra hiệu ứng domino trên toàn cầu khi nhiều quốc gia lo ngại rằng lượng thép bị chặn vào Mỹ sẽ tràn sang thị trường nội địa của họ. Mexico, ngay từ đầu tháng 3, đã công bố mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với một số loại thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam, trong bối cảnh chờ đợi quyết định cuối cùng của Mỹ về việc áp thuế 25% lên cả hai nước láng giềng.

Tại châu Âu, EU cũng đã thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về kế hoạch siết chặt các quy định hạn ngạch nhập khẩu đối với thép cuộn cán nóng (HRC) và thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG) từ ngày 1/4/2025. Theo đó, đối với thép mạ kẽm, mức trần hạn ngạch đối với loại HDG 4B (sử dụng trong ngành ô tô) được giới hạn ở mức 20% cho nhóm “các quốc gia khác”, trong đó Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản được xác định là các nhà cung cấp chính. Đối với loại HDG 4A, mức trần là 25%, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà xuất khẩu từ Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan. Theo hạn ngạch mới, mỗi quốc gia trong nhóm này chỉ được phép xuất khẩu tối đa 118.012 tấn HDG 4A mỗi quý, trên tổng hạn ngạch 472.049 tấn/quý. Đối với HDG 4B, tổng hạn ngạch là 104.770 tấn/quý, đồng nghĩa mỗi quốc gia chỉ có thể xuất khẩu tối đa 20.955 tấn/quý. Ngoài ra, từ ngày 1/7 trở đi, lượng hạn ngạch chưa sử dụng trong các quý trước sẽ không còn được chuyển sang quý tiếp theo đối với thép cán nguội (CRC) và HDG 4A, trong khi quy định này vẫn được giữ nguyên đối với HDG 4B.

Thực tế, trong năm 2024, tổng lượng thép HDG từ Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản xuất khẩu sang EU đạt 2,15 triệu tấn, bao gồm cả hai loại 4A và 4B. Riêng trong quý IV/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 321.405 tấn HDG vào EU, chiếm hơn 56% tổng hạn ngạch của nhóm “các quốc gia khác” cho cả hai loại trong quý đó. Tuy nhiên, từ tháng 4/2025, tổng hạn ngạch mà Việt Nam có thể tiếp cận sẽ giảm xuống còn chưa đến 140.000 tấn, tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp thép Việt Nam vốn đã phụ thuộc vào xuất khẩu.

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Hoa Sen (Mã: HSG), nhấn mạnh rằng trong suốt 10 năm qua, tập đoàn luôn duy trì tăng trưởng nhờ xuất khẩu, với tỷ trọng xuất khẩu chiếm khoảng 60% tổng doanh thu. Tuy nhiên, trước những biến động của thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ và EU, doanh nghiệp này đang gặp không ít thách thức. Bên cạnh mức thuế 25% áp dụng từ năm 2018 theo Mục 232 dưới nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Hoa Sen hiện còn đối diện với cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ, dự kiến có kết luận vào cuối năm nay. Trong khi đó, tại thị trường châu Âu, quy định hạn ngạch mới đang khiến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn.

Với sự siết chặt của các biện pháp phòng vệ thương mại từ Mỹ, EU và các quốc gia khác, các doanh nghiệp trong ngành cần phải chủ động tìm kiếm giải pháp thích ứng, từ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đến nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế.

Tin bài khác
Dự báo giá vàng 15/7: Vàng nhẫn, vàng miếng có xu hướng tăng "bứt phá"

Dự báo giá vàng 15/7: Vàng nhẫn, vàng miếng có xu hướng tăng "bứt phá"

Dự báo giá vàng ngày 15/7/2025 dự kiến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có xu hướng tiếp tục tăng.
Dự báo giá tiêu 15/7: Giá tiêu trong nước đồng loạt quay đầu giảm

Dự báo giá tiêu 15/7: Giá tiêu trong nước đồng loạt quay đầu giảm

Dự báo giá tiêu 15/7/2025 dự kiến giảm đồng loạt 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng từ 138.000 - 140.000 đồng/kg; thế giới biến động trái chiều.
Dự báo giá cà phê 15/7: Giá cà phê trong nước có xu hướng "lao dốc"

Dự báo giá cà phê 15/7: Giá cà phê trong nước có xu hướng "lao dốc"

Dự báo giá cà phê 15/7/2025 dự kiến giảm 1.500 - 2.000 đồng/kg, dao động 88.000 - 88.500 đồng/kg; thế giới biến động trái chiều.
Quy định chống mất rừng của EU: Cửa sáng cho cao su Việt Nam?

Quy định chống mất rừng của EU: Cửa sáng cho cao su Việt Nam?

Nếu vượt qua Quy định chống mất rừng của EU, đây sẽ là cú huých để ngành cao su Việt Nam định vị lại giá trị, từ một nhà cung ứng nguyên liệu giá rẻ thành đối tác chiến lược của những thị trường khó tính nhất thế giới.
Giá vàng hôm nay 14/7: Vàng nhẫn "neo" cao gần 120 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 14/7: Vàng nhẫn "neo" cao gần 120 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 14/7/2025 ghi nhận vàng miếng hôm nay neo ở mức 121,5 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng thế giới tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 14/7: Giá cà phê giảm nhẹ, ca cao và đường tăng

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 14/7: Giá cà phê giảm nhẹ, ca cao và đường tăng

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 14/7/2025 ghi nhận giá cà phê Arabica tăng nhờ thuế nhập khẩu của Mỹ với Brazil, trong khi Robusta, ca cao và đường đồng loạt đi xuống trước áp lực nguồn cung và nhu cầu yếu.
Thị trường nhóm nông sản 14/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt tăng

Thị trường nhóm nông sản 14/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt tăng

Thị trường nông sản ngày 14/7/2025 ghi nhận giá lúa mì, ngô và đậu tương kỳ hạn tại Mỹ đồng loạt đi xuống do tiến độ thu hoạch nhanh và thời tiết hỗ trợ mùa màng.
Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 14/7: Đồng Yên suy yếu do áp lực thuế Mỹ

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 14/7: Đồng Yên suy yếu do áp lực thuế Mỹ

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 14/7/2025 ghi nhận tăng nhẹ tại các ngân hàng trong nước; trên thị trường quốc tế, tỷ giá Yên Nhật giảm mạnh khi Mỹ áp thuế mới, thị trường kỳ vọng BoJ sẽ tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất.
Giá thép hôm nay 14/7: Giá thép giảm, quặng sắt tăng; ngành thép toàn cầu đối mặt bất ổn mới

Giá thép hôm nay 14/7: Giá thép giảm, quặng sắt tăng; ngành thép toàn cầu đối mặt bất ổn mới

Giá thép hôm nay 14/7 trong nước ổn định, dao động 12.520 - 13.580 đồng/kg. Thị trường thép - quặng sắt biến động ngược chiều, dự báo nửa cuối 2025 ngành thép sẽ chịu nhiều rủi ro chính sách và chuỗi cung ứng.
Giá cao su hôm nay 14/7/2025: Phiên đầu tuần, giá cao su trong nước và thế giới ổn định

Giá cao su hôm nay 14/7/2025: Phiên đầu tuần, giá cao su trong nước và thế giới ổn định

Giá cao su hôm nay 14/7, trong nước và quốc tế tiếp tục ổn định, không ghi nhận biến động lớn về giá. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD dù khối lượng giảm, nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng mạnh 22,4%.
Giá xăng dầu hôm nay 14/7: Dầu WTI và Brent đồng tăng phiên đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay 14/7: Dầu WTI và Brent đồng tăng phiên đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay 14/7/2025, giá xăng E5 Ron 92 ở mức 20.530 đồng/lít; xăng Ron 95 ở mức 21.116 đồng/lít. Tại thị trường thế giới, giá dầu Brent và WTI tăng mạnh trong tuần qua nhờ nhu cầu tiêu thụ cao mùa hè, bất chấp OPEC+ bắt đầu tăng sản lượng từ tháng 8.
Giá bạc hôm nay 14/7/2025: Phiên đầu tuần, giá bạc đồng loạt tăng nhẹ

Giá bạc hôm nay 14/7/2025: Phiên đầu tuần, giá bạc đồng loạt tăng nhẹ

Giá bạc hôm nay 14/7, giá bạc trong nước ghi nhận mức tăng 2.000 – 3.000 đồng/lượng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trong khi giá bạc thế giới giao ngay cũng nhích nhẹ lên 38,66 USD/ounce. Theo các chuyên gia, bạc không chỉ là tài sản tài chính, mà còn là nguyên liệu chiến lược trong công nghiệp xanh – yếu tố có thể đẩy giá bạc lên cao trong các chu kỳ tiếp theo.
Giá tiêu hôm nay 14/7: Giá tiêu trong nước và thế giới duy trì ổn định

Giá tiêu hôm nay 14/7: Giá tiêu trong nước và thế giới duy trì ổn định

Giá tiêu hôm nay 14/7/2025 ghi nhận giá tiêu trong nước hiện đang neo ở mức cao là 144.000 đồng/kg; tại thị trường thế giới, giá tiêu ghi nhận bình ổn.
Giá heo hơi hôm nay 14/7/2025: Giá heo hơi giảm nhẹ tại miền Bắc, giữ ổn định ở miền Trung và miền Nam

Giá heo hơi hôm nay 14/7/2025: Giá heo hơi giảm nhẹ tại miền Bắc, giữ ổn định ở miền Trung và miền Nam

Giá heo hơi hôm nay 14/7, thị trường heo hơi ghi nhận điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg tại Bắc Ninh, trong khi các tỉnh, thành khác giữ mức giá ổn định. Hiện, giá heo hơi cả nước dao động trong khoảng 64.000 – 67.000 đồng/kg, với mức cao nhất ghi nhận tại một số địa phương ở miền Nam.
Giá lúa gạo hôm nay 14/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang trong phiên đầu tuần

Giá lúa gạo hôm nay 14/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang trong phiên đầu tuần

Giá lúa gạo hôm nay 14/7, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ổn định. Giao dịch trên thị trường diễn ra chậm do lượng cung – cầu đều ở mức thấp. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam và các nước châu Á cũng giữ xu hướng bình ổn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ quốc tế suy yếu.