Chủ nhật 05/01/2025 08:19
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh doanh

Nguồn vốn đầu tư FDI kỳ vọng hoạt động kinh doanh sản xuất tiếp tục mở rộng

23/03/2021 11:51
Trong 2 tháng đầu năm 2021, thu hút FDI tiếp tục có tín hiệu khởi sắc khi nhiều nhà đầu tư thông báo kế hoạch mở rộng và tăng vốn tại Việt Nam, với việc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động kinh doanh sản xuất tiếp tục mở rộng.

Sau loạt dự án có quy mô lớn trị giá lên tới hàng tỷ đô được trao giấy chứng nhận đầu tư trong 2 tháng đầu năm 2021, thu hút FDI tiếp tục có tín hiệu khởi sắc khi nhiều nhà đầu tư thông báo kế hoạch mở rộng và tăng vốn tại Việt Nam.

Ông Gianluca Fiume, Chủ tịch phụ trách Piaggio Việt Nam
Ông Gianluca Fiume, Chủ tịch phụ trách Piaggio Việt Nam.

Theo ông Gianluca Fiume, Chủ tịch phụ trách Piaggio Việt Nam, với khoản đầu tư trị giá hàng triệu USD sẽ được Piaggio rót vào Việt Nam trong vài tháng tới. Khoản tiền này được Piaggio dùng để mở rộng kho lưu trữ xe, động cơ cũng như đầu tư vào hệ thống kiểm tra khí thải động cơ xe tự động theo công nghệ tiên tiến.

Kế hoạch này được nhà đầu tư đến từ nước Ý đưa ra khi sản lượng xe sản xuất và xuất khẩu của Piaggio tại Việt Nam đạt trên 147.000 chiếc trong năm 2020, phá kỷ lục 120.000 chiếc của năm 2019. Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng không chỉ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà còn ra một số nước châu Âu. Theo đó, lợi nhuận của công ty tại Việt Nam tăng trên 10% so với năm trước.

Không chỉ Piaggio, nhà đầu tư Vina CPK đến từ Singapore cũng đang tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng nhằm triển khai giai đoạn 2 của dự án Khu công nghiệp Bá Thiện II (Vĩnh Phúc)

Ông Trịnh Văn Quang, Giám đốc Phát triển dự án Công ty TNHH Vina CPK chia sẻ sau giai đoạn đình trệ do Covid-19, Vina CPK đang đẩy nhanh tiến độ để kịp thời có mặt bằng giao cho nhiều đối tác FDI tiềm năng. "Theo đó, diện tích đất công nghiệp hơn 100 ha đang được chúng tôi gấp rút thực hiện", ông Quang nói.

Nhưng quan trọng hơn cả việc Vina CPK mở rộng khu công nghiệp, theo ông Quang, việc đầu tư này sẽ kéo theo sự gia tăng của dòng vốn FDI vào Việt Nam. "Vừa qua, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài làm công nghiệp hỗ trợ cho các hãng điện tử lớn đã tiếp xúc với chúng tôi để tìm hiểu về các điều kiện đầu tư. Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư ngoại vẫn khá lớn", ông Quang chia sẻ.

Yếu tố để hấp dẫn nhà đầu tư

Đáng chú ý, không chỉ Piaggio, hay Vina CPK, rất nhiều doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam gần đây cũng đẩy mạnh mở rộng đầu tư.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 20/12/2020, tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019. Mặc dù nguồn vốn FDI đăng ký giảm song điểm nhấn trong năm 2020 là vốn đầu tư điều chỉnh của các doanh nghiệp FDI vẫn đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2021, vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,61 tỷ USD, tăng vọt hơn 2,5 lần so với cùng kỳ.

"Hiện tượng" mở rộng đầu tư trong thời gian gần đây, theo chia sẻ của nhiều chuyên gia kinh tế là điều dễ dự báo khi nhìn vào loạt báo cáo về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam được công bố gần đây.

Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố đầu tháng 2/2021 cho thấy có gần 47% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cho biết sẽ mở rộng sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới. Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp mở rộng chức năng bán hàng và sản xuất hàng hóa thông dụng ở mức cao so với các quốc gia, khu vực khác (khoảng 50%). Ngoài ra, có 16,4% doanh nghiệp cho biết sẽ tăng cường đầu tư thiết bị, đầu tư mới trong thời gian tới.

Tương tự, Báo cáo khảo sát tâm lý kinh doanh lần thứ 6 của Hội đồng Kinh doanh EU - ASEAN công bố vào tháng 10/2020 cho thấy, mặc dù có sự sụt giảm về cảm nhận tích cực đối với môi trường kinh doanh tại ASEAN, song 72% doanh nghiệp EU khảo sát đang ở Việt Nam cho biết vẫn có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong đó, sự hài lòng về cách thức ứng phó với Covid-19 của Chính phủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cộng đồng doanh nghiệp EU tự tin về kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Còn theo ông Gianluca, niềm tin về môi trường đầu tư, triển vọng thị trường... là những yếu tố hàng đầu thúc đẩy Piaggio tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam. "Chúng tôi đã tạo dựng được mối quan hệ gắn kết bền chặt với những người lao động cần mẫn, với những cộng sự đầy tin tưởng, với những đối tác tin tưởng và với chính quyền hành động tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Đây chính là những yếu tố "mềm" hấp dẫn nhà đầu tư", ông Gianluca nhấn mạnh.

Luôn tạo yếu tố hấp dẫn

Lý giải về làn sóng mở rộng của nhà đầu tư ngoại, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, sự ổn định của môi trường đầu tư cũng như cách phòng chống dịch bệnh Covid-19 một cách sáng tạo và hiệu quả chính là nguyên nhân khiến nhà đầu tư ngoại tin tưởng vào việc gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Cũng theo ông Dương, trong bối cảnh nhiều quốc gia vẫn lao đao vì dịch bệnh, phải thực hiện giãn cách xã hội, Việt Nam đã từng bước nỗ lực để khắc phục những khó khăn do sự ngắt quãng trong nguồn cung, sáng tạo trong cách ly tránh thiếu hụt lực lượng chuyên gia để doanh nghiệp ổn định vận hành máy móc và nhà xưởng.

Ở góc độ khác, đại diện Vina CPK cho rằng, sau thời gian hoạt động ở Việt Nam, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp FDI cho kết quả khả quan. Vì vậy, họ tìm cách mở rộng hoạt động tại đây, "ăn sâu, bén rễ" tại Việt Nam, coi Việt Nam như ngôi nhà thứ hai.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay, theo ông Dương là phải duy trì được sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, biện pháp quan trọng hàng đầu đó là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và tiếp tục kiểm soát dịch bệnh một cách có hiệu quả. Đây là biện pháp hàng đầu để nhà đầu tư nước ngoài quyết định đổ thêm vốn vào Việt Nam cũng như là lợi thế để Việt Nam hút thêm nguồn vốn FDI mới từ bên ngoài trong sự dịch chuyển dòng đầu tư của thế giới.

Ngoài ra, cần tiếp tục xem xét, rà soát các văn bản pháp luật, chính sách đầu tư, kinh doanh để bổ sung, sửa đổi những nội dung không rõ ràng, nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán... nhằm tránh hiện tượng mỗi địa phương áp dụng một kiểu, gây khó hiểu cho nhà đầu tư nước ngoài.

Đồng thời, kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh việc thi hành pháp luật liên quan đến thu hút vốn FDI để có những đề xuất tháo gỡ hợp lý, nhằm tránh mất cơ hội thu hút FDI đặc biệt là dòng vốn FDI chất lượng cao. Cần tiếp tục rà soát và phân loại thủ tục hành chính, phải loại bỏ thủ tục hành chính không phù hợp, không cần thiết, chồng chéo, mâu thuẫn...

PV

Tin bài khác
Doanh nghiệp Việt Nam trước cơ hội từ chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp Việt Nam trước cơ hội từ chuỗi cung ứng toàn cầu

Việt Nam cần nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nội địa, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu để tận dụng lợi ích từ xuất khẩu, thúc đẩy phát triển bền vững.
VinVentures: Những biến động lớn trong đầu tư startup Việt Nam năm 2024

VinVentures: Những biến động lớn trong đầu tư startup Việt Nam năm 2024

VinVentures vừa công bố Báo cáo Ngành Công nghệ, chỉ ra những thay đổi trong bức tranh đầu tư, các thương vụ đáng chú ý và phân tích chuyên sâu về thị trường.
Nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tiếp tục giảm thuế VAT 2%

Nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tiếp tục giảm thuế VAT 2%

Một số cơ sở kinh doanh mặt hàng, dịch vụ tiếp tục được giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đến ngày 30/6, theo Nghị định 180 do Chính phủ vừa ban hành.
Nhóm doanh nghiệp nào thể hiện các đặc trưng văn hóa số cao nhất?

Nhóm doanh nghiệp nào thể hiện các đặc trưng văn hóa số cao nhất?

Báo cáo đo lường mức độ trưởng thành văn hóa doanh nghiệp 2024 cung cấp cái nhìn toàn cảnh về tình hình văn hóa doanh nghiệp và xu hướng chuyển đổi số trong năm 2025.
Các “ông lớn” chia cổ tức lên đến nghìn tỷ tước Tết Nguyên đán 2025

Các “ông lớn” chia cổ tức lên đến nghìn tỷ tước Tết Nguyên đán 2025

Tết Nguyên đán 2025, hàng loạt doanh nghiệp lớn sẽ chi cổ tức tiền mặt với tỷ lệ hấp dẫn, có doanh nghiệp chi hơn 2.500 tỷ đồng, mang lại cơ hội lớn cho cổ đông.
Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024

Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024

Năm 2024, ngành chứng khoán ghi nhận nhiều dấu ấn lớn, trong đó sự cố tấn công mạng vào VNDIRECT là sự kiện đáng chú ý, gây gián đoạn giao dịch và tổn thất về kinh tế, nhưng cũng là bài học quý báu cho ngành.
Vì sao mua xe trước mua nhà là sai lầm tài chính cá nhân ?

Vì sao mua xe trước mua nhà là sai lầm tài chính cá nhân ?

Việc ưu tiên mua xe ô tô trước khi mua nhà ở có thể gây ra nhiều rủi ro tài chính. Chuyên gia cảnh báo, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vay mua xe.
Elon Musk huy động thành công thêm 6 tỷ USD cho startup xAI

Elon Musk huy động thành công thêm 6 tỷ USD cho startup xAI

Startup xAI của tỷ phú Elon Musk cho biết sẽ sử dụng số tiền này để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển.
Liệu đây có phải là thời điểm ‘

Liệu đây có phải là thời điểm ‘'vàng'' để mua bất động sản?

Lãi suất thấp, thị trường phục hồi – liệu đây có phải cơ hội vàng để vay mua bất động sản? Cùng tìm hiểu cách cơ cấu dòng tiền và phân khúc phù hợp để đầu tư nhà ở.
Đầu tư thông minh với 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng ai cũng nên biết

Đầu tư thông minh với 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng ai cũng nên biết

Chỉ với khoảng 5-10 triệu đồng mỗi tháng, có thể đầu tư thông minh để tạo ra lợi nhuận bền vững. Bài viết này sẽ chia sẻ những chiến lược đầu tư thông minh và an toàn với số tiền này, giúp làm chủ tài chính cá nhân.
Cách tích lũy 1 tỷ đồng đầu tiên: Bí quyết đầu tư dài hạn

Cách tích lũy 1 tỷ đồng đầu tiên: Bí quyết đầu tư dài hạn

Bằng cách duy trì thói quen đầu tư 30% thu nhập mỗi tháng ngay từ khi bắt đầu công việc, người trẻ có thể đạt được mục tiêu 1 tỷ đồng sau khoảng 10 năm.
Lựa chọn đầu tư năm 2025: Vàng, bất động sản hay trái phiếu?

Lựa chọn đầu tư năm 2025: Vàng, bất động sản hay trái phiếu?

Trong năm 2025, nhà đầu tư đứng trước nhiều lựa chọn hấp dẫn nhưng cũng không thiếu rủi ro. Vàng, bất động sản, hay trái phiếu, đâu là kênh đầu tư tiềm năng?
Kết nối mạng lưới cố vấn khởi nghiệp toàn cầu thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Kết nối mạng lưới cố vấn khởi nghiệp toàn cầu thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 23/12/2024, tại trụ sở Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã diễn ra Hội thảo: Kết nối mạng lưới cố vấn khởi nghiệp toàn cầu.
Giá vàng biến động: Nhà đầu tư nên giữ hay bán ?

Giá vàng biến động: Nhà đầu tư nên giữ hay bán ?

Giá vàng có sự biến động mạnh mẽ, nhưng chuyên gia khuyến cáo chỉ nên giữ vàng ở mức 15-20% tài sản và tránh đoán đỉnh, dò đáy.
Những hình ảnh ấn tượng tại Techfest VinhPhuc 2024 lần thứ 2

Những hình ảnh ấn tượng tại Techfest VinhPhuc 2024 lần thứ 2

Techfest VinhPhuc 2024 thu hút hàng trăm đại biểu và chuyên gia, đánh dấu bước tiến mới trong khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại tỉnh Vĩnh Phúc, tạo cơ hội kết nối và phát triển.