Thứ bảy 10/05/2025 04:49
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

"Nghị định 86 muốn dìm xe công nghệ xuống cho bằng taxi truyền thống?"

12/10/2020 00:00
Đánh giá về Dự thảo Nghị định 86 sửa đổi đang được Bộ GTVT đưa ra lấy ý kiến lần thứ 6, ông Ngô Vĩnh Bạch Dương - Trưởng phòng Luật kinh tế, Viện Nhà nước và Pháp luật, bày tỏ dường như Nghị định này đang muốn dìm taxi công nghệ xuống cho bằng taxi t

Câu chuyện quản lý taxi công nghệ sau vụ kiện của Vinasun và Grab đang trở thành vấn đề tranh cãi khi mô hình quản lý được đánh giá chưa theo kịp thực tế phát triển.

Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Kinh tế chia sẻ: mô hình gọi xe công nghệ và những thách thức cần tháo gỡ”, do Báo Người Đại biểu Nhân dân tổ chức vào tối 19/11.

Theo ông Bạch Dương, khi tham gia một chuỗi cung ứng, mỗi đơn vị cần đạt nhiều yêu cầu, tất nhiên có việc điều hành, cung cấp các giải pháp tối ưu và cả các dịch vụ như hệ thống DSS (decision support system – hệ thống hỗ trợ ra quyết định) để đề xuất giá chính xác dựa trên quy luật cung cầu tại thời điểm thực. Đấy là vấn đề trí tuệ nhân tạo và các cái thuật toán kinh tế.

Theo đó, “xuất hiện dịch vụ điều hành, dich vụ quản lý, thậm chí các công ty không sở hữu khách sạn nào nhưng lại trở thành tập đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng, cung cấp dịch vụ quản lý, cung cấp dịch vụ điều hành. Và riêng với các dịch vụ cung cấp các giải pháp tối ưu cho con đường mà mình di chuyển, thì nhận diện nó như thế nào”, ông Dương đặt vấn đề.

Để giải bài toán này, ông Dương dẫn giải trường hợp cụ thể, tòa châu Âu cho rằng loại hình này liên quan đến vận tải nhưng không phải là taxi. Theo đó, Trưởng phòng Luật kinh tế, Viện Nhà nước và Pháp luật khẳng định: “Taxi và vận tải là hai câu chuyện khác nhau hoàn toàn. Vận tải hay không vận tải, điều đó thực ra không quan trọng nếu đi vào bản chất của kinh tế chia sẻ. Sự ra đời của công nghệ web 2.0, liên quan đến nền tảng số làm cho người ta tương tác với nhau tốt hơn. Khách quan mà nói, điều đó tạo ra những doanh nghiệp chuyên kinh doanh nền tảng, tham gia các hoạt động điều tiết và tối ưu hóa”.

Nhiều lần khẳng định ở đâu có rủi ro thì ở đấy mới cần quản lý, ông Dương đánh giá, taxi truyền thống và taxi công nghệ vốn là 2 loại đối tượng có "thân phận" khác nhau nên việc bình đẳng được 2 nhóm này sẽ tương đối khó khăn. “Nhưng tại sao không nói mỗi một người lái xe là một doanh nghiệp nhỏ?”, ông Dương gợi ý.

Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương - Trưởng phòng Luật kinh tế, Viện Nhà nước và Pháp luật.

Lật lại câu chuyện về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo Dự thảo Nghị định 86 công nhận, ông Ngô Vĩnh Bạch Dương cho rằng, có một số vấn đề cần làm rõ.

“Thứ nhất, người tiêu dùng là số 1, là người bỏ phiếu cho sự tồn tại của doanh nghiệp bằng đồng tiền của mình.

Thứ hai là việc chèn ép đối tác yếu thế. Bằng một thuật toán nào đó mà người ta có thể can thiệp để điều một anh tài xế cách 7km đi chở những cuốc xe chỉ có 600m. Điều đó có nên không? Có nên chèn ép đối tác yếu thế không? Tôi nghĩ rằng theo luật cạnh tranh mới, điều này chưa được nói rõ.

Thứ 3, khi dùng công nghệ thì có hàng loạt các điều khoản giao dịch, từ vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo đảm an toàn thông tin đến vấn đề bảo đảm lợi ích quốc gia trong vấn đề quản lý thuế, quản lý điều hành,... Ai sẽ là người quan sát vấn đề này?

Tôi nghĩ rằng điều kiện kinh doanh phải nhằm vào chỗ rủi ro, nếu không rủi ro đừng quản lý”, ông Bạch Dương thẳng thắn.

Quay lại dự thảo Nghị định 86 sửa đổi, ông Dương bày tỏ dường như đang dìm taxi công nghệ xuống cho bằng taxi truyền thống. Và để taxi truyền thống và taxi công nghệ bình đẳng thì làm cách nào đó để trao cho người lái taxi quyền tự quyết.

Cùng với đó, ông đề xuất mô hình doanh nghiệp một chủ: “Tại sao không vừa làm chủ, vừa làm thư ký, vừa là kế toán trưởng, vừa là người lao động. Các anh em lái xe đừng bao giờ nghĩ mình làm thuê cho Grab. Chính người lái xe cần thay đổi cơ bản cái tư duy này”, ông Dương nhấn mạnh.

So với Nghị định 86/2014/NĐ-CP, bản Dự thảo Nghị định 86 sửa đổi có tới 85 điều kiện kinh doanh ((ĐKKD) được bổ sung. Trong khi đó, chỉ có 12 ĐKKD được cắt bỏ.

Trao đổi với PV liên quan đến vụ kiện của Vinasun và Grab, ông Ngô Vĩnh Bạch Dương cho rằng, bản chất đang có sự ngộ nhận rằng doanh thu của Vinasun sụt giảm là do Grab gây ra. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác, tòa sẽ xem xét về quan hệ nhân quả của các hành động của Grab và các hãng khác mà có thể đem lại sụt giảm doanh thu cho Vinasun. Điểm này tòa sẽ phải đánh giá kĩ hơn.

Anh Lê

Tin bài khác
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.