Chủ nhật 06/07/2025 07:29
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Ngành công nghiệp tỷ đô của Việt Nam, Campuchia đang đếm từng ngày, khốn đốn vì Coronavirus

12/10/2020 00:00
Ngành công nghiệp may mặc trị giá hàng tỷ USD của Campuchia, Việt Nam có nguy cơ bị gián đoạn chuỗi sản xuất vì Coronavirus, tờ The Asean Post đưa tin.

Mới đây, Thủ tướng Campuchia đã nhấn mạnh rằng dịch bệnh đang khiến các ngành công nghiệp chủ chốt của Đông Nam Á bị tê liệt, thương mại biên giới gặp khó khăn. Số người chết vì virus Corona, xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) đã lên tới hơn 3.000 người trên toàn thế giới.

Bắc Kinh đã ban hành các lệnh phong toả chưa từng có đối với các thành phố, tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Điều này khiến cho công xưởng của thế giới, mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy.

Coronavirus làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, ông Hun Sen nói.

Campuchia đã bắt đầu cảm thấy khó khăn khi ngành may mặc, trị giá 7 tỷ USD, có đến 60% nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bộ Lao động nước này tuần trước cho biết 10 nhà máy phải thu hẹp dây chuyền sản xuất. 3.000 công nhân đã mất việc. Nhưng tác động rõ nét của Coronavirus có thể sẽ rơi vào tháng 3 khi gần nguyên liệu dự trữ của gần 200 nhà máy cạn kiệt.

Điều này có thể tác động đến số phận của 160.000 công nhân, nhân viên – tức hơn 20% lực lượng lao động trong ngành này.

Ông Hun Sen cho biết đã yêu cầu Trung Quốc gửi nguyên liệu khẩn cấp để tránh tình trạng ngưng trệ sản xuất.

Một nguồn tin từ Bộ Lao động nói với truyền thông rằng dự kiến Campuchia sẽ nhận được một số nguyên liệu đầu vào vào cuối tháng 3, dù không đáp ứng đầy đủ nhu cầu.

Pann Sokchea, công nhân tại khu sản xuất của Phnom Penh lo lắng lương sẽ bị cắt giảm. "Các nhà máy không còn vải, công nhân vì thế lo ngại về công việc", cô nói.

Việt Nam, nước láng giềng của Campuchia, cũng sẽ mất tới 2 tỷ USD nếu nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc bị trì hoãn thêm 2 tuần nữa, ông Lê Tiến Trường, TGĐ Vintatex nói với truyền thông.

Tương tự Campuchia, ngành may mặc Việt Nam phụ thuộc đến 60% vải từ Trung Quốc để cung cấp cho các dây chuyền, theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đã giảm 1,7% xuống 4,5 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm. Và các nhà xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc cũng đang cảm thấy "sức nóng" khi các xe container bị tắc lại ở biên giới.

Ở Lạng Sơn, nhiều lái xe tải cho biết họ phải chờ hàng giờ, thậm chí vài ngày để đưa hàng hóa của họ sang biên giới.

Sự thiếu hụt lao động khiến cho việc dỡ hàng, trước đây hoàn thành chỉ trong hơn một giờ, lên cả một ngày.

PV

Tin bài khác
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới sở hữu 2 sân bay quốc tế, 2 cảng biển loại và hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối liên hoàn theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Tất cả sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn tới.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.