Lãnh đạo tỉnh Kon Tum đối thoại, giải quyết kiến nghị của các doanh nghiệp đầu tư ngành điện
- 49
- Doanh nghiệp Việt Nam sau đại dịch
- 20:57 24/12/2021
DNHN - Ông Nguyễn Hữu Tháp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi đối thoại, giải quyết kiến nghị của các doanh nghiệp, nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ; điện mặt trời mái nhà để bàn hướng giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc tiết giảm công suất các nguồn điện của ngành điện.
Tại buổi đối thoại, các doanh nghiệp, nhà đầu tư đề nghị UBND tỉnh làm việc với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Ưu tiên, không tiết giảm công suất thủy điện vừa và nhỏ, điện mặt trời mái nhà để không ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp, giảm áp lực trả nợ vay ngân hàng, không lãng phí tài nguyên, tăng nguồn thu ngân sách tại địa phương. Trường hợp buộc phải tiết giảm theo kế hoạch phải được tính toán, công bằng, công khai minh bạch giữa các tỉnh, giữa các doanh nghiệp thuộc ngành điện với các doanh nghiệp tại địa phương.

Ngoài ra, nâng cấp Trạm biến áp 220kV Kon Tum có công suất 2x125MVA lên thành 2x250MVA, trong thời gian sớm nhất (trong năm 2022) để giảm quá tải Trạm biến áp 220kV, nâng cấp đường dây 220kV Kon Tum - Plei Ku để nâng cao khả năng tải điện các dự án nguồn điện tại tỉnh Kon Tum lên lưới điện quốc gia phù hợp với quy hoạch và việc phát triển các dự án nguồn điện tại tỉnh Kon Tum. Triển khai đầu tư đường dây 220kV Kon Tum- Bờ Y và Trạm biến áp 220kV Bờ Y (trước năm 2023) để thuận lợi cho việc đấu nối các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Quan tâm đầu tư hạng mục đường dây 110kV và trạm biến áp 110kV Đăk Glei (trước năm 2023) nhằm tạo điều kiện đấu nối các dự án nguồn điện trên địa bàn huyện Đăk Glei.
Đề nghị Công ty Điện lực Kon Tum thực hiện phối hợp với các doanh nghiệp thủy điện vừa và nhỏ, điện mặt trời áp mái xây dựng phương thức, kế hoạch vận hành tối ưu nhất để huy động tối đa công suất nguồn theo quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành hiện hành, đảm bảo công bằng, minh bạch.
Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà thực hiện hoàn thành các quy định, thủ tục hiện còn thiếu; tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn, giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nguồn điện trên địa bàn thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật.
Được biết, toàn tỉnh hiện có 29 Nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất 271,1 MW; trong đó 12 nhà máy thủy điện nối lưới 110 kV tổng công suất 192,6 MW; 17 nhà máy thủy điện nối lưới 220 kV tổng công suất 78,5 MW. Riêng thủy điện Plei Krông công suất 100MW đang phát điện lên lưới điện quốc gia qua trạm biến áp 220kV Kon Tum và đường dây 220kV Kon Tum - Plei Ku.
Về điện gió, Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật 50MW đã thi công hoàn thành một phần (11MW) đưa vào vận hành thử nghiệm; hiện đang tiếp tục thi công phần còn lại.
Về điện mặt trời mái nhà, tại khu vực tỉnh Kon Tum có 161,146 MWp, tương ứng 128,9 MW đấu nối vào lưới trung, hạ áp. Các nguồn điện được huy động công suất qua TBA 220kV Kon Tum lên lưới điện quốc gia.
Về hệ thống điện truyền tải, hiện nay hai máy biến áp AT1 (125MVA), AT2 (125MVA) của Trạm biến áp 220kV đang vận hành đầy tải, quá tải. Do đó, hiện tại các nguồn điện tại tỉnh Kon Tum chưa được đơn vị điều độ của ngành điện huy động tối đa công suất để phát lên lưới điện quốc gia nhằm đảm bảo an toàn kỹ thuật cho trạm biến áp 220kV Kon Tum.
Đặc biệt, đường dây 110kV Kon Tum - Plei Ku sử dụng dây dẫn siêu nhiệt GZTACSR200 với dòng tải định mức 832A; hiện nay dòng làm việc Imax = 538A tương ứng mang tải trên 64,7%, truyền tải công suất các dự án nguồn về Trạm biến áp 500kV Plei Ku.
Dự kiến theo kế hoạch trong năm 2022, các thủy điện nhỏ sẽ hoàn thành đưa vào nghiệm thu vận hành với tổng công suất 60,6MW (trong đó, trực tiếp qua Trạm biến áp 220kV Kon Tum là 48MW); với công suất tăng thêm 98MW được tải qua Trạm biến áp 220MW sẽ ảnh hưởng đến việc vận hành, buộc cơ quan điều độ phải giảm huy động công suất để không ảnh hưởng đến hệ thống điện quốc gia, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Kết luận buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại của các doanh nghiệp, chủ đầu tư có các dự án điện mặt trời mái nhà và thủy điện trên địa bàn tỉnh.
Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Kon Tum có biện pháp hạn chế tối đa, giảm thấp nhất thiệt hại việc tiết giảm, sa thải công suất các nguồn điện mặt trời mái nhà, thủy.
Đồng thời, chủ động liên hệ với Bộ Công Thương để sắp xếp, bố trí thời gian làm việc với đoàn công tác của lãnh đạo UBND tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh có phương án xây dựng, nâng cấp các Trạm biến áp và đường dây truyền tải điện trên tinh thần các doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhu cầu nâng cấp nhằm giải tỏa hết công suất của các dự án.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh có văn bản báo cáo, kiến nghị gửi Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét, có các biện pháp phù hợp trên cơ sở và kiến nghị doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án điện mặt trời mái nhà và thủy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Cùng với đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại xem xét tính toán việc thu hồi vốn vay, quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư điện mặt trời mái nhà đã vay vốn ngân hàng.
Trọng Tâm
Bài liên quan
Đọc thêm Doanh nghiệp Việt Nam sau đại dịch
Kiềng 3 chân giúp hộ nuôi làm giàu
“Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo” là câu nói tâm đắc của những người làm nghề canh trì. Có những lúc thăng trầm, nhưng nghề nuôi cá vẫn luôn là điểm tựa vững chắc cho cuộc sống của họ. Nghề này, tuy vất vả nhưng nếu “thuận buồm, xuôi gió”, có thể giúp nông dân trở thành tỷ phú. Tuy nhiên, nuôi cá không gặp thời, cũng khiến họ phải chịu cảnh trắng tay.
Dự án hơn 2 tỷ đô: Khởi đầu đắt giá cho du lịch đêm Quy Nhơn
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế cho Quy Nhơn – Bình Định. Trong đó sự xuất hiện của dự án hơn 2 tỷ đô MerryLand Quy Nhơn được nhìn nhận là khởi đầu đắt giá, thúc đẩy phát triển kinh tế đêm – mảnh ghép còn thiếu của du lịch Bình Định.
VPCorp và HKT Group ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác
Sáng 12/5/2022, tại TP,HCM đã chính thức diễn ra Lễ khai trương Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh VP (VPCORP) và Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc HKT (HKT GROUP). Cũng tại sự kiện, VPCORP và HKT GROUP đã ký kết hợp tác cùng hai đơn vị uy tín trong ngành bất động sản là: Phú Đông Group và Thang Long Real Group.
Hà Nội chuyển mình để thích ứng
Qua hơn 2 năm kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội đã có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ, từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Đây là tiền đề để bảo đảm sức khỏe cho nhân dân, thích ứng an toàn, nhanh chóng phục hồi và phát triển.
Tổng thống Sierra Leone đánh giá cao việc Việt Nam chọn ngành IT là “cánh chim đầu đàn” để phát triển đất nước
Trong chuyến thăm Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh của Tổng thống Julius Maada Bio, ông đã đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam chọn công nghệ thông tin là “cánh chim đầu đàn” để phát triển đất nước. Đặc biệt, là việc xây dựng, hình thành và phát triển các khu Công nghệ cao ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, khẳng định đây là điều mà Sierra Leone sẽ học tập.
Thực thi gói hỗ trợ: Chú ý diễn biến thị trường để có biện pháp quản trị rủi ro
Trong Chương trình hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, một số cấu phần có chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn về nguy cơ lạm phát hay tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng hay sức ép đối với bội chi ngân sách. Quá trình thực hiện cần chú ý tới các diễn biến của thị trường, của nền kinh tế, các biểu hiện rủi ro phát sinh và từ đó có các biện pháp quản trị rủi ro và điều chỉnh kịp thời.
Doanh nghiệp gia tăng đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu
Nhân lực, cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số… là những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam tập trung đẩy mạnh đầu tư ngay từ đầu năm 2022, với kỳ vọng sẽ tận dụng được cơ hội mở ra từ nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi trước đại dịch Covid-19.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ “nhắm” đích 18 - 20 tỷ USD
Ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu, vào năm 2025, trị giá xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 18 - 20 tỷ USD; tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước đạt 5 tỷ USD.
TP. Hồ Chí Minh tạo sinh khí mới để thu hút đầu tư trong điều kiện bình thường mới
Sau những kết quả tích cực trong công tác kiểm soát dịch COVID-19 gần đây, TP. Hồ Chí Minh bước vào năm mới với quyết tâm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm củng cố vị thế đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong bài viết dưới đây, giảng viên Đại học RMIT Tiến sĩ Burkhard Schrage đưa ra ba gợi ý để thành phố thành công trên bình diện này trong điều kiện bình thường mới.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Một số vấn đề trong việc điều hành giá cả thị trường trong năm 2022
Năm nay là năm thứ 2 Việt Nam trải qua cơn đại dịch Covid chưa từng có, nó tác động mạnh mẽ vào từng gia đình và mọi hoạt động kinh tế xã hội của đất nước.