Thứ năm 29/05/2025 04:39
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hàng loạt cảng biển tại châu Á rơi vào tình trạng tắc nghẽn

Tình trạng tắc nghẽn cảng biển lan rộng khắp châu Á do căng thẳng thương mại và xáo trộn tuyến hàng hải, khiến thời gian chờ tàu kéo dài tại nhiều cảng lớn.
Hàng loạt cảng biển tại châu Á rơi vào tình trạng tắc nghẽn
Hàng loạt cảng biển tại châu Á rơi vào tình trạng tắc nghẽn.

Tình trạng tắc nghẽn ở các cảng biển tại châu Á đang gia tăng, với Singapore, cảng trung chuyển lớn nhất thế giới, là một trong những điểm nóng. Theo số liệu mới nhất, thời gian chờ tàu tại cảng Singapore hiện dao động từ 12 đến 36 giờ, với thời gian trung bình khoảng 1,82 ngày trong tuần qua.

Theo ông Tan Hua Joo, chuyên gia phân tích ngành vận tải container tại Linerlytica, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự xáo trộn trong điều phối tàu, sau khi Mỹ ban hành các mức thuế mới đối với Trung Quốc và nhiều đối tác thương mại khác. Bên cạnh đó, sự chậm trễ tại các cảng đầu nguồn cũng khiến các tàu container dồn về các điểm trung chuyển như Singapore trong thời gian ngắn, gây ra hiện tượng “vón tàu”.

Căng thẳng thương mại và thay đổi tuyến hàng hải khiến các cảng quá tải

Cảng Singapore không phải là trường hợp cá biệt. Theo báo cáo của hãng tàu Hapag-Lloyd ngày 26/5, nhiều cảng lớn tại châu Á cũng đang đối mặt với tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Trong đó, Thượng Hải và Thanh Đảo (Trung Quốc) ghi nhận thời gian chờ từ 24 đến 72 giờ, cảng Ninh Ba (Trung Quốc) là 24–36 giờ, cảng Busan (Hàn Quốc) là 18 giờ, còn cảng Yokohama (Nhật Bản) từ 12 đến 24 giờ.

Tại Malaysia, cảng Klang ghi nhận thời gian chờ trung bình lên tới 1,46 ngày, có lúc kéo dài tới 2,5 ngày. Theo báo cáo của Kuehne+Nagel, mật độ container tại bãi (yard congestion) tại đây đã lên tới 90%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất bốc xếp.

PSA Singapore, nhà khai thác cảng chính của đảo quốc, thừa nhận tình trạng “tập trung bất thường của các tàu container” trong những tuần gần đây. Theo đại diện PSA, nguyên nhân đến từ việc các hãng tàu tái cấu trúc tuyến đường do ảnh hưởng từ các yếu tố địa chính trị và chiến tranh thương mại. Tình trạng dồn tàu đến từ nhiều khu vực khác nhau, đặc biệt là Trung Quốc, đã khiến các kế hoạch xếp dỡ bị đảo lộn.

Theo dữ liệu của EconDB, thời gian lưu container trung chuyển tại cảng Singapore vào ngày 19/5 đạt trung bình 9,5 ngày, tiệm cận mức đỉnh 10,8 ngày từng được ghi nhận vào cuối tháng 5/2024. Con số này cao hơn đáng kể so với mức trung bình 7,6 ngày kể từ tháng 3/2022 đến nay.

Ông Tan từ Linerlytica cho biết tình trạng tắc nghẽn tại Singapore đã đạt đỉnh trong quý II/2024, và hiện có dấu hiệu cải thiện nhờ việc bổ sung công suất xử lý và bến bãi. Tuy nhiên, áp lực vẫn chưa được giải quyết triệt để và có nguy cơ tái diễn nếu các yếu tố bất định kéo dài.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến xáo trộn. Sau khi Mỹ công bố gia hạn 90 ngày giảm thuế với một số đối tác, nhiều doanh nghiệp đã ồ ạt đẩy hàng khỏi các cảng Trung Quốc để tận dụng “khoảng thời gian vàng”. Riêng Trung Quốc và Mỹ đạt thỏa thuận tạm đình chiến vào ngày 12/5, khiến làn sóng giao hàng từ giữa tháng 5 cũng tăng vọt.

Chi phí vận chuyển có thể hạ nhiệt

Trong 4 tuần tới, tổng dung lượng vận tải trên tuyến châu Á – Mỹ dự kiến sẽ tăng mạnh, với hơn 560.000 TEU (đơn vị container 20 feet) rời châu Á mỗi tuần, cao hơn khoảng 50% so với nửa đầu tháng 5/2025. Đợt tăng nguồn cung này được kỳ vọng sẽ kìm hãm đà tăng của cước vận tải biển, vốn đã tăng mạnh khi căng thẳng thương mại khiến chi phí logistics leo thang.

Giới phân tích cảnh báo rằng sự chậm trễ ở châu Âu cũng có thể tiếp tục tác động lan tỏa đến châu Á nếu không được kiểm soát kịp thời. Trong năm ngoái, nhiều hãng tàu từng bỏ qua cảng Singapore vì thời gian chờ bốc dỡ quá lâu khiến họ không thể giữ đúng lịch trình.

Dù chưa trở lại mức khủng hoảng của năm 2024, ngành vận tải biển châu Á vẫn đứng trước nhiều thách thức từ cả yếu tố địa chính trị, thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh các chính sách thuế quan của Washington vẫn liên tục thay đổi.

Chủ tịch ECB: Đồng euro có thể trở thành lựa chọn thay thế USD Chủ tịch ECB: Đồng euro có thể trở thành lựa chọn thay thế USD
Nhật Bản mất ngôi “chủ nợ lớn nhất thế giới” sau 3 thập kỷ Nhật Bản mất ngôi “chủ nợ lớn nhất thế giới” sau 3 thập kỷ
EU và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại nhằm tránh cuộc chiến thuế quan EU và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại nhằm tránh cuộc chiến thuế quan
Tin bài khác
Doanh nghiệp nhỏ tại Hồng Kông - Trung Quốc lao đao vì thuế quan Mỹ - Trung

Doanh nghiệp nhỏ tại Hồng Kông - Trung Quốc lao đao vì thuế quan Mỹ - Trung

Hơn 360.000 doanh nghiệp nhỏ tại Hồng Kông (Trung Quốc) lao đao vì thuế quan Mỹ - Trung, khi đơn hàng sụt giảm, dòng tiền đứt gãy và chuỗi cung ứng toàn cầu phân mảnh.
Nhật Bản mất ngôi “chủ nợ lớn nhất thế giới” sau 3 thập kỷ

Nhật Bản mất ngôi “chủ nợ lớn nhất thế giới” sau 3 thập kỷ

Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn giữ vị trí quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới, dù tổng tài sản nước ngoài ròng của nước này vẫn đạt mức kỷ lục.
EU và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

EU và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

EU và Mỹ nhất trí tăng tốc đàm phán thương mại nhằm tránh cuộc chiến thuế quan có thể làm chao đảo thương mại toàn cầu và đe dọa tăng trưởng kinh tế của cả hai bên.
Doanh nghiệp Mỹ tận dụng quy định cũ để "né thuế" hợp pháp

Doanh nghiệp Mỹ tận dụng quy định cũ để "né thuế" hợp pháp

Để ứng phó với tác động thuế quan gia tăng, nhiều doanh nghiệp Mỹ đang tận dụng quy định “first sale rule”, có từ năm 1988, để "né thuế" và giảm thiểu chi phí nhập khẩu dựa trên giá trị giao dịch ban đầu.
ASEAN "chốt" hai hiệp định thương mại, mở đường hội nhập kinh tế sâu rộng

ASEAN "chốt" hai hiệp định thương mại, mở đường hội nhập kinh tế sâu rộng

ASEAN "chốt" hai hiệp định thương mại ATIGA và ACFTA 3.0, mở đường hội nhập nội khối sâu rộng và tăng cường liên kết với Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động.
Tắc nghẽn tại cảng châu Âu báo hiệu làn sóng gián đoạn chuỗi cung ứng

Tắc nghẽn tại cảng châu Âu báo hiệu làn sóng gián đoạn chuỗi cung ứng

Tình trạng tắc nghẽn tại cảng lan rộng khắp châu Âu báo hiệu làn sóng gián đoạn chuỗi cung ứng mới, đe dọa làm tăng mạnh chi phí vận tải biển, trong bối cảnh thuế quan và rủi ro địa chính trị leo thang.
Tổng thống Donald Trump gia hạn thời gian áp thuế với EU đến ngày 9/7

Tổng thống Donald Trump gia hạn thời gian áp thuế với EU đến ngày 9/7

Tổng thống Donald Trump vừa quyết định gia hạn áp thuế 50% lên hàng hóa EU đến ngày 9/7 sau cuộc gọi với Chủ tịch EC, tạm "giảm nhiệt" căng thẳng nhưng rủi ro vẫn hiện hữu.
Trump, smartphone và EU: Cơn địa chấn thương mại toàn cầu

Trump, smartphone và EU: Cơn địa chấn thương mại toàn cầu

Tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế 50% với hàng hóa EU, và 25% với smartphone sản xuất ngoài nước Mỹ, khiến thị trường toàn cầu chao đảo và làm dấy lên lo ngại căng thẳng thương mại toàn cầu.
Chính sách thuế của ông Donald Trump: Kế hoạch tranh cử hay bài toán kinh tế?

Chính sách thuế của ông Donald Trump: Kế hoạch tranh cử hay bài toán kinh tế?

Giới phân tích cho rằng, “cuộc chiến thuế quan” (theo cách gọi của giới truyền thông) mà Mỹ phát động đem đến “cảm giác chiến thắng” cho Tổng thống Donald Trump và lấy phiếu cử tri tầng lớp trung lưu dành cho Đảng Cộng hòa trước cuộc đua bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào năm 2026.
“Cơn sốt” kho ngoại quan tại Mỹ giữa biến động chính sách thuế

“Cơn sốt” kho ngoại quan tại Mỹ giữa biến động chính sách thuế

Chi phí thuê kho ngoại quan đã tăng gấp 4 lần khi doanh nghiệp Mỹ đổ xô tận dụng công cụ này để trì hoãn thuế, bảo vệ dòng tiền giữa lúc chính sách thương mại thay đổi liên tục.
Sự trỗi dậy của chiến lược “phi Mỹ hóa” trong xuất khẩu của Trung Quốc

Sự trỗi dậy của chiến lược “phi Mỹ hóa” trong xuất khẩu của Trung Quốc

Trước rủi ro thương mại kéo dài, doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục tăng tốc đa dạng hóa thị trường theo chiến lược “phi Mỹ hóa”, trong bối cảnh “tách rời” của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trung Quốc ban hành Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân

Trung Quốc ban hành Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân

Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 20/5, là luật đầu tiên dành riêng cho hỗ trợ bảo vệ và phát triển khu vực tư nhân của Bắc Kinh.
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa hạ lãi suất cho vay cơ bản, mở đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ứng phó áp lực đối với hệ thống ngân hàng.
Trump Organization chuẩn bị bàn kế hoạch xây dựng Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh

Trump Organization chuẩn bị bàn kế hoạch xây dựng Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh

Trump Organization lên kế hoạch xây Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh, trong bối cảnh Việt Nam tăng tốc đàm phán thương mại với Mỹ, nhằm bảo vệ xuất khẩu và thu hút đầu tư bất động sản chiến lược.
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất ít nhất đến tháng 9/2025

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất ít nhất đến tháng 9/2025

Nhiều quan chức Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9/2025, do cần thêm thời gian đánh giá tác động từ chính sách thương mại của Mỹ đến kinh tế vĩ mô.