
Giảm phí, lệ phí, nhằm góp phần hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh vận tải
Ngày 29/9, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 59/2022/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí, nhằm góp phần hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh vận tải trước những khó khăn do COVID-19 cũng như biến động của giá nhiên liệu trong thời gian qua.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 1/10 đến hết ngày 31/12/2022, quy định giảm 20% phí trọng tải tàu, thuyền hoạt động hàng hải nội địa; phí bảo đảm hoạt động hàng hải nội địa; lệ phí ra, vào cảng biển hoạt động hàng hải nội địa và 7/10 nội dung thu phí trong hai khoản phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay; phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay.

Bên cạnh đó, phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và phí trình báo đường thủy nội địa và lệ phí ra, vào cảng bến thủy nội địa sẽ được giảm 50%.
Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Trong đó, giảm 30% mức phí sử dụng đường bộ đối với xe tập lái, xe sát hạch; tiếp tục giảm 30% mức phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách, giảm 10% mức phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tài hàng hóa; giảm 50% lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng. Thời gian giảm phí kể từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 30/6/2022.
P.V
Cùng chuyên mục


Sản xuất và phân phối xanh - Giải pháp cho phát triển kinh tế bền vững

Trình Chính phủ kế hoạch giảm thêm 2% lãi suất cho vay từ Quỹ phát triển DNNVV

Ngành thuế rốt ráo gỡ vướng, doanh nghiệp xuất khẩu nhận hàng ngàn tỷ tiền hoàn thuế

Đề xuất quy định mới về nộp tiền thuế, phí đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
HNX Đã sẵn sàng vận hành Hệ thống giao dịch Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"