Thứ ba 01/07/2025 15:57
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Giải pháp nào để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá?

Theo các chuyên gia, để kinh tế tư nhân có cơ hội trở thành trụ cột vững chắc của nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP thì Nhà nước phải cải thiện thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và FDI.
Sản xuất thiết bị máy công nghiệp tại Công ty cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ (Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Nguồn ảnh HNMO
Sản xuất thiết bị máy công nghiệp tại Công ty cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ (Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Nguồn ảnh HNMO

Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân có hơn 6,1 triệu cơ sở kinh doanh, trong đó có khoảng 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiếp tục là khu vực có đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế.

Theo các chuyên gia, để kinh tế tư nhân có cơ hội trở thành trụ cột vững chắc của nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP thì Nhà nước phải cải thiện thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và FDI.

GS. Vũ Minh Khương - giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore): Thể chế, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực cần được tháo gỡ

Giải pháp nào để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá?
GS. Vũ Minh Khương

Chia sẻ trên chinhphu.vn, GS. Vũ Minh Khương cho biết: "Kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn phải đối mặt với một số rào cản mang tính căn bản. Tôi cho rằng có 3 vấn đề cốt lõi cần được tháo gỡ, đó là thể chế, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực".

Theo GS. Vũ Minh Khương, vấn đề cụ thể là:

Thứ nhất, về thể chế, điểm quan trọng không phải là nhìn vào những rào cản chung chung mà phải xác định những "chốt hãm" cụ thể trong từng ngành nghề. Chúng ta có khoảng 35 ngành mà khu vực kinh tế tư nhân đang hoạt động và trong mỗi ngành đều tồn tại những vướng mắc cần được giải quyết triệt để. Trước đây, Khoán 10 đã tạo ra bước ngoặt trong nông nghiệp, thì nay cũng cần một cuộc cải cách tương tự cho từng ngành kinh tế quan trọng. Các doanh nghiệp tư nhân đang chờ đợi một sự thay đổi đột phá về pháp lý, thủ tục hành chính cũng như sự kết nối chặt chẽ giữa các cụm ngành. Muốn vậy, Chính phủ cần lắng nghe trực tiếp từ các hiệp hội ngành nghề – từ bất động sản, cơ khí đến công nghệ phần mềm – để có những quyết sách chính xác và kịp thời.

Một ví dụ cụ thể là ngành vận tải biển. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sở hữu hàng triệu tấn hàng hóa nhưng phải đăng kiểm ở nước ngoài vì thủ tục ở đó thuận lợi hơn. Hệ thống hải quan ở một số cảng lớn như Cái Mép vẫn còn manh mún, thiếu sự đồng bộ. Nếu có thể áp dụng mô hình số hóa thống nhất như Singapore, chúng ta sẽ giải phóng một nguồn lực sản xuất khổng lồ. Hay trong lĩnh vực logistics, quy định hiện nay chỉ cho phép trung chuyển hàng hóa một lần trong nước, khiến nhiều tuyến vận tải phải chuyển hàng qua Hong Kong hay Singapore thay vì tối ưu hóa tuyến đường trong Việt Nam. Nếu tháo gỡ những điểm nghẽn này, nhiều ngành có thể tăng trưởng 10-20% trong tầm tay.

Thứ hai, về đổi mới sáng tạo, đây là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tư nhân bứt phá. Ở nhiều nước, khi doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, họ được hỗ trợ tài chính, thậm chí được khấu trừ thuế. Trong khi đó, tại Việt Nam, cơ chế này chưa rõ ràng, khiến doanh nghiệp e ngại vì có thể bị thanh tra, kiểm tra. Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách khuyến khích đổi mới, chẳng hạn như hỗ trợ vốn, miễn giảm thuế cho những doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và chuyển đổi số. Một số quốc gia như Thái Lan hay Singapore đã làm rất tốt điều này và chúng ta có thể học hỏi để tạo đà cho sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Thứ ba, về nguồn nhân lực, đây là nền tảng quan trọng để kinh tế tư nhân vươn xa. Hiện nay, chúng ta vẫn thiếu một cơ chế đào tạo linh hoạt, gắn liền với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Ở Singapore, Chính phủ có thể hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo gấp đôi số nhân lực cần thiết, vừa giúp họ có ngay nguồn nhân lực chất lượng, vừa tạo điều kiện thu hút đầu tư mới. Trong khi đó, ở Việt Nam, việc khảo sát nhu cầu doanh nghiệp chưa đủ sâu sát, nhiều khi vẫn mang tính hình thức. Một chiến lược đào tạo bài bản, thực tiễn sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân có được lực lượng lao động phù hợp, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

"Tôi đánh giá rất cao tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo cấp cao trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân trở thành động lực chính của nền kinh tế. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, chúng ta cần một hệ thống thể chế linh hoạt, khuyến khích đổi mới sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực bài bản. Nếu làm được những điều này, kinh tế tư nhân Việt Nam hoàn toàn có thể bứt phá, tạo ra những bước tiến vang dội trong thời gian tới", GS Khương nhấn mạnh.

TS. Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: Cần thay đổi đột phá trong cách thức tổ chức thực hiện

Giải pháp nào để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá?
TS. Nguyễn Đình Cung

Với nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân quan trọng và ưu tiên hàng đầu tới đây, cần thực hiện như sau:

Thứ nhất, lập Ban Chỉ đạo có Trưởng ban là Tổng Bí thư; Phó ban thường trực là Trưởng ban Chính sách chiến lược; Tổ công tác giúp việc gồm cán bộ của Ban và một số chuyên gia, cộng tác viên.

Thứ hai, Trưởng ban Chính sách Chiến lược và nhóm giúp việc là bộ phận thường trực chuyên trách theo dõi, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nghị quyết, thường xuyên báo cáo Tổng Bí thư, kiến nghị và xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.

Thứ ba, bộ phận thường trực sẽ tập hợp các vấn đề, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, xác định nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp khắc phục trình Ban Chỉ đạo và Tổng Bí thư.

Cách thực hiện này sẽ làm cho nghị quyết trở nên sống động, được thúc đẩy thực hiện một cách liên tục. Từ đó, kéo cuộc sống thực tế vào bàn thảo tại các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và có thêm những chỉ đạo hợp lý, cụ thể của Tổng Bí thư đối với tổ chức thực hiện trên thực tế.

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Dự báo về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong 5-10 năm tới

Giải pháp nào để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá?
TS Nguyễn Sĩ Dũng

Hiện nay, kinh tế tư nhân vẫn đối diện với nhiều rào cản, ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững.

Trước tiên, hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế chưa thực sự ổn định, thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch dài hạn. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí. Trong khi các ưu đãi về thuế, đất đai và hỗ trợ của Nhà nước chủ yếu hướng đến doanh nghiệp nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp tư nhân nội địa lại ít được hưởng lợi, dẫn đến bất lợi trong cạnh tranh.

Một rào cản lớn khác là vấn đề tiếp cận vốn. Do yêu cầu tài sản thế chấp cao, nhiều doanh nghiệp tư nhân – đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa – gặp khó khăn trong việc vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Điều này làm hạn chế động lực phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực này.

Hơn nữa, sự liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và khu vực FDI vẫn còn yếu, khiến họ chưa thể tận dụng công nghệ, kinh nghiệm và chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này làm giảm khả năng hội nhập quốc tế của doanh nghiệp Việt.

Bên cạnh đó, quá trình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cũng đặt ra nhiều thách thức. Không ít doanh nghiệp chưa đủ nguồn lực tài chính và nhân lực để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ mới. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ hiện vẫn còn hạn chế, chưa tạo động lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao.

Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với gánh nặng chi phí không chính thức, khi tình trạng nhũng nhiễu và cơ chế "xin – cho" chưa được giải quyết triệt để, gây ra nhiều áp lực trong quá trình vận hành và mở rộng hoạt động.

Trong 5-10 năm tới, kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam, với một số xu hướng chính.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân sẽ vươn tầm khu vực và quốc tế, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các tập đoàn lớn trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ, thương mại và dịch vụ sẽ mở rộng đầu tư ra nước ngoài, đồng thời thu hút vốn ngoại để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Kinh tế tư nhân sẽ đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh. Xu hướng này không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chuyển hướng sang sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn. Các ngành như năng lượng tái tạo, công nghệ môi trường và nông nghiệp công nghệ cao sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ.

Mặc dù các tập đoàn lớn sẽ dẫn dắt thị trường, nhưng khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ mạnh hơn để giúp khối này tiếp cận vốn, công nghệ và thị trường.

Tin bài khác
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.
"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

Đây cũng là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero” diễn ra sáng ngày 26/6.
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Bà Lê Thị Duyên Hải cho rằng, cần xây dựng luật riêng cho hộ kinh doanh và truyền thông rõ ràng về hóa đơn điện tử để giảm lo ngại bị lộ doanh thu.
Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cần hệ thống pháp lý minh bạch, hỗ trợ hợp lý để hộ kinh doanh phát triển ổn định.
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.
Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Cuộc chiến chống hàng giả hiện nay không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm mà còn là dịp nhìn lại và bịt kín những lỗ hổng luật pháp đang bị các đối tượng lợi dụng.
Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN đã có những chia sẻ với báo chí.
96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên nhân nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường không chỉ do sức mua giảm mà còn từ chi phí mặt bằng, hàng hóa nhập lậu và chính sách thuế thương mại điện tử.
Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

'Nghị quyết 68 yêu cầu xóa bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh trước năm 2026 là bước cải cách then chốt để minh bạch hóa, thúc đẩy hộ chuyển lên doanh nghiệp", Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn chia sẻ với DNHN.
Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Chênh lệch giá vàng đang tạo cơ hội cho đầu cơ, trốn thuế và thất thu ngân sách. Chuyên gia về thuế - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú đề xuất siết thuế và cải cách thị trường vàng.
Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

PGS.TS Đặng Trần Thọ, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng – Đại học Bách Khoa Hà Nội, cảnh báo Việt Nam đang chững lại trong chuyển dịch năng lượng xanh do thiếu cơ chế giá điện mới và hạ tầng pháp lý phù hợp.
TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

Theo TS. Trần Xuân Lượng quản lý tốt đất công nghiệp, loại bỏ cơ chế “xin – cho”, tạo môi trường minh bạch, doanh nghiệp tiếp cận đất đai hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (sửa đổi) tháo gỡ nhiều “rào cản” cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
PGS.TS. Lê Xuân Bá: Thương hiệu quốc gia không thể mạnh nếu tư duy vẫn cũ

PGS.TS. Lê Xuân Bá: Thương hiệu quốc gia không thể mạnh nếu tư duy vẫn cũ

PGS.TS. Lê Xuân Bá cho rằng, muốn nâng tầm thương hiệu quốc gia, Việt Nam phải đổi mới tư duy, nâng chất lượng sản phẩm, tăng cạnh tranh và đào tạo nguồn nhân lực.
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Cần 360 tỷ USD để "xanh hóa" nền kinh tế trước 2050

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Cần 360 tỷ USD để "xanh hóa" nền kinh tế trước 2050

TS. Nguyễn Tuấn Quang cho rằng, Việt Nam cần 360 tỷ USD, hoàn thiện luật, phát triển thị trường carbon và thu hút vốn xanh để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.