Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

“Mỗi con hổ khi được đưa về trung tâm đều có một câu chuyện, hoàn cảnh riêng. Bởi chúng là những cá thể được giải cứu từ những vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã”, ông Lương Xuân Hồng, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội (ở Sóc Sơn) nói. 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Trung tâm hiện đang giải cứu, chăm sóc 36 con hổ - loài thú dữ thuộc nhóm 1B trong danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Khi được giải cứu về trung tâm, chúng được một tổ 8 người, là những cán bộ, nhân viên dày dặn kinh nghiệm chăm sóc. 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Để dễ dàng trong việc phân biệt, theo dõi 36 con hổ, trung tâm tìm ra những đặc điểm khác biệt, nổi bật về ngoại hình, tính cách, nguồn gốc… của từng con hổ để đặt tên. Từ đó, những cái tên gần gũi được ra đời, như: Pù Mát, Gầm Gừ, Jack, Đồng Nai, Bi – Bốp…

“Gầm Gừ! Bình tĩnh, ngoan nào!”, chị Lương Quế Thuỳ, nhân viên chăm sóc, ra hiệu cho con hổ hung dữ nhất của trung tâm khi đưa chúng tôi tham quan khu hổ bán hoang dã.

Kể về Gầm Gừ, chị Thuỳ cho biết cái tên này do chính ông Hồng đặt, khi nó được giải cứu từ một vụ vận chuyển trái phép và đưa về trung tâm vào khoảng năm 2008.

“Vụ việc của Gầm Gừ lúc đó thu hút dư luận, nhiều phóng viên, nhà báo đến trung tâm để chụp ảnh, quay hình. Điều này khiến nó khó chịu, ám ảnh và ác cảm với ống kính, máy ảnh và đèn flash”, chị Thuỳ nói.

 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Vì vậy, mỗi khi chúng tôi giơ máy ảnh lên chụp, Gầm Gừ lại “thủ thế”, hạ thấp thân người, đôi mắt vằn lên sự giận dữ. Và khi tiếng “tạch tạch” của máy ảnh vang lên, cũng là lúc tiếng gầm “rung trời lở đất” của Gầm Gừ khiến chúng tôi giật mình, có phần sợ hãi.

Theo cán bộ trung tâm, Gầm Gừ có tính thủ lĩnh, được coi là con đầu đàn, cũng là bố của vài con hổ tại đây.

“Điều đó không tốt cho hổ. Hổ gầm gừ, hoặc đi đi lại lại trong chuồng thể hiện rằng chúng đang căng thẳng, stress”.

 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Ngược với Gầm Gừ, Pù Mát lại là một chú hổ dễ gần, thân thiện là thích được giao lưu. Lãnh đạo trung tâm cho biết Pù Mát được đặt tên theo nơi nó sinh sống trước khi được đưa về trung tâm – Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An).

Pù Mát năm nay khoảng 16 tuổi, có thân hình to lớn, thân dài. Con hổ này có sở thích đặc biệt là chơi với thùng bia. “Mỗi lần được cho ra vườn chơi là nó chỉ vần, liếm rồi tha thùng bia đi xung quanh. Khi nào nhân viên hay có ai gọi nó, đứng sát chuồng thì nó tiến gần, cọ cọ vào hàng rào đòi vuốt ve, xoa đầu”, chị Thuỳ kể.

Tuy nhiên, bình thường có thể hiền lành nhưng Pù Mát sẽ đặc biệt hung dữ mỗi khi được cho ăn. Nó sẽ gầm gừ để giữ, ôm thức ăn cho đến khi không còn ai ở gần, xung quanh mới ăn.

Trong trung tâm có hai con hổ bị dị tật bẩm sinh, đó là Đồng Nai và Cam. Đồng Nai là cá thể hổ đầu tiên của trung tâm, hai chân trước của nó ngắn hơn bình thường, móng chân bị quặp, khi dài sẽ dễ cắm ngược vào phao đệm ở bàn chân. Khi được đưa về, Đồng Nai bị nấm, rụng hết lông và được nhiều chuyên gia, nhân viên chăm sóc, cứu chữa.

 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Còn Cam là con của Đồng Nai. Nó cũng gặp tình trạng y như mẹ là hai chân trước bị ngắn. Sức khoẻ của Cam yếu hơn khi nó bị viêm phế quản. “Mất khoảng 2 tháng để nhân viên chăm sóc nó. Khi bị bệnh, Cam rụng trụi hết lông, trông như người bị ung thư vậy. Chúng tôi phải bón từng giọt sữa để cứu nó”, chị Trịnh Thị Thu Hằng, bác sĩ thú y của trung tâm, kể.

Mỗi con hổ ở đây đều có những câu chuyện riêng, buồn có, vui có, nhưng chúng hiện đều được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc tận tình của những nhân viên trung tâm.

 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Ngoài hổ, Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội còn đang cứu hộ, chăm sóc hàng nghìn cá thể với hàng trăm loài động vật hoang dã. Mỗi con, mỗi loài lại có một phương pháp để chăm sóc, phục hồi khác nhau, tuỳ vào tình trạng sức khoẻ, thể chất.

 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Ví dụ, trung tâm có hàng trăm con vẹt được giải cứu nhưng chân chúng con nào cũng có một chiếc vòng kim loại – là vật dụng để những kẻ buôn bán kìm giữ cho vẹt không bay đi mất. Hoặc những con cày hương được đưa về đây đều trong tình trạng cụt một chân. Đó là hậu quả của những bẫy kẹp trong rừng.

Gần đây nhất, trung tâm đang cứu chữa cho một cá thể tê tê. Khi được đưa về đây, cá thể này bị tiêu chảy, tổn thương dạ dày, mất nước… do có thể trong quá trình vận chuyển, kẻ buôn đã ép tê tê phải tiêu hoá thức ăn nhằm tăng cân.

 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

“Khi tiếp nhận bất kỳ cá thể động vật hoang dã nào, việc đầu tiên chúng tôi phải làm là cách ly, theo dõi y tế, khám sàng lọc và phân loại sức khoẻ bởi chủ yếu những cá thể này được mua bán, vận chuyển trái phép trong môi trường chật hẹp, điều kiện không đạt mức tối thiểu nên sức khoẻ, tâm lý rất tệ, tiềm ẩn nguy cơ mang mầm bệnh”, ông Hồng nói.

Ông Hồng còn cho biết công tác rất quan trọng tiếp theo là giảm stress, căng thẳng cho động vật. “Mỗi một cá thể có một chương trình, kế hoạch chăm sóc để phục hồi nhanh nhất, mà nếu muốn các động vật phối hợp để chăm sóc thì phải làm các bạn ấy thoải mái, không căng thẳng hay stress”.

 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Theo ông Hồng, tiêu chí của trung tâm là “phòng bệnh hơn chữa bệnh” - tức là làm thật tốt trong quá trình chăm sóc, phục hồi động vật để tránh chúng “đổ bệnh”. “Việc chăm sóc động vật hoang dã được đặt lên hàng đầu. Trong đó, công tác vệ sinh, phòng dịch, chăm lo cho các cá thể được diễn ra hàng ngày, bất kể ngày lễ, Tết”.

“Chỉ cần chúng ta giảm quy trình, kỹ thuật hay lơ là công tác chăm sóc nào thì sau đó sẽ phải trả giá. Hậu quả sẽ dồn lên công tác thú y”, lãnh đạo trung tâm cho biết hiện trung tâm rất thành công với tiêu chí trên khi nơi này chỉ có một bác sỹ thú y nhưng chưa bao giờ bị quá tải.

Vì thế tất cả nhân viên chăm sóc động vật hoang dã phải là một cán bộ thú y. “Tất cả cán bộ, nhân viên chăm sóc phải am hiểu về công tác cứu hộ, phúc lợi động vật. Họ được huấn luyện để đọc được hành vi, thái độ của động vật. Khi có bất kỳ hành vi, hành động bất thường nào, họ sẽ nhận ra và kịp báo cho bác sĩ thú y”.

 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Theo chia sẻ của lãnh đạo, công tác tái thả động vật hoang dã ở Việt Nam không hề đơn giản. Lấy ví dụ về hổ, vị lãnh đạo nhận định việc tái thả đối với loài này hiện nay là bất khả thi. “Thứ nhất hổ được giải cứu hầu như đã mất bản năng sinh tồn tự nhiên, thứ hai là môi trường tái thả giờ không còn. Kể cả trên thế giới, hầu như chưa quốc gia nào thành công trong việc tái thả hổ”.

 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Nhưng không vì vậy mà trung tâm lơi lỏng trong công tác này, theo ông Nguyễn Đức Minh, Phó giám đốc trung tâm, đơn vị này vẫn cố gắng và liên tục tái thả thành công những cá thể chim, rùa, rắn, tê tê…

“Tương lai gần, chúng tôi đang nghiên cứu và phối hợp với các tổ chức triển khai tái thả chim Hồng Hoàng ở Phong Nha – Kẻ Bàng, theo một mô hình chưa từng có, đảm bảo chim hoà nhập được với môi trường tự nhiên”, ông Minh nói.

 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội được thành lập từ năm 1996, là một trong những đơn vị đầu tiên trên cả nước thực hiện chức năng cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản nguồn động vật hoang dã.

Dù là trung tâm của Hà Nội, thuộc UBND TP, nhưng theo lãnh đạo trung tâm, nơi này tiếp nhận cứu hộ cho tất cả động vật hoang dã trên toàn quốc. Trong năm 2021, trung tâm tiếp nhận 102 vụ giải cứu động vật hoang dã với 790 cá thể và 107 kg rắn. So với cùng kỳ năm 2020, công tác tiếp nhận động vật hoang dã tăng gần 57%.

Trong khuôn viên rộng khoảng 10.000 m2, hàng nghìn động vật hoang dã được giải cứu và chăm sóc bởi vỏn vẹn vài chục nhân viên.

 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Theo ông Minh, trung tâm luôn đề cao vấn đề phúc lợi động vật, tức là phải khiến động vật thoải mái, được đối đãi đầy đủ, không chỉ được cho ăn, được ở trong chuồng trại tốt mà chúng còn phải có không gian để vui chơi, để được ở trong môi trường thiên nhiên nhất. Vì vậy, diện tích 10.000 m2 là không đủ. “Chúng tôi bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại, khoảng sân chơi một cách tối đa, hiệu quả nhất”, ông Minh nói.

Chính vì thiếu khuôn viên mà trung tâm không dám cho nhân giống thêm cá thể hổ. Trong khi đó, trung tâm đang đối mặt với nỗi lo khi khoảng 100 cá thể chim đang thiếu chuồng.

Về vấn đề nhân sự, ông Minh chia sẻ nhiều câu chuyện “cười ra nước mắt”. Trung tâm có số lượng biên chế nhất định nhưng chưa bao giờ tuyển được hết số lượng biên chế đó. “Có nhiều trường hợp nhân viên vào thử việc, nhưng được vài hôm là trả lại đồng phục, đồ đạc, xin nghỉ vì sợ động vật hoang dã, thú dữ. Có nhiều người làm 1 tuần thì cả tuần đó đêm nào cũng gặp ác mộng khi mơ đến hổ, rắn, gấu… Mình không trách họ được nhưng đặc thù công việc tại đây là vậy”.

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

Tuy nhiên, khó khăn, nguy hiểm như thế nhưng những nhân viên vượt qua được nỗi sợ, có một tình yêu mãnh liệt với công tác cứu trợ động vật hoang dã, muốn gắn bó với nơi này cả đời. Như chị Thuỳ, người đã công tác tại trung tâm hơn chục năm, hay như 2 chuyên gia nước ngoài, sẵn sàng rời quê hương ở Anh, từ chối làm việc ở nhiều quốc gia khác để ở lại trung tâm được gần 10 năm nay. Mục đích của họ đều là muốn cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã.

 

Gặp gỡ những chú hổ Gầm Gừ, Pù Mát... ngay giữa Thủ Đô

 

 Theo LĐO