Thứ năm 15/05/2025 20:09
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi hướng tới giải quyết 4 nhóm vấn đề

12/10/2020 00:00
Dự thảo sửa đổi luật tập trung vào những vấn đề khúc mắc lớn nhất hiện nay để kinh doanh trở nên rẻ hơn và an toàn hơn...

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc sửa đổi những quy định bất hợp lý trong Luật Doanh nghiệp để chi phí kinh doanh trở nên rẻ hơn, an toàn hơn cho nhà đầu tư là mục tiêu mà dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đang hướng tới.

Qua hơn 3 năm thực thi Luật Doanh nghiệp, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, một số quy định liên quan tới thành lập, tổ chức quản trị doanh nghiệp, nâng cao mức độ an toàn cho cổ đông, nhà đầu tư đã bắt đầu phát sinh vướng mắc cần tháo gỡ.

Do đó, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo sẽ tập trung hướng vào những vấn đề khúc mắc lớn nhất hiện nay để đưa môi trường kinh doanh Việt Nam tiếp tục có những bước tiến dài trong bảng xếp hạng đánh giá của các tổ chức quốc tế, chi phí kinh doanh trở nên rẻ hơn và an toàn hơn. "Mục tiêu tối thượng là phải vì người dân và doanh nghiệp", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo đó, Ban Soạn thảo dự án Luật cho rằng, luật mới phải giải quyết được 4 vấn đề lớn nhất hiện nay của Luật Doanh nghiệp.

Thứ nhất là, sự khác biệt, phân tán về thủ tục đăng ký doanh nghiệp giữa Luật Doanh nghiệp và một số luật khác có liên quan, như Luật Đấu giá, Luật Luật sư, Luật Chứng khoán...).

Chẳng hạn như hiện nay, một số doanh nghiệp đăng ký thành lập tại cơ quan chuyên ngành, thay vì đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp đấu giá tài sản đăng ký thành lập tại Sở Tư pháp theo Luật Đấu giá tài sản hay tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tại Sở Tư pháp theo Luật Luật sư. Điều này không chỉ phân tán trong việc quản lý đăng ký kinh doanh mà còn gây cản trở, khó khăn, tốn kém và bất lợi cho các doanh nghiệp có liên quan trong cơ cấu lại hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp.

Thứ hai là, một số thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp không còn phù hợp, không cần thiết, tạo gánh nặng chi phí, thời gian cho doanh nghiệp. Bởi theo qui định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp phải hoàn thành 5 thủ tục hành chính để có thể bắt đầu kinh doanh, bao gồm đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh, làm dấu tại cơ sở khắc dấu, thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh, mở tài khoản và thông báo thông tin tài khoản cho cơ quan đăng ký kinh doanh...

Tuy nhiên, theo Ban Soạn thảo nếu so sánh quốc tế và khu vực, thủ tục thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh ở nước ta vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí. Theo so sánh của Ngân hàng Thế giới năm 2019, Việt Nam được xếp hạng thứ 106 trên 190 quốc gia và nền kinh tế về năng lực cạnh tranh xét trên chỉ số thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Một số thủ tục trong số các thủ tục nêu trên đã không còn cần thiết. "Vì vậy, xem xét, sửa đổi, cắt bỏ một số thủ tục không còn phù hợp là điều cần thiết đối với Việt Nam lúc này", Ban Soạn thảo nói.

Thứ ba là, một số quy định chưa rõ ràng, không tương thích với sự thay đổi pháp luật có liên quan, không còn phù hợp với thực tiễn mới phát sinh.

Theo Ban Soạn thảo, Luật Doanh nghiệp hiện chưa có quy định xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật và Điều lệ công ty không quy định về phân công quyền, nhiệm vụ giữa những người đại diện theo pháp luật.


Ảnh: VnEconomy

"Quy định này dẫn đến khó khăn trong xác định người đại diện theo pháp luật dẫn đến khó làm việc với công ty để giải quyết khi có vụ tranh chấp; dẫn đến kéo dài và thiệt hại lợi ích cho bên có liên quan", Ban Soạn thảo khẳng định.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp yêu cầu một số chức danh quản lý trong doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn, bằng cấp nhất định như yêu cầu giám đốc công ty phải có chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị công ty (Điều 65 Luật Doanh nghiệp). Các yêu cầu này hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn, vừa không có hiệu lực thực tế, hạn chế cơ hội việc làm và nhà đầu tư trong tham gia quản lý doanh nghiệp, tác động bất lợi đến khởi nghiệp, sáng tạo.

Thứ tư là, một số quy định chưa tạo thuận lợi cho cổ đông bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình; ngược lại, cản trở đến thực hiện quyền của cổ đông. Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp quy định cổ đông phải có thời gian sở hữu cổ phần tối thiểu 06 tháng mới có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị.

Quy định trên đã hạn chế quyền của cổ đông, đặc biệt trong trường hợp mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; nhiều cổ đông sau khi mua một số lượng cổ phần rất lớn nhưng khó khăn trong tái cấu trúc công ty, thiết lập lại bộ máy quản lý, điều hành, nâng cao quản trị doanh nghiệp.

Theo Anh Nhi/VnEconomy

Tin bài khác
"Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nới áo để làm bệ đỡ cho kinh tế tư nhân"

"Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nới áo để làm bệ đỡ cho kinh tế tư nhân"

Đây cũng là nhận định của ông Mạc Quốc Anh khi đề xuất giải pháp trước thực trang quy mô của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đủ khiến Quỹ không thể đóng vai trò như một công cụ thúc đẩy kinh tế tư nhân.
Cần thay đổi hệ số lương 2,34 để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Cần thay đổi hệ số lương 2,34 để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Tại phiên thảo luận chiều 14/5 của Quốc hội về dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), nhiều đại biểu đã tập trung nêu ý kiến xoay quanh chính sách tiền lương hiện hành, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến hệ số lương khởi điểm 2,34 dành cho công chức mới vào làm việc.
Doanh nghiệp tư nhân sẽ được “chỉ định thầu” dự án quốc gia nếu đủ năng lực

Doanh nghiệp tư nhân sẽ được “chỉ định thầu” dự án quốc gia nếu đủ năng lực

Dự thảo nghị quyết mới tạo cơ chế cho doanh nghiệp tư nhân đủ năng lực được chỉ định thầu dự án quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân đến 2030.
Hà Nội bứt phá thu ngân sách, vượt mốc 310.000 tỷ, dẫn đầu cả nước

Hà Nội bứt phá thu ngân sách, vượt mốc 310.000 tỷ, dẫn đầu cả nước

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách 4 tháng đầu năm nay đạt hơn 944.000 tỷ đồng – tương đương gần 50% kế hoạch cả năm 2025. Trong đó, Hà Nội gây bất ngờ lớn khi thu tới 310.000 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ và đạt 61% dự toán cả năm – mức tăng trưởng chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Vì sao đội thêm 3.700 tỷ đồng?

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Vì sao đội thêm 3.700 tỷ đồng?

Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lên hơn 21.500 tỷ đồng do biến động chi phí đền bù, vật liệu và bổ sung công trình hạ tầng kỹ thuật.
Vật liệu xây dựng xanh: Vượt qua rào cản để phát triển bền vững

Vật liệu xây dựng xanh: Vượt qua rào cản để phát triển bền vững

Phát triển vật liệu xây dựng xanh là xu thế không thể đảo ngược trong hành trình hướng đến một ngành xây dựng phát thải thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Với yêu cầu trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ, việc thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal sẽ không chỉ là cơ hội mở rộng thị trường mà còn là bước đi chiến lược.
Bộ Tài chính: Việt Nam đồng hành kiến tạo năng lực công nghệ chiến lược quốc gia

Bộ Tài chính: Việt Nam đồng hành kiến tạo năng lực công nghệ chiến lược quốc gia

Buổi làm việc giữa Bộ Tài chính và Tập đoàn Intel khẳng định cam kết phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, AI và công nghệ cao, thúc đẩy hợp tác đầu tư chiến lược vì tương lai công nghệ quốc gia.
VinSpeed đề xuất vay vốn Nhà nước không lãi suất cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam

VinSpeed đề xuất vay vốn Nhà nước không lãi suất cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam

VinSpeed, công ty thuộc Vingroup, vừa đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam với tổng vốn 61,35 tỷ USD. Đề xuất vay vốn Nhà nước không lãi suất trong 35 năm hứa hẹn giảm tải ngân sách và thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược.
Bộ Xây dựng giải ngân chậm, gánh áp lực gần 10.000 tỷ đồng tháng 5

Bộ Xây dựng giải ngân chậm, gánh áp lực gần 10.000 tỷ đồng tháng 5

Sau 4 tháng đầu năm 2025, Bộ Xây dựng mới giải ngân gần 16% kế hoạch vốn, trong khi áp lực dồn về tháng 5 lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Giải pháp nào để tăng tốc?
Đề xuất mở rộng cao tốc Bắc – Nam phía Đông lên 6 làn xe

Đề xuất mở rộng cao tốc Bắc – Nam phía Đông lên 6 làn xe

Bộ Xây dựng đề xuất mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông lên 6 làn xe, tạo đột phá lớn về kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm tải lưu lượng và tai nạn.
Hiện thực hóa Nghị quyết số 68: Từ cam kết chính sách đến hành động cụ thể

Hiện thực hóa Nghị quyết số 68: Từ cam kết chính sách đến hành động cụ thể

Để hiện thực hóa hiệu quả Nghị quyết số 68 mới được ban hành, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức hiệp hội.
Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng:

Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng: 'Cú hích'' thúc đẩy kinh tế Việt Nam nâng tầm vị thế quốc tế

Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương thành lập Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế Việt Nam được xem 'Cú hích'' thúc đẩy kinh tế Việt Nam vươn mình, góp phần nâng tầm vị thế quốc tế.
Đề xuất giảm thuế VAT còn 8%, người tiêu dùng hưởng lợi gì?

Đề xuất giảm thuế VAT còn 8%, người tiêu dùng hưởng lợi gì?

Chính phủ đề xuất giảm thêm 2% thuế VAT cho hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10% từ 1/7/2025, nhằm kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ tăng trưởng.
Trong tháng 5/2025, Bộ Công Thương phải báo cáo Chính phủ về kế hoạch đàm phán, ký kết FTA

Trong tháng 5/2025, Bộ Công Thương phải báo cáo Chính phủ về kế hoạch đàm phán, ký kết FTA

Một trong các nhiệm vụ được đưa ra tại Nghị quyết số 124/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025, đó là Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng phải báo cáo Thủ tướng trong tháng 5.