![]() |
Đồng USD tiếp tục suy yếu khi ông Trump gia tăng sức ép với Fed. |
Đồng đô la Mỹ đã giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần, khi thị trường toàn cầu phản ứng với những phát ngôn gay gắt từ Tổng thống Donald Trump nhắm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, làm dấy lên lo ngại về sự độc lập của chính sách tiền tệ Hoa Kỳ.
Chỉ số DXY đo lường sức mạnh đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt đã giảm 1,1%, chạm mức thấp nhất trong ba năm. Trong khi đó, vàng tăng 2% lên mức kỷ lục mới 3.393 USD/ounce, franc Thụy Sĩ tăng 1,2% lên 0,8069 CHF/USD – mức cao nhất trong một thập kỷ. Đồng euro tăng 1,1% lên 1,15 USD, còn đồng yên Nhật tăng 1% lên 140,7 yên đổi một đô la.
Diễn biến này xảy ra sau khi Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết ông Trump đang tiếp tục "xem xét" khả năng sa thải Chủ tịch Fed. Trước đó, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông có quyền cách chức Chủ tịch Powell, dù điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử hiện đại.
"Chúng ta không thể nói rằng Tổng thống không có quyền tỏ ra không hài lòng với lịch sử chính sách của Fed", ông Kevin Hassett nói với phóng viên hôm thứ Sáu (18/4), đúng vào ngày thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ.
![]() |
Chỉ số DXY đã giảm 1,1%, chạm mức thấp nhất trong ba năm (Ảnh: Tradingview). |
Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu Mỹ cũng biến động mạnh. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng 0,03 điểm phần trăm lên 4,36%, còn lợi suất kỳ hạn 30 năm tăng 0,07 điểm lên 4,87%. Lợi suất trái phiếu tăng khi giá giảm, phản ánh làn sóng bán tháo của nhà đầu tư.
Theo bà Parisha Saimbi, chuyên gia chiến lược tiền tệ tại BNP Paribas, thị trường đang chứng kiến sự mất kết nối giữa tỷ giá và lợi suất, cho thấy các nhà đầu tư toàn cầu đang cân nhắc lại cơ cấu danh mục của mình. Đồng euro và yên Nhật được hưởng lợi nhờ dòng vốn quay lại từ nhà đầu tư.
Ông Yujiro Goto, chuyên gia tại Nomura Securities, nhận định việc đồng yên vượt ngưỡng 140 yên đổi một đô la có thể đến sớm hơn dự báo do lo ngại về tình trạng đình lạm và mất lòng tin vào tài sản định danh bằng USD.
Trong một báo cáo mới nhất, ngân hàng đầu tư Trung Quốc CICC cho rằng sự bất ổn chính sách nội bộ tại Mỹ đang khiến đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ bắt đầu phản ứng giống các tài sản rủi ro hơn là tài sản an toàn. Phát ngôn mới nhất của ông Donald Trump về khả năng can thiệp vào Fed càng làm tăng thêm quan ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương.
Phiên giao dịch tại châu Á ngày thứ Hai (21/4) là lần đầu thị trường có cơ hội phản ứng với các áp lực mới lên Fed. Giao dịch nhìn chung thưa thớt do thị trường Hồng Kông và Úc nghỉ lễ Phục Sinh. Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật giảm 1,2%, còn chỉ số chính tại Đài Loan mất 1,5%. Ngược lại, chỉ số CSI 300 của Trung Quốc tăng nhẹ 0,3%.
Ngoài ra, hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm 0,8% và 1%, cho thấy tâm lý lo ngại vẫn chi phối Phố Wall.
Tổng thống Donald Trump từ lâu đã liên tục kêu gọi Chủ tịch Fed Jerome Powell cắt giảm lãi suất. Trong năm 2024, Fed đã ba lần giảm lãi suất, nhưng sang năm 2025, ngân hàng trung ương này vẫn đang giữ nguyên lập trường thận trọng, và không đưa ra thêm động thái mới nào.
Các chuyên gia cảnh báo, nếu Tổng thống Mỹ cố gắng can thiệp trực tiếp vào Fed – đặc biệt là thông qua việc cách chức ông Powell trước thời hạn kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5/2026 – điều này có thể gây ra bất ổn lớn trên thị trường tài chính Mỹ, và làm suy yếu lòng tin vào đồng USD.
![]() Khi căng thẳng thương mại leo thang, dòng tiền đầu tư đang rút khỏi cổ phiếu tăng trưởng để tìm đến nhóm tiêu dùng thiết yếu châu Á – nơi được xem là “vùng trú ẩn an toàn” nhờ nhu cầu nội địa ổn định. |
![]() Đối mặt nguy cơ thuế nhập khẩu 25% từ chính quyền Tổng thống Donald Trump, Toyota đang cân nhắc đưa dây chuyền sản xuất mẫu SUV bán chạy, RAV4, về Mỹ nhằm giảm thiểu rủi ro. |
![]() Thương hiệu xa xỉ Hermès của Pháp cho biết sẽ chuyển toàn bộ chi phí phát sinh từ thuế quan của Mỹ sang người tiêu dùng giàu có tại thị trường này, trong bối cảnh doanh số quý I/2025 tăng chậm hơn kỳ vọng. |