Thứ ba 13/05/2025 04:10
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Doanh nghiệp ngoại lấn sân thị trường nội

12/10/2020 00:00
Trong khi DN trong nước đang “chao đảo” vì dịch tả lợn châu Phi bởi giá trị của đàn lợn hiện nay đang chiếm 52% toàn ngành chăn nuôi, thì các DN ngoại lại đang tận dụng cơ hội mở rộng và phát huy các lợi thế để phát triển tại Việt Nam.

Cuối tháng 4/2019, Tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu Trung Quốc New Hope Group cho biết, họ vừa xây dựng 3 trang trại chăn nuôi lợn ở Thanh Hóa, Bình Phước, Bình Định với số vốn 3,8 nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch của tập đoàn này, các trang trại chăn nuôi sẽ được xây dựng và nhanh chóng hoàn thành vào năm 2021, cho năng suất xuất chuồng trung bình 930 nghìn con lợn/năm.

Doanh nghiệp ngoại lấn sân thị trường nội

Ảnh minh họa

Lợi thế của các DN ngoại chính là sự áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất chăn nuôi, bên cạnh đó, hệ thống chuồng trại được xây dựng bài bản cũng như công tác phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt nên sản phẩm xuất ra thị trường rất ổn định và có xuất xứ rõ ràng. Trong khi đó, nền chăn nuôi tại Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên các hộ sản xuất là chủ yếu, cộng thêm quá trình chế biến vẫn còn thủ công nên khó tránh khỏi sự đuối sức so với các DN ngoại, đồng thời sản phẩm đầu ra cũng rất khó kiểm soát.

Trong số các DN ngoại đó, phải kể đến CP Vietnam - trực thuộc CP Group của Thái Lan với gần 30 năm hoạt động tại thị trường nông nghiệp Việt Nam, hiện là DN lớn nhất trong lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Ông Montri Suwanposri, Chủ tịch CP Việt Nam chia sẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang rất đều đặn, đồng thời lại có số lượng người trong độ tuổi lao động lớn và nền chính trị ổn định chính là những yếu tố tích cực trong các quyết định đầu tư của CP vào thị trường này từ rất sớm. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là thành viên của nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với nhiều quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.

Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm gia cầm của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Đây chính là động lực để CP quyết định đầu tư vào giai đoạn đầu tiên của một khu phức hợp chế biến và xuất khẩu thịt gia cầm hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với công suất chế biến khoảng 1 triệu con gà/tuần. Điều này giúp CP Việt Nam trở thành chi nhánh sản xuất thịt gà lớn thứ hai của tập đoàn, sau CP Thái Lan. Hiện tại, công suất chế biến thịt gà của CP Thái Lan ở mức 30 triệu con mỗi tuần, ông Montri Suwanposri cho biết. Công ty đã đầu tư 6,43 triệu baht để xây dây chuyền sản xuất gia cầm tại Bình Phước, nơi được đánh giá là có khí hậu thuận lợi cho việc sản xuất gà phục vụ cho xuẩt khẩu. Hạng mục đầu tư bao gồm một trang trại gà thịt, khu vực giết mổ.

Ông Sooksan Jiumjaiswanglert, Phó Chủ tịch CP Việt Nam cho biết, trong khi nhiều nhà đầu tư đang chuyển sang tìm kiếm cơ hội tại Myanmar thì CP vẫn đánh giá cao thị trường Việt Nam, coi đây là bước đệm để mở rộng đầu tư sang Campuchia, Lào và miền Nam Trung Quốc. Ông nhận định, nhờ sự kết nối gần gũi hơn với các nước trong khu vực, thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ có sức lan tỏa mạnh, chứ không chỉ gói gọn trong 90 triệu dân. Các nhà đầu tư vì thế sẽ có nhiều cơ hội tốt để mở rộng làm ăn sang các nước láng giềng của Việt Nam. CP Việt Nam dự kiến sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất tại nhà máy chế biến thực phẩm nhằm xây dựng thương hiệu. Trong hơn 5 năm qua, doanh thu của CP Việt Nam đã tăng trung bình 29%/năm.

Hiện nay, theo Cục Chăn nuôi ước tính, Việt Nam có khoảng 3 triệu cơ sở chăn nuôi lợn trên cả nước và khoảng 500 nghìn hộ chăn nuôi sẵn sàng tham gia nuôi khi lợn khi được giá. Lợn nuôi theo hướng hàng hóa chiếm đến 75% số cơ sở chăn nuôi. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có sử dụng cám công nghiệp ước khoảng 70%. Năng suất chăn nuôi lợn của Việt Nam thuộc dạng thấp, chỉ từ 17 – 24 con cai sữa/nái/năm. Trong những năm gần đây, các công nghệ hiện đại đã được chuyển giao và người chăn nuôi Việt Nam đã tiếp cận tốt. Cùng với đó, môi trường đầu tư vào chăn nuôi ở Việt Nam cũng thuận lợi, cụ thể là các chính sách khuyến khích DN, tổ chức, cá nhân đầu tư vào ngành chăn nuôi. Các DN FDI Việt Nam hiện đang hoạt động rất hiệu quả.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cũng chỉ ra 8 khó khăn chính của ngành chăn nuôi hiện nay, đó là: Sản xuất thị trường còn thiếu kết nối và điều hành tổng thể, nhiều khâu trung gian, chi phí sản xuất còn cao; dịch bệnh truyền nhiễm khó kiểm soát; Tái cơ cấu ngành còn thấp, chuyển biến chậm, tích tụ đầu tư thấp; Giết mổ chế biến chưa quản lý và quy hoạch tốt; Tổ chức sản xuất còn yếu, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm; Chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ, khó đi vào cuộc sống; Thể chế thiếu hoàn thiện còn vướng mắc liên quan đến đất đai, tín dụng, bảo hiểm…; Hợp tác liên kết theo chuỗi còn chưa định hình, rời rạc, liên kết chưa chặt chẽ… Đây chính là những nguyên nhân khiến DN Việt yếu thế trước sự cạnh tranh của các DN khối ngoại.

Nhìn nhận bức tranh toàn cục về ngành chăn nuôi, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi chia sẻ, phải có những giải pháp cốt lõi như xây dựng chiến lược điều hành tổng thể ngành chăn nuôi; Tổ chức và quy hoạch sản xuất gắn với thị trường; Tổ chức quản lý tốt dịch bệnh, giết mổ, ATVSTP…

Bên cạnh đó, DN và người chăn nuôi cần bắt tay xây dựng hợp tác theo chuỗi; áp dụng khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn chăn nuôi, công nghệ chuồng trại để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng thịt, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Cùng với đó, là đầu tư vào giết mổ và chế biến thịt sâu, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

Hữu An

Tin bài khác
“Ngành hốt bạc” của Việt Nam từ góc nhìn của cô gái ngoại quốc…

“Ngành hốt bạc” của Việt Nam từ góc nhìn của cô gái ngoại quốc…

Thấy bảo, khách du lịch từ nước ngoài đến Việt Nam, khát vọng lớn nhất không thể bỏ qua đó là trải nghiệm những giá trị văn hoá lịch sử ngàn năm của dân tộc…
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi: Nhiều ưu đãi vượt trội cho khoa học, công nghệ

Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi: Nhiều ưu đãi vượt trội cho khoa học, công nghệ

Tại phiên thảo luận sáng 12/5 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã dành sự quan tâm đặc biệt đến Dự thảo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực làm mới quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động.
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.