Điểm lại 10 sự kiện quan trọng ngành Kế hoạch và Đầu tư năm 2020

14:37 13/01/2021

Năm 2020, năm cuối của nhiệm kỳ 2016-2020, cũng là năm kỷ niệm 75 năm thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT). Năm 2020 cũng ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng của ngành Kế hoạch và Đầu tư về nhân sự, chính sách, giải ngân vốn đầu tư công…

Nỗ lực đưa nền kinh tế tăng trưởng trong đại dịch

Ngay từ đầu năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trực tiếp dự thảo Nghị quyết số 01 về nhiệm vụ, giải pháp hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước để Thủ tướng ký ban hành ngay trong ngày đầu tiên của năm mới.

Nền kinh tế Việt Nam vượt qua các tác động của đại dịch để duy trì mức tăng trưởng thực dương
Nền kinh tế Việt Nam vượt qua các tác động của đại dịch để duy trì mức tăng trưởng thực dương.

Cùng với Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong năm 2020 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng tham mưu để Thủ tướng ban hành Chỉ thị về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh trong điều kiện vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch Covid-19.

Những động thái này đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua các tác động của đại dịch để duy trì mức tăng trưởng thực dương và trở thành một trong những nước có tăng trưởng GDP cao nhất thế giới.

Giải ngân đầu tư công tăng mạnh nhất trong một thập niên

Hết tháng 11, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh, đạt 79,3% kế hoạch, tăng 34% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2020. Có 17 bộ, cơ quan Trung ương và 17 địa phương có tỷ lệ giải ngân đến 31/12/2020 ước đạt trên 80%, trong đó 10 bộ, cơ quan trung ương và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 90%.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

Với mục tiêu khơi thông các điểm nghẽn về sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp và thiếu doanh nghiệp lớn, cùng với khơi thông điểm nghẽn về nguồn lực đất đai, huy động nguồn lực tư nhân đầu tư cho hạ tầng thông qua phương thức đối tác công - tư. Trong năm 2020, nhiều dự án luật do Bộ KHĐT chủ trì soạn thảo đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao.

Năm 2020, Quốc hội biểu quyết thông qua 3 đạo luật quan trọng gồm: Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Năm 2020, Quốc hội biểu quyết thông qua 3 đạo luật quan trọng gồm: Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)..

Lập quy hoạch vùng đầu tiên tích hợp đa ngành

Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2020 đã tổ chức lập quy hoạch vùng đầu tiên tiếp cận tích hợp đa ngành tại Đồng bằng sông Cửu Long (thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050). Đây là bản quy hoạch vùng đầu tiên được triển khai thực hiện theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành của Luật Quy hoạch.

Sau khi được phê duyệt, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long là cơ sở để triển khai lập các quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan, như: quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị…

5 quan điểm mang tính cốt lõi của quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm: phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo nhằm biến thách thức thành cơ hội; thay đổi mô hình phát triển theo hướng tập trung hơn, phát triển các trung tâm kinh tế, các đô thị động lực, tập trung nguồn lực để tạo các “quả đấm thép”; tăng cường liên kết vùng; tập trung phát triển hạ tầng.

Công bố Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025

Dự kiến hàng trăm nghìn doanh nghiệp sẽ được tiếp cận chương trình. Cụ thể, đến năm 2025, Chương trình nhắm đến mục tiêu 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Ngoài ra, tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được nhận các hỗ trợ từ chương trình như sử dụng công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, kết nối các giải pháp. Sẽ có tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là các thành công điển hình trong chuyển đổi số, hướng tới các doanh nghiệp sản xuất, chế biến.

Công bố Sách trắng doanh nghiệp và Sách trắng hợp tác xã Việt Nam năm 2020

Tổng cục Thống kê hồi tháng 4/2020 đã công bố Sách trắng doanh nghiệp và Sách trắng hợp tác xã năm 2020. Trong đó, Sách trắng doanh nghiệp được phát hành lần thứ hai với những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp năm 2019 và giai đoạn 2016-2019; còn Sách trắng hợp tác xã lần đầu phát hành với số liệu tổng quan về hợp tác xã năm 2018 và giai đoạn 2016-2018.

Sách trắng doanh nghiệp gồm 6 phần: bối cảnh phát triển doanh nghiệp năm 2019; tổng quan phát triển doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 và giai đoạn 2016-2019; một số nét chủ yếu về doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018 và giai đoạn 2016-2018;

Đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp; bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp năm 2019 và giai đoạn 2016-2019 toàn quốc; bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp năm 2019 và giai đoạn 2016-2019 các địa phương.

Sách trắng hợp tác xã Việt Nam gồm 5 phần: bối cảnh phát triển hợp tác xã năm 2018; tổng quan phát triển hợp tác xã Việt Nam năm 2018 và giai đoạn 2016-2018; đề xuất giải pháp phát triển hợp tác xã;

Bộ chỉ tiêu phát triển hợp tác xã năm 2018 và giai đoạn 2016-2018 của cả nước (phụ lục); bộ chỉ tiêu phát triển hợp tác xã năm 2018 và giai đoạn 2016-2018 của các địa phương (phụ lục).

Khai trương Trung tâm điều hành tích hợp của Bộ KHĐT

Trung tâm được xây dựng trên cơ sở tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có từ các đơn vị thuộc Bộ KHĐT. Tại đây có hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài; hệ thống thông tin về đầu tư công; hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; hệ thống thông tin về giám sát, đầu tư; hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia... Hệ thống cơ sở dữ liệu của Trung tâm cũng giúp xử lý các công việc của Bộ KHĐT với thời gian nhanh nhất, khối lượng công việc lớn nhất, đảm bảo tiết kiệm chi phí nhất.

Trung tâm được xây dựng trên cơ sở tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có từ các đơn vị thuộc Bộ KHĐT
Trung tâm được xây dựng trên cơ sở tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có từ các đơn vị thuộc Bộ KHĐT.

Góp phần vào thành tích thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2020 đạt 28,5 tỷ USD. Trong đó có 2.523 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD. Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia thu hút lượng vốn FDI cao, bất chấp những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đã chọn Việt Nam để dịch chuyển chuỗi cung ứng của mình.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2020 đạt 28,5 tỷ USD.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2020 đạt 28,5 tỷ USD.

Bổ nhiệm tân Thứ trưởng 41 tuổi

Ông Trần Duy Đông, sinh năm 1979, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ KHĐT vào tháng 10/2020. Ông quê quán tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Ông có bằng thạc sỹ chính sách công tại Nhật Bản, cử nhân kinh tế đầu tư và cử nhân tiếng Anh. Ông Trần Duy Đông từng là Vụ trưởng Vụ quản lý các Khu kinh tế, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ.

Ông Trần Duy Đông, sinh năm 1979, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ KHĐT
Ông Trần Duy Đông, sinh năm 1979, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ KHĐT.

Hé lộ Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021 - 2030

Năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 – 2030, qua đó cho thấy những nội dung cơ bản của chiến lược này.

Theo đó, Chiến lược có 5 quan điểm phát triển, 6 mục tiêu chiến lược và 3 đột phá chiến lược. 5 quan điểm gồm 22 ý chính (quan điểm 1 và 2 có 10 ý, quan điểm 3 - 4 -5 có 12 ý). 6 mục tiêu có 2 điểm nổi bật là: đến năm 2030 Việt Nam nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Các mục tiêu cụ thể có thể kể đến như: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm, đô thị hóa 50%, tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33 - 35% GDP; nợ công không quá 60% GDP...

3 đột phá chiến lược gồm: đột phá về thể chế (trọng tâm là thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực và nâng cao hiệu lực quản trị quốc gia); đột phá về về khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, khát vọng phát triển dân tộc; đột phá về phát triển hạ tầng.

TH