Đã nhận đơn hàng đến quý II/2025, doanh nghiệp dệt may sẽ có một năm khởi sắc? Doanh nghiệp dệt may trước yêu cầu chuyển đổi kép để "vững chân" ở thị trường EU |
![]() |
Dệt may Việt Nam khởi sắc đầu năm 2025, mở rộng cơ hội xuất khẩu |
Trong hai tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt trên 7 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ tiếp tục giữ vai trò chủ chốt khi chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến, trong quý I/2025, ngành dệt may sẽ đạt kim ngạch từ 12,5 - 12,7 tỷ USD. Hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp đã hoàn tất ký kết đơn hàng cho quý II và đang bước vào giai đoạn đàm phán hợp đồng cho quý III và quý IV.
Mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực, nhưng thị trường dệt may toàn cầu vẫn chưa phục hồi như kỳ vọng do ảnh hưởng từ tình hình thế giới gây ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, làm suy giảm sức mua trên toàn cầu.
Theo thống kê, trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ đạt gần 2,46 tỷ USD, chiếm 43,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Trước những dấu hiệu chững lại từ thị trường lớn nhất này, các doanh nghiệp đang tích cực mở rộng thị trường sang Canada, New Zealand và Trung Đông nhằm đảm bảo mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD trong năm nay. Ngành dệt may được kỳ vọng sẽ đạt mốc 25 tỷ USD, với mức tăng trưởng đáng kể nhờ nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường từ người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Đơn cử, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch hơn 10 tỷ USD trong năm 2024, chiếm khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, mỗi quốc gia cung ứng lại có những phân khúc sản phẩm riêng biệt, trong đó Việt Nam và Trung Quốc sở hữu những thế mạnh riêng khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, các doanh nghiệp cũng phải chủ động hơn trong việc lựa chọn nguyên liệu và ký kết hợp đồng để tránh rủi ro. Chuyên xuất khẩu sơ mi và veston cho biết họ đã có đơn hàng đến hết tháng 6 năm nay, Ông Bạch Thăng Long - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 chia sẻ: "Một số đơn vị thậm chí đã ký hợp đồng đến tháng 8. Tuy nhiên, thị trường hiện nay rất khó đoán và nửa cuối năm 2025 vẫn cần theo dõi thêm những tín hiệu từ các thị trường, đặc biệt là Hoa Kỳ."
Theo Cục Hải quan, trong hai tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ đạt gần 2,46 tỷ USD.
Đối với các doanh nghiệp cung ứng vải, mặc dù không xuất khẩu trực tiếp sang Hoa Kỳ, nhưng họ vẫn bị ảnh hưởng khi các đối tác của họ thận trọng hơn trong việc đặt hàng. Bà Claudia Anselmi - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dệt và Nhuộm Hưng Yên cho biết: "Chúng tôi nhận thấy đơn hàng có tăng nhẹ 5%, nhưng từ tháng 3 trở đi, tốc độ đặt hàng bắt đầu chững lại. Người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã thắt chặt chi tiêu cho quần áo, khiến nhiều khách hàng giảm số lượng đơn hàng."
Để bảo đảm tính minh bạch và an toàn cho ngành hàng, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để kiểm soát nguồn gốc xuất xứ. Bộ Công Thương Việt Nam cũng lưu ý rằng thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ hiện kéo dài hơn do các cơ quan Hải quan không chỉ kiểm tra xuất xứ của thành phẩm mà còn truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. Điều này làm tăng gấp đôi thời gian thông quan. Ngoài ra, Bộ cũng đang siết chặt quy trình cấp giấy chứng nhận C/O để đảm bảo sự minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho toàn bộ ngành hàng.
Ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết: "Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ để tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn gian lận xuất xứ. Đồng thời, hệ thống cấp C/O cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng minh bạch và chặt chẽ hơn".