Thứ bảy 19/04/2025 04:55
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Dệt may Việt Nam: Giải pháp nào để vượt qua "cơn bão" thuế Mỹ ?

16/04/2025 10:41
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025, nhưng nếu ngành dệt may chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu, vấp phải rào cản thuế 46% từ Mỹ, đà tăng trưởng sẽ lung lay từ gốc.

“Doanh nghiệp không ngại chuyển đổi, nhưng không thể tự thân vận động. Cần chính sách chủ động và chiến lược quốc gia rõ ràng, kịp thời để thích ứng với thị trường” - ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Dệt May Thêu Đan TP. Hồ Chí Minh đã nhận định khi mà ngành dệt may đang đối mặt với nguy cơ thuế đối ứng 46% từ Hoa Kỳ, một thị trường chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Trong bối cảnh doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước nguy cơ mất thị trường chủ lực, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao phản ứng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ hội tụ 3 yếu tố: Kịp thời - Quyết liệt - Chiến lược.

ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Dệt May Thêu Đan TP. Hồ Chí Minh
Ông Phạm Văn Việt - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Dệt May Thêu Đan TP. Hồ Chí Minh

Đánh giá tác động từ chính sách áp dụng 46% thuế nhập khẩu đối ứng từ Hoa Kỳ mà các doanh nghiệp Việt phải chịu, theo ông Việt, 46% không đơn thuần là thuế, mà là rào cản của thị trường với phần lớn doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Mức thuế 46% cao gấp nhiều lần biên lợi nhuận ngành (5 - 8%), khiến đơn hàng có thể chuyển khỏi Việt Nam ngay lập tức sang các quốc gia có ưu đãi hơn như Bangladesh, Mexico, Ấn Độ. Đây là thuế phòng vệ thương mại có yếu tố chính trị, áp dụng đột ngột, không theo lộ trình thương thảo và gây sốc cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Việt dễ trở thành “nạn nhân gián tiếp” từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Hiện tại, ngành dệt may Việt Nam nhập khẩu hơn 40% nguyên liệu từ Trung Quốc, bao gồm vải dệt kim, vải denim, sợi kỹ thuật cao... Nếu phía Mỹ mở rộng các biện pháp kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu theo hướng “yarn forward - từ sợi trở đi” hoặc thậm chí là “cotton forward - từ bông trở đi”, thì dù sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam, vẫn có thể bị đánhthuế như hàng Trung Quốc. Hiện chỉ khoảng 15 - 20% doanh nghiệp đủ khả năng truy xuất nguồn gốc, phần lớn còn lại rất dễ bị quy là "né thuế" .

Bên cạnh đó, theo ông Phạm Văn Việt thì doanh nghiệp không thể xoay chuyển chuỗi cung ứng trong ngắn hạn. Việc chuyển nguồn cung từ Trung Quốc sang Ấn Độ, Thái Lan hay tự sản xuất trong nước là không khả thi trong 12 - 18 tháng tới, vì không đủ công suất nội địa cho vải/sợi kỹ thuật. Thiếu vùng nguyên liệu bông - xơ - sợi chiến lược. Doanh nghiệp nhỏ thiếu năng lực tài chính và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng.

Rủi ro “gắn mác Việt Nam” - doanh nghiệp nội chịu hệ lụy

Một số doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam mở nhà máy chỉ để gắn nhãn “Made in Vietnam” nhằm né thuế, nhưng vẫn dùng nguyên liệu từ các quốc gia khác. Điều này khiến Việt Nam dễ bị nghi gian lận xuất xứ, kéo theo điều tra phòng vệ thương mại hàng loạt. Ngoài ra, hậu quả dây chuyền nếu Mỹ thực thi chính sách đánh thuế 46% dẫn đến việc sụt giảm đơn hàng xuất khẩu 20 - 30%. Hệ lụy của điều này sẽ là cắt giảm lao động quy mô lớn ở các địa phương công nghiệp vệ tinh quanh TP. Hồ Chí Minh (Long An, Tây Ninh, Đồng Nai...). Đóng cửa doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là phần chủ lực tạo việc làm và giá trị gia công. Suy giảm kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may, vốn chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và gần 20% của TP. Hồ Chí Minh.

ngành dệt may cần phải tái định vị ngành dệt may trong chuỗi toàn cầu.
Ngành dệt may cần phải tái định vị trong chuỗi toàn cầu.

"Passport" cho dệt may Việt Nam

Để ứng phó kịp thời trước tình hình trên, Phó Chủ tịch thường trực Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh đề xuất trước mắt cần thành lập Tổ điều phối liên ngành cấp Chính phủ cho ngành dệt may, tương tự tổ công tác đặc biệt thời COVID, để chủ động phản ứng trước mọi kịch bản phòng vệ thương mại. Thực hiện chính sách giãn - hoãn nghĩa vụ tài chính tạm thời bằng cách giãn thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, hoãn nợ vay cho doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng. Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp có kế hoạch chuyển đổi nguồn cung, hoặc đổi mới công nghệ theo hướng ESG.

Tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa, ứng dụng công nghệ Blockchain, QR code truy xuất theo lô hàng - tương tự ngành thủy sản.

Về dài hạn, thì ngành dệt may cần phải tái định vị ngành dệt may trong chuỗi toàn cầu. Áp dụng chiến lược chủ quyền chuỗi cung ứng - phát triển “vành đai nguyên liệu khu vực” bằng cách hợp tác công - tư để phát triển vùng nguyên liệu bông, xơ, sợi tại các tỉnh Nam Trung Bộ, ĐBSCL, hoặc liên kết chuỗi trong ASEAN (Lào, Campuchia, Indonesia). Thu hút FDI chiến lược vào ngành dệt - nhuộm - hoàn tất sạch, đạt chuẩn ESG.

Ngoài ra, ông Việt cũng cho rằng cần thành lập Quỹ Chuyển đổi chuỗi cung ứng ngành dệt may, hỗ trợ doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc, chuyển nguồn cung khỏi Trung Quốc, đầu tư AI, số hóa và công nghệ xanh.

Song song đó, cũng cần phải có một chiến lược thương hiệu quốc gia cho ngành dệt may. Xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” có chiều sâu như một “passport” để doanh nghiệp tránh bị gộp chung với các nước bị áp thuế cao trong tương lai. Triển khai gấp rút xây dựng Trung tâm thời trang TP. Hồ Chí Minh - đầu tàu đổi mới, sáng tạo và phát triển thương hiệu Việt.

Đổi mới tư duy về bảo vệ ngành, từ “phòng vệ thụ động” sang “thỏa thuận chủ động”. Tiến hành đàm phán cơ chế “đối tác tin cậy” với Mỹ - miễn trừ thuế cho doanh nghiệp có chuỗi cung ứng minh bạch và đạt chuẩn ESG.

“TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025, nhưng nếu ngành dệt may chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu vấp phải rào cản thuế 46% từ Mỹ, đà tăng trưởng sẽ lung lay từ gốc. Doanh nghiệp không ngại chuyển đổi, nhưng không thể tự thân vận động. Cần chính sách chủ động và chiến lược quốc gia rõ ràng, kịp thời để thích ứng với thị trường” - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Dệt May Thêu Đan TP. Hồ Chí Minh Phạm Văn Việt nhấn mạnh.

Theo thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Mỹ là thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành dệt may trong nhiều năm qua. Riêng trong hai tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt hơn 7 tỉ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó thị trường Mỹ chiếm tới 40%.
Tin bài khác
Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất nhiều vấn đề sáp nhập

Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất nhiều vấn đề sáp nhập

Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng đề án, rà soát ranh giới hành chính chồng lấn, và thống nhất phương án sử dụng tài sản công, bố trí trụ sở chính trị - hành chính.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng

Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng

Vướng mắc giải phóng mặt bằng, sáp nhập bộ ngành và tiến độ chậm khiến Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng.
Tổng thống Mỹ nói sắp đạt thỏa thuận với Trung Quốc, cuộc chiến thuế quan có sớm kết thúc ?

Tổng thống Mỹ nói sắp đạt thỏa thuận với Trung Quốc, cuộc chiến thuế quan có sớm kết thúc ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sắp đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong vòng vài tuần tới, mở ra hy vọng hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan kéo dài suốt nhiều năm qua.
Thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng không dân dụng

Thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng không dân dụng

Một trong những điểm nổi bật của Dự thảo Luật Hàng không Dân dụng (sửa đổi) là mở rộng cơ chế thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước vào lĩnh vực hàng không.
Trung Quốc muốn thiết lập lại quan hệ với EU khi chiến tranh thương mại leo thang

Trung Quốc muốn thiết lập lại quan hệ với EU khi chiến tranh thương mại leo thang

Trung Quốc tìm cách tái thiết lập quan hệ thương mại với EU, trong lúc đối đầu thương mại với Mỹ ngày càng gay gắt, nhưng vấp phải sự dè dặt từ châu Âu vì lo ngại mất cân đối và cạnh tranh công nghiệp.
Tổng thống Donald Trump gia tăng áp lực, liệu Fed có sớm hạ lãi suất ?

Tổng thống Donald Trump gia tăng áp lực, liệu Fed có sớm hạ lãi suất ?

Tổng thống Donald Trump gia tăng sức ép đòi Fed hạ lãi suất, thậm chí công khai đe dọa sa thải Chủ tịch Jerome Powell, giữa lúc lạm phát leo thang vì những chính sách thuế quan mới.
Ba kiến tạo để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững

Ba kiến tạo để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững

Việt Nam đã đưa ra ba định hướng trọng tâm – hay còn gọi là “ba kiến tạo” – để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu (P4G) lần thứ 4.
Doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt ứng phó “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt ứng phó “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ & Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ông Donald Trump và 5 thành viên nội các lọt top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

Ông Donald Trump và 5 thành viên nội các lọt top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

Việc ông Donald Trump có mặt trong danh sách này lần thứ 7 phản ánh ảnh hưởng ngày càng lớn và không thể bỏ qua của ông trên chính trường và toàn cầu.
Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Xây dựng yêu cầu 4 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đẩy nhanh bàn giao mặt bằng trong tháng 4 để xây dựng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam.
Dừng trả đũa thuế, Trung Quốc nhắm vào ngành dịch vụ của Mỹ

Dừng trả đũa thuế, Trung Quốc nhắm vào ngành dịch vụ của Mỹ

Thay vì tiếp tục đánh thuế hàng hóa, Trung Quốc chuyển hướng nhắm vào ngành dịch vụ của Mỹ như du lịch, giáo dục và công nghệ, các lĩnh vực có thặng dư cao, gây áp lực mới trong chiến tranh thương mại.
Chính sách thuế của ông Trump đang đe dọa mục tiêu kép của Fed

Chính sách thuế của ông Trump đang đe dọa mục tiêu kép của Fed

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cảnh báo chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thể đẩy lạm phát tăng cao và cản trở mục tiêu ổn định việc làm của Fed.
Phú Thọ dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập giảm còn 66 đơn vị hành chính cấp xã

Phú Thọ dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập giảm còn 66 đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp tỉnh Phú Thọ đã tổ chức cuộc họp do đồng chí Bùi Minh Châu - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Trong năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ngay các thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh, trong đó yêu cầu bãi bỏ tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết.
Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

WB và ADB từ lâu đã là hai đối tác phát triển chiến lược của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm nghèo, phát triển hạ tầng và nâng cao năng lực quản trị quốc gia.