Chủ nhật 06/07/2025 08:06
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Dệt may Việt Nam vượt Bangladesh, hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Hiện Việt Nam có khoảng 3.500 dự án FDI trong lĩnh vực dệt may, với tổng mức đầu tư trên 37 t USD. Khu vực FDI đang chiếm giữ vai trò quan trọng, đóng góp khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Những quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào dệt may Việt Nam gồm: Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Những con số trên đã được ông Trần Ngọc Liêm - Giám đốc VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh chia sẻ tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - Thiết bị, nguyên phụ liệu và vải 2025 (SaigonTex/SaigonFabric 2025), diễn ra sáng nay, ngày 09/4/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.

khai mạc Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - Thiết bị, nguyên phụ liệu và vải 2025
Khai mạc Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt và may - Thiết bị, nguyên phụ liệu và vải 2025

Dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của Việt Nam, không những có đóng góp lớn vào tăng trưởng thương mại trong và ngoài nước mà còn thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong suốt những năm qua. Về thương mại, năm 2024, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam đạt được nhiều thành tích đáng chú ý, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch và nỗ lực duy trì tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 đạt trên 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu 405, 53 tỷ USD (tăng 14,3%) và nhập khẩu đạt 380,76 tỷ USD (tăng 16,7% so với cùng ký năm trước).

“Thành quả đó có sự góp phần không nhỏ của ngành dệt may với giá trị xuất khẩu đạt 44 tỷ USD (tăng 11,26% so với năm 2023), nằm trong top 8 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam, đưa Việt Nam vượt qua Bangladesh trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam theo tỉ trọng lần lượt là: Hoa Kỳ (37,98%), EU (9,77%), Hàn Quốc (8,93%;), Trung Quốc (8,3%;), ASEAN (6,59%)” - ông Trần Ngọc Liêm cho hay.

 ông Trần Ngọc Liêm - Giám đốc VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
Ông Trần Ngọc Liêm - Giám đốc VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ khai mạc.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%. Như vậy, toàn ngành xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023. Thị trường trong nước 25 năm qua cũng tăng từ trên 300 triệu USD lên khoảng 4,5 tỷ USD. Năm 2025, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Riêng, mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may là từ 47 đến 48 tỷ USD.

Về thu hút đầu tư nước ngoài, tính đến hết năm 2024, cả nước có 42.002 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 502,8 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt gần 322,5 tỷ USD, tương đương 64,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Riêng ngành dệt may có khoảng 3.500 dự án FDI trong lĩnh vực dệt may, với tổng mức đầu tư trên 37 tỷ USD. Khu vực FDI đang chiếm giữ vai trò quan trọng, đóng góp khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Những quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào dệt may Việt Nam gồm: Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của Việt Nam.
Dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Giám đốc VCCI - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh nhận định rằng, mặc dù ngành dệt may Việt Nam đạt được nhiều thành quả cả về thương mại lẫn đầu tư, nhưng trong thời gian tới, ngành vẫn còn phải đối đầu với nhiều thách thức lớn như sự thiếu hụt nguồn lao động, sự khó đón định của đơn hàng, vấn đề nguyên phụ liệu có nguồn gốc xuất xứ theo yêu cầu của các FTA, rào cản thương mại mới của các thị trường truyền thống ... Để vượt qua những khó khăn này, các doanh nghiệp trong ngành cần đẩy mạnh liên kết chuỗi, ứng dụng công nghệ, tự động hóa và xanh hóa nhà máy từ nguyên liệu, nhiên liệu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.

Cụ thể, từ nay đến năm 2030, ngành dệt may sẽ chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững. Từ 2031 - 2035, phát triển bền vững một cách hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chia sẻ thêm tại sự kiện, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - ông Cao Hữu Hiếu cho biết, năm nay đã là năm thứ 35 Vinatex cùng với CP Exhibition HongKong và các đối tác đồng tổ chức sự kiện này, từ những chương trình đầu tiên, khi mà triển lãm chỉ quy tụ được số ít nhà cung cấp, đến nay đã trở thành sự kiện thường niên có quy mô lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất của ngành dệt may Việt Nam. SaigonFabric 2025 là nơi quy tụ hơn 1.100 nhà triển lãm, đến từ 25 quốc gia và khu vực, lãnh thổ, đều là các nhà cung cấp uy tín trong lĩnh vực dệt may thế giới.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - ông Cao Hữu Hiếu
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - ông Cao Hữu Hiếu.

Trong những năm qua, Công nghiệp dệt may Việt Nam luôn là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế, với tốc độ tăng trưởng cao và gần như liên tục trong suốt giai đoạn 1990 - 2024. Có thể nói, Triển lãm SaigonTex đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển đó của ngành. Với sự đồng hành xuyên suốt của Vinatex và các đối tác hàng đầu trong ngành, CP Exhibition đã thể hiện rất tốt vai trò của nhà tổ chức quốc tế trong việc lựa chọn đơn vị quốc tế tham gia phù hợp với định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam, đồng thời cũng bắt kịp xu hướng của ngành dệt may toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

“Triển lãm SaigonTex đã giúp hình thành cầu nối uy tín và hiệu quả giữa các doanh nghiệp dệt may trong nước với các nhà cung cấp nước ngoài, giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần phát triển ngành Dệt May Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà. Chính những giá trị mà Triển lãm thường niên Saigontex mang lại cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã gây dựng uy tín và vị trí không thể thay thế, giúp sự kiện phát triển bền vững suốt 35 năm qua.”- ông Hiếu nhấn mạnh.

từ nay đến năm 2030, ngành dệt may sẽ chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững.
Từ nay đến năm 2030, ngành dệt may sẽ chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bắt kịp xu thế và đáp ứng yêu cầu của khách hàng với nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Sử dụng công nghệ hiện đại giảm thiểu sử dụng năng lượng và tài nguyên, sử dụng năng lượng tái tạo, đầu tư thiết bị máy móc công nghệ chuyển đổi kép, chuyển đổi số... là những biện pháp mà doanh nghiệp dệt may lớn tại Việt Nam đang hướng tới.

Khách tham quan tại các gian hàng của triển lãm.
Khách tham quan tại các gian hàng của triển lãm.

Được biết, SaigonTex/SaigonFabric 2025 diễn ra từ ngày 09 - 12/4/2025, với hơn 1.100 nhà triển lãm - tăng 6% so với năm 2024. Các nhà triển lãm đến từ 25 quốc gia và khu vực lãnh thổ, bao gồm các đại diện nổi bật từ: Anh, Ấn Độ, Bangladesh, Bỉ, Bồ Đào Nha, Cambodia, Đài Loan (Trung Quốc), Đức, Hồng Kông (Trung Quốc), Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Mỹ, Hà Lan, Pakistan, Pháp, Singapore, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Việt Nam.

Đây là dịp để khách tham quan có cơ hội tiếp xúc với các thương hiệu quốc tế hàng đầu, cũng như một loạt các nhà cung cấp giới thiệu những đổi mới và công nghệ mới nhất trong sản xuất dệt may.

Tin bài khác
Giá lúa gạo hôm nay 6/7/2025: Giá gạo ổn định, lúa tươi tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay 6/7/2025: Giá gạo ổn định, lúa tươi tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay 6/7, ghi nhận giao dịch chậm, lượng về ít, giá các loại gạo trong nước và xuất khẩu cơ bản ổn định. Trong khi đó, giá lúa tươi Hè Thu tiếp tục tăng nhẹ tại một số địa phương như An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang, với mức cộng thêm 100 đồng/kg so với giữa tuần. Phân khúc nếp và phụ phẩm duy trì giá đi ngang.
Giá sầu riêng hôm nay 6/7: Sầu riêng các khu vực neo giá ở mức thấp

Giá sầu riêng hôm nay 6/7: Sầu riêng các khu vực neo giá ở mức thấp

Giá sầu riêng hôm nay 6/7, sầu riêng Ri6 A nhiều kho chỉ thu mua ở mức 40.000 đồng/kg, sầu riêng Thái A khu vực Đắk Lắk xuống mức 75.000 đồng/kg. Xuất khẩu sầu riêng lao dốc chưa từng có, nhập từ Thái Lan và Malaysia tăng đột biến.
Giá cà phê hôm nay 6/7/2025: Giá cà phê nội địa vẫn giữ đà tăng

Giá cà phê hôm nay 6/7/2025: Giá cà phê nội địa vẫn giữ đà tăng

Giá cà phê hôm nay 6/7, tiếp tục tăng thêm 800 đồng/kg, lên sát mức 96.400 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên. Trên thị trường thế giới, đóng cửa phiên cuối tuần, giá cà phê robusta vẫn tiếp tục tăng mạnh. Trong khi đó, sàn giao dịch New York hôm nay đóng cửa nghỉ lễ.
Tỷ giá USD hôm nay 6/7/2025: Đồng USD chưa lấy lại được sức hấp dẫn

Tỷ giá USD hôm nay 6/7/2025: Đồng USD chưa lấy lại được sức hấp dẫn

Sáng 6/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và USD hiện giữ ở mức 25.116 đồng.
Dự báo giá vàng 6/7: Giá vàng bật tăng mạnh cả trong nước lẫn thế giới

Dự báo giá vàng 6/7: Giá vàng bật tăng mạnh cả trong nước lẫn thế giới

Dự báo giá vàng ngày 6/7/2025 dự kiến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có xu hướng tăng.
Dự báo giá tiêu 6/7: Giá tiêu trong nước "neo" ở mức cao

Dự báo giá tiêu 6/7: Giá tiêu trong nước "neo" ở mức cao

Dự báo giá tiêu 6/7/2025 dự kiến dao động 139.000 - 144.000 đồng/kg; thế giới biến động trái chiều.
Dự báo giá cà phê 6/7: Giá cà phê trong nước tiếp đà "bật" tăng

Dự báo giá cà phê 6/7: Giá cà phê trong nước tiếp đà "bật" tăng

Dự báo giá cà phê 6/7/2025 dự kiến tăng 800 đồng/kg, dao động 95.800 - 96.400 đồng/kg; thế giới biến động trái chiều.
Giá vàng hôm nay 5/7: Vàng miếng SJC giảm mạnh, mất mốc 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 5/7: Vàng miếng SJC giảm mạnh, mất mốc 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 5/7/2025 ghi nhận giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm về dưới mức 121 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng nhẹ.
Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 5/7: Đồng Yên bật tăng sau dữ liệu kinh tế tích cực

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 5/7: Đồng Yên bật tăng sau dữ liệu kinh tế tích cực

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 5/7/2025 ghi nhận tăng nhẹ tại các ngân hàng trong nước; trên thị trường quốc tế, Yên Nhật tăng giá mạnh nhờ chi tiêu hộ gia đình vượt dự báo, làm dấy lên kỳ vọng BoJ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Giá cao su hôm nay 5/7/2025: Giá cao su trong nước ổn định, thế giới tăng giảm theo kỳ hạn

Giá cao su hôm nay 5/7/2025: Giá cao su trong nước ổn định, thế giới tăng giảm theo kỳ hạn

Giá cao su hôm nay 5/7, trong nước không có điều chỉnh mới tại các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, thị trường thế giới ghi nhận xu hướng trái chiều, với cao su TSR20 trên sàn Singapore quay đầu giảm nhẹ, giá RSS 3 trên sàn Tocom biến động nhẹ theo kỳ hạn. Các yếu tố như giá dầu thế giới giảm và sức ép cạnh tranh trong ngành ô tô Trung Quốc tiếp tục ảnh hưởng tới triển vọng tiêu thụ cao su toàn cầu.
Giá thép hôm nay 5/7: Giá thép và quặng sắt phục hồi nhẹ, triển vọng vẫn đối mặt áp lực

Giá thép hôm nay 5/7: Giá thép và quặng sắt phục hồi nhẹ, triển vọng vẫn đối mặt áp lực

Giá thép hôm nay 5/7 trong nước ổn định, dao động 13.050 - 13.580 đồng/kg; Thị trường quốc tế, giá thép và quặng sắt tại Trung Quốc nhích nhẹ nhờ kỳ vọng cải cách, nhưng xu hướng vẫn bị kìm hãm bởi cầu yếu và áp lực quốc tế.
Giá bạc hôm nay 5/7/2025: Giá bạc tiếp đà tăng nhẹ

Giá bạc hôm nay 5/7/2025: Giá bạc tiếp đà tăng nhẹ

Giá bạc hôm nay 5/7, giá bạc trong nước và thế giới tiếp tục giữ đà tăng nhẹ. Theo khảo sát, giá bạc tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/lượng. Trên thị trường quốc tế, bạc dao động quanh ngưỡng 973.000 đồng/ounce. Các chuyên gia nhận định, đà tăng hiện tại được hỗ trợ bởi kỳ vọng Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Giá heo hơi hôm nay 5/7/2025: Giá heo hơi đi ngang tại cả ba miền

Giá heo hơi hôm nay 5/7/2025: Giá heo hơi đi ngang tại cả ba miền

Giá heo hơi hôm nay 5/7, thị trường heo hơi trên cả nước không có nhiều biến động. Tại miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam, giá heo hơi duy trì ổn định, dao động từ 65.000 -70.000 đồng/kg. Riêng khu vực Cà Mau đang có mức giá cao nhất cả nước - 70.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 5/7: Dầu WTI và Brent tiếp tục giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 5/7: Dầu WTI và Brent tiếp tục giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 5/7/2025, giá xăng E5 Ron 92 ở mức 20.530 đồng/lít; xăng Ron 95 ở mức 21.116 đồng/lít. Tại thị trường thế giới, diá dầu biến động do áp lực tăng sản lượng từ OPEC+ và lo ngại nhu cầu giảm tại Trung Quốc, Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 5/7: Giá tiêu tiếp tục giảm sau chuỗi tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 5/7: Giá tiêu tiếp tục giảm sau chuỗi tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 5/7/2025 ghi nhận giá hồ tiêu nội địa điều chỉnh ngắn hạn do chốt lời, trong khi xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng mạnh về giá trị dù khối lượng giảm.