Chủ nhật 23/02/2025 05:14
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

22/02/2025 22:33
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 52/TB-VPCP ngày 21/2/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Các nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá
Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá.

Thông báo nêu: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ấn tượng, tin tưởng và tự hào về những kết quả khu vực kinh tế tư nhân đạt được trong những năm qua; đóng góp gần 45% GDP của cả nước, thực hiện hơn 40% vốn đầu tư của toàn xã hội, tạo việc làm cho 85% số lao động của cả nước; chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường trực Chính phủ trân trọng cảm ơn những đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội và trong những lúc khủng hoảng như đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, lũ lụt (bão Yagi,..), những lúc đất nước có khó khăn, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân luôn sẵn sàng hỗ trợ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định đất nước ta đã đạt được những thành quả to lớn, có ý nghĩa chiến lược, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân.

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá về đích để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để đất nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; trong đó phấn đấu năm 2025 tăng trưởng GDP đạt trên 8%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế để những năm tiếp theo tăng trưởng 2 con số.

8 yêu cầu lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp

Thường trực Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp, doanh nhân cần kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần trách nhiệm với dân tộc; đóng góp tích cực hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thường trực Chính phủ đề nghị cộng đồng doanh nghiệp thực hiện 8 yêu cầu lớn sau:

(1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp.

(2) Đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa cho 3 đột phá chiến lược về thể chế, xây dựng hạ tầng, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực;

(3) Tăng tốc, bứt phá trong tăng trưởng, đề xuất tham gia các công trình, dự án quan trọng quốc gia;

(4) Bao trùm, toàn diện, bền vững trong phát triển của đất nước;

(5) Đẩy mạnh xây dựng, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, kinh tế chia sẻ;

(6) Tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, đặc biệt đóng góp để xóa nhà tạm, nhà dột nát và xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân;

(7) Ngày càng có nhiều doanh nghiệp dân tộc lớn tham gia vào các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, góp phần nâng cao thương hiệu quốc gia;

(8) Kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng văn hóa kinh doa­­­­nh mang bản sắc dân tộc.

Thường trực Chính phủ sẽ chỉ đạo rà soát để xây dựng thể chế thông thoáng

Thông báo nêu rõ, đối với những băn khoăn, trăn trở, kiến nghị của doanh nghiệp, Thường trực Chính phủ sẽ chỉ đạo rà soát để xây dựng thể chế thông thoáng, dễ thực hiện; xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chấm dứt cơ chế xin cho, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ để doanh nghiệp yên tâm kinh doanh. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế. Phát triển hạ tầng, góp phần giảm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, phục vụ doanh nghiệp.

Xem xét, xử lý kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp

Với khát vọng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Nhà nước phải kiến tạo, nhân dân ủng hộ, doanh nghiệp phải đồng hành đóng góp vào sự phát triển chung. Với tinh thần không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, người dân và không có tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong Quý II/2025, nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng các doanh nghiệp để triển khai các dự án lớn (như làm đường ray, sản xuất toa tàu trong xây dựng đường sắt tốc độ cao; đào hầm, làm đường; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển năng lượng tái tạo, khí hydrogen, …).

Các Bộ, cơ quan chức năng khẩn trương xem xét, xử lý hiệu quả, kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp, thông tin kịp thời kết quả xử lý cho doanh nghiệp; đồng thời gửi kết quả xử lý đến Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính để tham mưu, xử lý trước ngày 20/3/2025.

Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp kết quả xử lý các kiến nghị này, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 31/3/2025 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phương Nhi

baochinhphu.vn
Tin bài khác
Đầu tư tại Bình Định: “Người đi trước là người thắng lợi”

Đầu tư tại Bình Định: “Người đi trước là người thắng lợi”

Dư địa đầu tư của Bình Định đang mở rộng hết biên độ với 11 lĩnh vực và 45 dự án được UBND tỉnh Bình Định đi kêu gọi đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh.
Thúc đẩy giải ngân đầu tư công - mệnh lệnh của nền kinh tế

Thúc đẩy giải ngân đầu tư công - mệnh lệnh của nền kinh tế

Không chỉ là nhiệm vụ được Thủ tướng hay Chính phủ giao nữa, mà thúc đẩy giải ngân đầu tư công giờ còn là “mệnh lệnh” của nền kinh tế. Muốn tăng trưởng trên 8% thì không thể để giải ngân đầu tư công chậm trễ thêm.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi sau năm 2030

Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi sau năm 2030

Việc điều chỉnh quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi sau năm 2030 nhằm tối ưu chi phí và đảm bảo cung ứng điện hiệu quả, nhưng liệu đây có phải là quyết định sáng suốt cho tương lai năng lượng Việt Nam?
Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn xanh EU

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn xanh EU

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký công điện yêu cầu các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam chủ động triển khai giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của Liên minh Châu Âu.
Làm sao để vượt bẫy thu nhập trung bình?

Làm sao để vượt bẫy thu nhập trung bình?

Sáng 21/2, Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế được tổ chức theo hình thức trực tuyến do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì.
Standard Chartered: Tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2025 có thể đạt 7,5%

Standard Chartered: Tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2025 có thể đạt 7,5%

Chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 đạt 6,7%, với mức tăng 7,5% trong nửa đầu năm.
Nghị quyết đột phá giúp đẩy nhanh dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM

Nghị quyết đột phá giúp đẩy nhanh dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM

Nghị quyết thí điểm về cơ chế đặc thù cho đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM mở ra cơ hội mới, tháo gỡ vướng mắc về vốn, thủ tục và thúc đẩy tiến độ các dự án giao thông quan trọng.
Thêm động lực hợp tác thương mại Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc)

Thêm động lực hợp tác thương mại Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc)

Hợp tác thương mại giữa các địa phương Việt Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2024 đã đạt 41,6 tỷ USD tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam duy trì 26 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.
Việt Nam - Anh hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo CPTPP

Việt Nam - Anh hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo CPTPP

Chiều ngày 19/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo Vương quốc Anh gia nhập CPTPP - Ý nghĩa đối với doanh nghiệp.
Đầu tư công “đòn bẩy” cho mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Đầu tư công “đòn bẩy” cho mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Đầu tư công là yếu tố quyết định giúp đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 8% trong năm 2025. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư công hiện gặp nhiều khó khăn cần được khắc phục.
Ngành đường sắt "đón" hai Nghị quyết mới

Ngành đường sắt "đón" hai Nghị quyết mới

Việc Quốc hội thông qua hai nghị quyết quan trọng không chỉ khẳng định quyết tâm đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông đường sắt của Việt Nam mà còn thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc nâng cao năng lực vận tải, kết nối vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội chính thức thông qua cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Quốc hội chính thức thông qua cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Quốc hội vừa thông qua nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM, tạo bước đột phá cho giao thông công cộng.
Quốc hội thông qua dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng

Quốc hội thông qua dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng

Quốc hội đã chính thức thông qua dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và vận tải quốc tế trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước
Xây dựng các vùng nông sản liên kết với doanh nghiệp, đẩy mạnh khuyến nông điện tử

Xây dựng các vùng nông sản liên kết với doanh nghiệp, đẩy mạnh khuyến nông điện tử

Ứng dụng khuyến nông điện tử giúp cung cấp thông tin chính xác về thị trường, giá cả và tiêu chuẩn chất lượng, từ đó giúp nông dân đưa ra quyết định sản xuất.
Cơ chế luồng xanh là giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Cơ chế luồng xanh là giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, với chi phí hợp lý và ít rủi ro sẽ là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.