Thứ sáu 09/05/2025 15:43
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Đấu giá đất giáo dục gặp nhiều khó khăn và rủi ro đối với các nhà đầu tư

09/03/2023 11:46
Đấu giá đất giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro, khiến cho việc tìm kiếm đất để xây dựng trường học trở thành một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư.

Đóng góp ý kiến tại “Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Tài Nguyên và Môi trường vừa tổ chức tại Hà Nội, bà Trần Phương Hoa, Giám đốc chiến lược của Tập đoàn Giáo dục EQuest cho biết: Tập đoàn Giáo dục EQuest có hơn 23 ngàn học sinh/sinh viên với 17 trường từ mẫu giáo, phổ thông liên cấp tới cao đẳng đại học với 25 ngàn học sinh, sinh viên. Ngoài ra, tập đoàn có hơn 134 nghìn học sinh đang sử dụng nền tảng kỹ thuật số.

Ảnh minh họa
Bà Trần Phương Hoa, Giám đốc chiến lược của Tập đoàn Giáo dục EQuest phát biểu ý kiến tại “Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi”.

Hệ thống EQuest gồm trường liên cấp Newton, Alpha, Ngôi sao Hà Nội, Công nghệ giáo dục CGD và Victory Thực nghiệm tại Hà Nội; Trường Quốc tế Canada gồm 4 trường tại TP Hồ Chí Minh; Trường Quốc tế Saint Nicholas tại Đà Nẵng cùng các trường Trung cấp, Cao đẳng Việt Mỹ, Đại học Phú Xuân và Đại học Broward Mỹ tại Việt Nam.

“Nhu cầu của chúng tôi về việc có cơ sở vật chất là rất lớn. Đơn cử trường Ngôi sao Hà Nội trong hệ thống của chúng tôi năm học 2022-2023 có hơn 2.000 học sinh đăng ký mà chỉ có thể nhận khoảng 400 học sinh tại cơ sở 1. Chúng tôi thực sự cần mở rộng các cơ sở để có thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn trong hệ thống của mình”, bà Hoa nói.

Theo bà Hoa, EQuest đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu Định hướng giáo dục Việt Nam đến năm 2030 của Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tập đoàn đang gặp phải rất nhiều khó khăn.

Đó là việc cần tìm những mảnh đất giáo dục để xây trường, nhưng ngay việc đầu tiên này đã gặp khó khăn vì thông tin không được công khai, tập đoàn phải nhờ các bên giới thiệu và rất khó mới có được thông tin về đất giáo dục.

Tiếp đó, chi phí nhận chuyển nhượng đất giáo dục quá cao và không phù hợp với những nhà đầu tư thuần giáo dục. Nhiều lô đất giáo dục được giao theo chủ trương xã hội hóa gần như miễn phí ban đầu, tuy nhiên nhiều chủ đầu tư được giao đất không triển khai đầu tư xây dựng, để hoang và chờ giá lên. Hiện tại, giá đất giáo dục lên tới 8-10 triệu/m2, thậm chí hơn, dẫn tới mảnh đất giáo dục có giá trị hàng trăm tỷ, trở thành rào cản cho nhà đầu tư thuần về giáo dục.

Hiện nay, suất đầu tư xây dựng cũng đang rất cao, với chi phí lên tới 8-10 triệu/m2 sàn xây dựng, chưa kể đến chi phí cho nội thất và thiết bị dạy học... khiến việc đầu tư xây dựng lên tới hơn trăm tỷ. Có nghĩa là để có 1 cơ sở vật chất, EQuest phải đầu tư từ 200-300 tỷ đồng.

“Nhiều mảnh đất giáo dục đã được quy hoạch từ rất lâu, theo mạng lưới cố định và chưa linh hoạt, hiện tại không còn phù hợp với nhu cầu thực tế về thị trường. Trong khi việc thay đổi quy hoạch tốn kém nguồn lực và thời gian. Chúng tôi đã gặp phải nhiều trường hợp, theo quy hoạch trong khu vực chỉ còn trường mầm non, trong khi nhu cầu của thị trường lại là trường phổ thông liên cấp. Mầm non chỉ có khoảng 200-300 học sinh là nhiều, nhưng phải bỏ ra 200-300 tỷ đầu tư để xây dựng trường. Điều này cho thấy tuy đất thừa, nhu cầu thì lớn, nhưng ai có thể đầu tư vào trường học vì bài toán kinh tế không hiệu quả này?”, bà Hoa đặt câu hỏi.

Cũng theo bà Hoa, đấu giá đất giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro, khiến cho việc tìm kiếm đất để xây dựng trường học trở thành một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư giáo dục. Thậm chí, trong quá trình đấu giá, còn có rủi ro một số cá nhân hay tổ chức đẩy giá đất lên cao, gây khó khăn cho các tổ chức giáo dục thực sự cần đất để đáp ứng nhu cầu học tập của rất nhiều học sinh.

Để khắc phục tình trạng này, Giám đốc chiến lược của EQuest kiến nghị 3 vấn đề sau.

Thứ nhất, cần tăng cường việc kiểm soát quản lý việc sử dụng đất giáo dục. Đối với các dự án giáo dục chậm tiến độ, nên gia hạn cho chủ đầu tư tiếp tục thực hiện thêm một thời gian cố định. Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực và không cam kết thực hiện, cần cưỡng chế thu hồi, tổ chức đấu giá cho cá nhà đầu tư mới có năng lực thực sự về giáo dục và có tài chính.

Thứ hai, cân nhắc khung giá riêng cho giáo dục (bằng 1/15 đến 1/20 đất thổ cư). Chỉ như thế, việc đầu tư vào giáo dục mới hiệu quả. Đồng thời, nên giảm bớt các thủ tục hành chính cho việc tiếp cận đất, xây dựng, đầu tư và vận hành trường học.

“Cụ thể, chúng tôi có 1 dự án đã được cấp chấp thuận chủ trương đầu tư, quy hoạch cho cao đẳng, chủ đầu tư cũ không có đủ nguồn lực để thực hiện, sau khi chúng tôi đầu tư vào, họ cũng không đủ kiên nhẫn đã rút ra. Mặc dù đáp ứng đủ năng lực về tài chính và kinh nghiệm vận hành. Hiện tại, chúng tôi phải đi thuê cơ sở vật chất và cũng đã tuyển sinh hơn 1.000 sinh viên, cơ sở thuê cũng đã lấp đầy, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong các thủ tục xin gia hạn để thực hiện dự án. Thậm chí là phải chạy vòng quanh, không biết tháo gỡ ở đâu. Trường hoạt động tốt, không có cơ sở/phải đi thuê, dự án được cấp mà không thực hiện được, tôi rất mong được gặp người có thẩm quyền để hỗ trợ việc này”, bà Hoa nói.

Bà Hoa khẳng định, việc đầu tư vào giáo dục là cần thiết và quan trọng để đáp ứng nhu cầu học tập rất lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đầu tư hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực là việc cực kỳ gian khó, đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết. Vì vậy, cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất giáo dục, xây dựng các chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với đất đất giáo dục, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức giáo dục trong việc tiếp cận đất, xây dựng, đầu tư và vận hành trường học.

Hoài Anh

Tin bài khác
Đề xuất áp thuế 20% lãi bán bất động sản: Thách thức lớn cho người dân và cơ quan thuế

Đề xuất áp thuế 20% lãi bán bất động sản: Thách thức lớn cho người dân và cơ quan thuế

Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, đề xuất áp thuế 20% lãi bán bất động sản có thể tạo thách thức lớn cho cả người dân và cơ quan thuế.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm

Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm

Dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài đang thu hút 4 nhà đầu tư theo hình thức BOT, trong đó có 2 đơn vị nước ngoài, với lộ trình triển khai gấp rút từ nay đến năm 2027.
Bộ Tài chính đề xuất áp thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Sẽ thay đổi cách tính thuế nhà đất?

Bộ Tài chính đề xuất áp thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Sẽ thay đổi cách tính thuế nhà đất?

Bộ Tài chính nghiên cứu phương án tính thuế 20% trên khoản lãi từ chuyển nhượng bất động sản, tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp. Phương án mới nhằm đảm bảo công bằng và tối ưu nguồn thu ngân sách.
Lập tổ công tác đặc biệt di dời doanh nghiệp, giải phóng mặt bằng KCN Biên Hòa 1

Lập tổ công tác đặc biệt di dời doanh nghiệp, giải phóng mặt bằng KCN Biên Hòa 1

Ngày 5/5, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất và các sở ngành nhằm rà soát tiến độ chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ và triển khai kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.
Vì sao biệt thự Hà Nội đang hút tiền nhà đầu tư dài hạn?

Vì sao biệt thự Hà Nội đang hút tiền nhà đầu tư dài hạn?

Thị trường biệt thự, nhà liền kề Hà Nội khởi sắc trở lại trong quý 1/2025. Tuy nhiên, sự chọn lọc trong nguồn cung và xu hướng tăng giá đòi hỏi nhà đầu tư cần chiến lược bền vững và tỉnh táo.
Bất động sản công nghiệp miền Bắc Quý 1 năm 2025 hút vốn ngoại

Bất động sản công nghiệp miền Bắc Quý 1 năm 2025 hút vốn ngoại

Quý I/2025, bất động sản công nghiệp miền Bắc tiếp tục thu hút mạnh mẽ vốn FDI, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao như điện tử, bán dẫn, năng lượng tái tạo và trung tâm dữ liệu.
Bán lẻ đường phố hụt hơi trước sức mạnh trung tâm thương mại hiện đại

Bán lẻ đường phố hụt hơi trước sức mạnh trung tâm thương mại hiện đại

Mô hình bán lẻ đường phố tại TP.HCM đang đối mặt áp lực lớn từ bán lẻ hiện đại. Hành vi tiêu dùng thay đổi cùng ưu thế vận hành của trung tâm thương mại đang tái định hình thị trường.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản chuyển mình với xu hướng công trình xanh carbon-neutral

Bất động sản chuyển mình với xu hướng công trình xanh carbon-neutral

Trong bối cảnh cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, thị trường bất động sản Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ với xu hướng phát triển công trình xanh và carbon-neutral.​
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Huế: Thị trường bất động sản khởi sắc, tín hiệu phục hồi rõ nét

Huế: Thị trường bất động sản khởi sắc, tín hiệu phục hồi rõ nét

Thị trường bất động sản tại TP. Huế ghi nhận lượng giao dịch tăng, 11 dự án nhà ở xã hội được chấp thuận trong bối cảnh chính quyền thành phố tăng tốc đầu tư công, tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy thị trường BĐS phát triển bền vững.