Chủ nhật 11/05/2025 20:50
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Có một nỗi day dứt mang tên GDP

12/10/2020 00:00
Chấp nhận hy sinh một phần tăng trưởng để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người dân, Thủ tướng day dứt nghĩ đến việc chẳng đặng đừng là điều chỉnh chỉ tiêu GDP, bởi điều chỉnh cũng là buộc phải chấp nhận thực tế nhiều người dân sẽ nghèo đi.
Có một nỗi day dứt mang tên GDP
Kinh tế Việt Nam trong 3 năm 2017, 2018, 2019 đã đạt mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới.

Tưởng như đã không gì có thể cản bước Chính phủ trên con đường phát triển kinh tế. Vậy mà, trong năm áp chót của nhiệm kỳ, “cơn bão” Corona bất thần ập đến, điều không bao giờ muốn nghĩ đến đã buộc phải nghĩ đến.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thấy, quyết tâm cao độ nhưng không thể duy ý chí. Và ông day dứt trong phép tính thêm mỗi phần trăm hao tổn GDP là thêm mỗi cuộc đời có thể bị bỏ lại phía sau.

Vào đầu năm 2017, nhiều động lực tăng trưởng chính như khai khoáng, nông nghiệp, công nghiệp, xuất khẩu gặp khó khăn, kinh tế vĩ mô chịu nhiều áp lực về lạm phát, tỷ giá, nợ công cao, nợ xấu ngân hàng tăng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hệ thống nếu không được xử lý thực chất; nguy cơ giảm sút đầu tư nước ngoài khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được thông qua...

Lúc đó nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ cần phải điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Cảm ơn về sự chia sẻ, đồng cảm này, nhưng Thủ tướng nhất quyết kiên định phải đạt mục tiêu tăng trưởng cao và rất cao, vì có như vậy thì mới có nguồn lực, có đà, có khí thế để chấn hưng đất nước.

Thủ tướng đã dẫn dắt Chính phủ thực hiện thành công mục tiêu như vậy.

Cũng cần phải nhắc thêm rằng, 3 năm đầu trong nhiệm kỳ này của Chính phủ phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh trầm kha như nhiều dự án “đắp chiếu”, làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí; tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", "trên bảo dưới không nghe", kỷ cương phép nước bị buông lỏng ở nhiều nơi; thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở cả miền Bắc, miền Trung, Nam Trung bộ và Tây Nguyên…

Nhiệm kỳ mới, cũng là thời điểm đất nước bắt đầu một cuộc chiến với tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khởi xướng và lãnh đạo, với mức độ mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử chống giặc nội xâm.

Khi lãnh đạo cuộc chiến này, yêu cầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặt ra với Chính phủ là kinh tế phải luôn tiến bước, năm sau hơn năm trước, nếu không, giặc nội xâm sẽ được che chắn bởi luồng quan điểm, chống tham nhũng làm mạnh quá có thể làm chậm lại sự phát triển của đất nước.

Trập trùng khó khăn xuất hiện trong điều hành của Chính phủ khi diễn ra quá trình “thay máu” bộ máy, như cách nói của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, “gột rửa sạch nhem nhuốc từ trên xuống”.

Lần đầu tiên kể từ sau ngày thống nhất đất nước, hàng loạt cán bộ cao cấp từ trung ương đến địa phương bị xử lý kỷ luật, thậm chí có không ít người phải cúi đầu nhận tội ở chốn pháp đình…

Theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, mặt trận kinh tế đã mang về những kết quả đầy khích lệ. Kinh tế 3 năm 2017, 2018, 2019 tạo nên thời kỳ của các kỷ lục. GDP ở mức cao hàng đầu thế giới, cả hai năm 2018, 2019 đều tăng vượt ngưỡng 7% bất chấp bối cảnh tăng trưởng ảm đạm trên toàn cầu.

Người đứng đầu Đảng và Nhà nước tự hào khẳng định, “chống tham nhũng không hề làm "chùn" sự chỉ đạo hay làm "chậm lại" sự phát triển, mà ngược lại”

Nhìn lại đoạn đường đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thấy, “có những hoàn cảnh và thời điểm, chúng ta thực sự đứng trước những khó khăn rất lớn, không nằm trong mọi kịch bản hay dự đoán. Tuy nhiên, chúng ta đã vượt qua”

Chỉ gói lại bấy nhiêu từ “tuy nhiên, chúng ta đã vượt qua”, là cả sự nỗ lực không mỏi mệt của Thủ tướng và cả bộ máy Chính phủ.

Trước sức nóng phả ra dữ dội từ mặt trận chống tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tạo nên được sự thống nhất cao độ từ Trung ương đến địa phương cùng đưa kinh tế đi lên.

Ngay sau khi được Quốc hội bầu làm Thủ tướng vào tháng 4/2016, Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo hàng loạt hội nghị xúc tiến đầu tư tại các địa phương, nhất là tại một số tỉnh, thành có xáo trộn về nhân sự lãnh đạo. Sự có mặt của ông tại những nơi đó mang đến niềm tin, cũng như sự yên tâm gấp bội cho các nhà đầu tư.

Như khi Thủ tướng đến dự và chỉ đạo Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Hậu Giang vào tháng 9/2017. Đó là thời điểm Bí thư tỉnh này xin nghỉ hưu sớm và đang chờ quyết định từ Bộ Chính trị, trong khi đó, Bí thư mới chưa rõ là ai. Thủ tướng mang không khí phấn chấn cho cả Hội nghị, khi ông nói, “Hậu Giang gạo trắng nước trong/ai đi đến đó thì không muốn về…”

Thủ tướng còn kêu gọi các địa phương, các Bộ ngành dám từ bỏ quyền lợi cục bộ để thực sự “xắn tay” đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp cùng vì sự phát triển chung của nền kinh tế.

Càng nhìn lại thành quả, Thủ tướng càng day dứt cho những ngày phía trước, khi tới đây, có thể Chính phủ sẽ phải cân nhắc khả năng điều chỉnh mục tiêu kinh tế xã hội.

Song, có lẽ mọi người sẽ cảm thông với điều này.

Bởi niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm của cả bộ máy chính trị trong việc giải quyết những vấn đề lớn của đất nước, từ công cuộc chống tham nhũng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nông nghiệp, nông dân, nông thôn, miền núi, dân tộc… chưa bao giờ lớn và sâu sắc như lúc này. Khi tất cả những gì mà người dân đang thấy là một Chính phủ vì dân. Trong mọi hoàn cảnh, Chính phủ sẽ nỗ lực cao nhất chăm lo cuộc sống cho những người yếu thế nhất!

Chắc chắn, Thủ tướng còn gặp lại ánh mắt, nụ cười tràn ngập niềm tin của họ khi đến những vùng khó khăn, xa xôi, như ông đã luôn gặp trong những năm qua.

Lê Châu

TAGS:

Tin bài khác
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.