Thứ sáu 16/05/2025 12:26
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong: Làm sâu sắc hơn các đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế

12/10/2020 00:00
Trao đổi về các giải pháp phát triển kinh tế Hà Nội trong giai đoạn hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, tại cuộc Tọa đàm “Góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XVII” do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức, chuyên gia kinh tế, TS Ngu

Đánh giá thêm về các bài học để rút ra kinh nghiệm

Theo TS Nguyễn Minh Phong, Dự thảo Văn kiện được xây dựng công phu, nghiêm túc, thể hiện trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của những người trực tiếp và gián tiếp tham gia. Số liệu và các chỉ tiêu phát triển được tập hợp và xây dựng có hệ thống, cập nhật và có căn cứ xác đáng, logic chặt chẽ. Qua đó, phản ánh khá đầy đủ, xác đáng các thành công, hạn chế và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, các khâu đột phá cần thiết cho phát triển Thủ đô trong nhiệm kỳ qua và thời gian tới…

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Minh Phong, Dự thảo vẫn còn một số từ ngữ mang tính kỹ thuật nên rà soát, chỉnh sửa, ví dụ, không thể nói "khu vực kinh tế tư nhân giải quyết 80% lao động", mà phải là "khu vực kinh tế tư nhân thu hút 80% lao động".

Sản xuất hàng tại Công ty Hồng Hà, quận Long Biên. Ảnh: Chiến Công

Về các bài học, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần bổ sung thêm 2 bài học nữa để rút kinh nghiệm cho nhiệm kỳ tới. Thứ nhất, về tăng cường quản lý quy hoạch và sau quy hoạch cũng như quản lý trật tự, vệ sinh, an toàn đô thị như là mục tiêu trọng tâm và thường xuyên. Thứ hai, không chỉ đánh giá về hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, mà phải coi trọng cả năng lực (nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ và hệ thống chính trị và các hiệp hội).

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Minh Phong cũng đặt vấn đề, Dự thảo vẫn thiếu phần đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội DN và tổ chức xã hội nghề nghiệp. "DN Hà Nội chiếm 1/3 của cả nước, vài trò rất quan trọng, mà trong Dự thảo chưa đề cập đến hiệp hội DN" - chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong góp ý.

Biến các nguồn lực văn hóa và con người thành động lực kinh tế

Góp ý sâu thêm về các giải pháp phát triển kinh tế trong giai đoạn tới, đặc biệt để đón nhận các chính sách mới trong hội nhập, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, mục tiêu tổng quát phải xuất phát từ chủ đề của Đại hội, thể hiện các thông điệp về vị thế Thủ đô. Do đó, nên chăng, có thể điều chỉnh chủ đề Đại hội là: "Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ và hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, đoàn kết, đẩy nhanh công cuộc đổi mới đồng bộ, toàn diện, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại và phát triển bền vững".

Về các mục tiêu tổng quát của Hà Nội cho các thời điểm năm 2025, 2030 và 2045, theo TS Nguyễn Minh Phong, nên thiết kế lại, bởi chúng ta vừa trải qua đại dịch Covid-19. "Đây là hệ thống chỉ tiêu được xây dựng trước Covid-19, chưa có cập nhật nên cần phải điều chỉnh. Ngoài ra, luôn phải đề cập đến 2 con số (con số trần và con số đáy) thay vì 1 con số rồi lại điều chỉnh như trước đây"- chuyên gia kinh tế nêu ý kiến.

Đặc biệt chỉ ra các điểm nhấn và giải pháp trọng tâm kinh tế trong thời gian tới, TS Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh tới nhiều vấn đề mà trong Dự thảo chưa đề cập đến. Trong đó, đánh giá Hà Nội đã xây dựng được cộng đồng DN ngày càng lớn mạnh, TS Nguyễn Minh Phong góp ý, kinh tế TP phải tập trung vào cơ cấu, đặc biệt chú trọng đến: Hàm lượng khoa học cao; có giá trị gia tăng cao; có tính kết nối cao; có hàm lượng vốn cao; và phát triển mạnh mẽ dựa trên kinh tế nền tảng.

Tiếp đó, Hà Nội nên có đột phá trong phát triển các nguồn lực văn hóa và con người, để biến thành động lực kinh tế. “Rõ ràng phải biến văn hóa và con người trở thành động lực của kinh tế. Đó phải là câu chữ mang tính chỉ đạo trong Dự thảo” - TS Nguyễn Minh Phong góp ý. Đồng thời cho biết, Hà Nội có nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa, có nguồn lực con người, phải biến những thứ đó thành các “cỗ máy in tiền”. Phải kết hợp du lịch với văn hóa trở thành du lịch sạch, du lịch chất lượng cao nhằm thu được giá trị lớn. Đột phá tiếp theo là Hà Nội phải đi đầu cả nước về phát triển dịch vụ chất lượng cao và xuất khẩu dịch vụ, kể cả xuất khẩu dịch vụ tại chỗ.

Theo TS Nguyễn Minh Phong, hiện nay chúng ta đang xuất siêu hàng hóa nhưng luôn nhập siêu dịch vụ. Vì vậy, Hà Nội nên coi xuất khẩu dịch vụ là một trong những đột phá trong thời gian tới, bao gồm cả dịch vụ y tế, văn hóa, du lịch, công nghệ cao...

Sau nữa, một nội dung đột phá được TS Nguyễn Minh Phong nhắc đến là Hà Nội phải tạo lập và tăng cường các chuỗi liên kết. Bao gồm chuỗi liên kết trong vùng Thủ đô, khu vực Bắc Bộ, cả nước và quốc tế. Đây là vấn đề cần phải được nhấn mạnh trong Dự thảo, qua đó Hà Nội mới thể hiện được vai trò trung tâm của mình. Một đột phá quan trọng mà theo chuyên gia kinh tế chưa được nhấn mạnh trong Dự thảo, đó là phải coi kinh tế tư nhân là động lực chủ đạo trong thời gian tới. Phát triển nhiều hơn các tập đoàn kinh tế tư nhân, tập đoàn đa sở hữu.

TS Nguyễn Minh Phong đặc biệt nhấn mạnh tới đột phá về cơ chế, bao gồm các cơ chế tài chính ngân sách đặc thù (Luật Thủ đô); cơ chế đặc thù về chính quyền đô thị; cơ chế tài chính đặc thù vừa được Quốc hội thông qua, trong đó đặc biệt là vấn đề thu phí. “Hà Nội phải sử dụng vấn đề thu phí là công cụ mạnh để điều chỉnh các hoạt động kinh tế, cũng như gia tăng năng lực quản lý đô thị” - TS Nguyễn Minh Phong góp ý.

Cùng với đó, theo TS. Nguyễn Minh Phong, Hà Nội nên chú trọng thu hút các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ những nước EU trên cơ sở Hiệp định EVFTA và CPTPP. Qua đó bảo đảm các dự án có công nghệ nguồn sạch, có tài chính vững mạnh, đề cao yếu tố công cụ pháp luật và chống chuyển giá, đề cao vấn đề an ninh quốc phòng. Đột phá cuối cùng là về cán bộ và nhân tài, trong đó đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm năng lực của người đứng đầu.

Hà Bình - Đức Thọ

Tin bài khác
Ngành thuế tạm dừng một số ứng dụng công nghệ thông tin từ 23/5 đến 15/6

Ngành thuế tạm dừng một số ứng dụng công nghệ thông tin từ 23/5 đến 15/6

Từ ngày 23/5 đến 15/6/2025, một số hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thuế sẽ tạm ngưng hoạt động nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi.
Sầu riêng "rớt chuẩn" xuất khẩu: Có nên đưa về tiêu thụ trong nước?

Sầu riêng "rớt chuẩn" xuất khẩu: Có nên đưa về tiêu thụ trong nước?

Xuất khẩu sầu riêng sụt giảm nghiêm trọng, nhiều lô hàng bị trả về do không đạt chuẩn, buộc quay đầu về tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là tìm đầu ra, mà còn nằm ở chất lượng và niềm tin của người tiêu dùng, khi người Việt sẵn sàng chi tiền, nhưng sản phẩm phải xứng đáng, sạch, an toàn và minh bạch.
Boeing thắng lớn với đơn hàng kỷ lục tại Qatar nhờ ông Trump hậu thuẫn

Boeing thắng lớn với đơn hàng kỷ lục tại Qatar nhờ ông Trump hậu thuẫn

Boeing vừa ký thỏa thuận lịch sử với Qatar Airways trị giá 96 tỷ USD, nhờ sự hậu thuẫn của Tổng thống Donald Trump, đánh dấu bước ngoặt sau giai đoạn khủng hoảng kéo dài của hãng sản xuất máy bay của Mỹ.
Sầu riêng “hụt hơi”, xuất khẩu rau quả Việt nguy cơ “lỡ hẹn” 8 tỷ USD

Sầu riêng “hụt hơi”, xuất khẩu rau quả Việt nguy cơ “lỡ hẹn” 8 tỷ USD

Mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD trong năm 2025 của ngành rau quả đang đứng trước thách thức lớn khi “át chủ bài” là sầu riêng gặp trắc trở tại thị trường chủ lực, đà tiến của toàn ngành cũng theo đó chững lại.
Doanh nghiệp bán lẻ tăng tốc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 68

Doanh nghiệp bán lẻ tăng tốc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 68

Các doanh nghiệp bán lẻ đang nổi lên như một "đầu tàu" kinh tế tư nhân, hiện thực hóa Nghị quyết 68 với chiến lược khép kín từ sản xuất đến bán lẻ, thúc đẩy hàng Việt phát triển.
Ông Thân Đức Việt:“May 10 không chỉ là thương hiệu, đó là bản sắc Việt Nam”

Ông Thân Đức Việt:“May 10 không chỉ là thương hiệu, đó là bản sắc Việt Nam”

Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10 kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội khẳng định thương hiệu May 10 không chỉ đại diện cho ngành dệt may, mà còn là hình mẫu của chiến lược Made by Vietnam trong hội nhập và phát triển bền vững.
Đối mặt thuế quan từ Mỹ: Doanh nghiệp cần đầu tư cho thương hiệu hàng Việt

Đối mặt thuế quan từ Mỹ: Doanh nghiệp cần đầu tư cho thương hiệu hàng Việt

Chiến lược thương hiệu của các doanh nghiệp Việt cần chuyển đổi hình ảnh từ một nhà sản xuất chi phí thấp sang một nhà cung ứng thay thế đáng tin cậy, có khả năng cung cấp các mặt hàng đặc sản độc đáo có giá trị cao như hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản và thủy sản.
Sầu riêng Việt gặp “nút thắt vàng”: Cần gì để giữ vững ngôi vương 3,3 tỷ USD?

Sầu riêng Việt gặp “nút thắt vàng”: Cần gì để giữ vững ngôi vương 3,3 tỷ USD?

Để khẳng định và giữ vững vị thế sầu riêng Việt Nam trên thị trường quốc tế, ngành sầu riêng cần xây dựng một nền tảng pháp lý vững chắc, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một cơ chế quản lý xuất khẩu minh bạch, linh hoạt, giúp vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội phát triển bền vững.
Toyota dự báo lợi nhuận giảm mạnh dưới tác động thuế quan

Toyota dự báo lợi nhuận giảm mạnh dưới tác động thuế quan

Toyota cảnh báo lợi nhuận năm tài khóa 2025–2026 sẽ giảm 21% do tác động từ thuế quan của Mỹ, trong bối cảnh hãng cân nhắc thương vụ thâu tóm lớn trị giá 42 tỷ USD.
Thúc đẩy công nghệ xanh – Động lực mới cho ngành giấy và bao bì

Thúc đẩy công nghệ xanh – Động lực mới cho ngành giấy và bao bì

Ngày 7/5, Triển lãm Quốc tế Giấy và Bao bì Việt Nam – VPPE 2025 chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế WTC Expo (thành phố mới Bình Dương), thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bộ Tài chính ban hành mức giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán

Bộ Tài chính ban hành mức giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 1541/QĐ-BTC về việc ban hành mức giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán, áp dụng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) cùng các công ty con, và tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Doanh nghiệp Mỹ phản ứng mạnh mẽ để đối phó với cuộc chiến thuế quan

Doanh nghiệp Mỹ phản ứng mạnh mẽ để đối phó với cuộc chiến thuế quan

Cuộc chiến thuế quan Mỹ – Trung bùng nổ từ đầu tháng 4/2025 đã khiến giới tài chính toàn cầu chao đảo, buộc các doanh nghiệp Mỹ như Apple, Amazon và Ford cấp tốc vận động hành lang để bảo vệ lợi ích.
Xuất khẩu rau quả “hụt hơi” đầu 2025, giảm gần 23%

Xuất khẩu rau quả “hụt hơi” đầu 2025, giảm gần 23%

Từng bứt phá mạnh mẽ vào cuối năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam bất ngờ lao dốc trong quý I/2025. Kim ngạch giảm sâu tới 22,7% so với quý trước, chủ yếu do xuất khẩu sang Trung Quốc chậm lại, đặc biệt là với mặt hàng chủ lực sầu riêng.
Cuộc cách mạng trong quản trị hiệu suất của các “ông lớn” công nghệ

Cuộc cách mạng trong quản trị hiệu suất của các “ông lớn” công nghệ

Google, Microsoft và Meta đang siết quản trị hiệu suất, chi thưởng “mạnh tay” cho nhân viên xuất sắc và nghiêm khắc với nhân sự kém hiệu quả, phản ánh bước ngoặt văn hóa trong ngành công nghệ toàn cầu.
Chàng trai Ê Đê với giấc mơ đưa cà phê buôn làng ra thế giới

Chàng trai Ê Đê với giấc mơ đưa cà phê buôn làng ra thế giới

Từ bỏ nghề bác sĩ để trở về buôn làng, Y Pốt Niê đã viết nên câu chuyện truyền cảm hứng khi chinh phục thị trường quốc tế bằng hương vị cà phê và bản sắc văn hóa Ê Đê.