Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Phải hoàn thành giải phóng mặt bằng trước khi chuyển đổi mô hình chính quyền Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Vì sao đội thêm 3.700 tỷ đồng? |
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, với tổng chiều dài khoảng 143 km, được chia thành hai đoạn: một đi qua tỉnh Bình Định dài khoảng 57 km và một qua tỉnh Gia Lai dài khoảng 86 km. Tuyến đường này có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75 m, vận tốc thiết kế 100 km/h.
![]() |
Đề xuất đầu tư gần 38.000 tỷ đồng xây cao tốc Quy Nhơn - Pleiku. |
Trước đây, dự án được đề xuất triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP). Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, Bộ Giao thông Vận tải và các tỉnh liên quan đã nhận thấy phương thức này không đảm bảo hiệu quả tài chính. Cụ thể, với mức vốn hỗ trợ của nhà nước tối đa 50% tổng mức đầu tư theo quy định của Luật PPP, dự án không đảm bảo hiệu quả tài chính. Để dự án đạt hiệu quả tài chính và thời gian thu hồi vốn với các kịch bản khoảng 25 năm, 18 năm và 10 năm, mức vốn của nhà nước cần tham gia hỗ trợ chiếm tỷ lệ từ 76% đến 88% tổng mức đầu tư. Vì vậy, việc chuyển sang đầu tư công được xem là giải pháp khả thi hơn.
Việc đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku không chỉ giúp giảm tải cho quốc lộ 19, mà còn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho cả hai tỉnh Bình Định và Gia Lai. Tuyến cao tốc này sẽ kết nối các khu kinh tế trọng điểm, cảng biển quốc tế, khu vực biên giới và các tuyến cao tốc Bắc - Nam, góp phần thúc đẩy giao thương, du lịch và thu hút đầu tư.
Dự án dự kiến sẽ được chuẩn bị đầu tư từ năm 2025, triển khai xây dựng cơ bản hoàn thành trước năm 2030. Bộ Giao thông Vận tải sẽ là cơ quan chủ quản, phối hợp với UBND các tỉnh Gia Lai và Bình Định tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Với tổng mức đầu tư gần 38.000 tỷ đồng, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku hứa hẹn sẽ là công trình trọng điểm, góp phần nâng cao năng lực vận tải, kết nối vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.