Thứ năm 17/10/2024 20:15
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Chuyên gia dự báo kịch bản lạm phát năm 2024

03/07/2024 15:53
PGS.TS Ngô Trí Long nhận định rằng, các yếu tố làm tăng CPI trong 6 tháng đầu năm 2024 bao gồm giá nhiều mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm tăng cao.
aa

Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 đã tăng 4,34% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý II/2024, CPI trung bình tăng 4,39%, và trong 6 tháng đầu năm 2024, CPI đã tăng 4,08%.

PGS.TS Ngô Trí Long nhận định rằng, các yếu tố làm tăng CPI trong 6 tháng đầu năm 2024 bao gồm giá nhiều mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm tăng cao. Cụ thể, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4%, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,51%.

PGS.TS Ngô Trí Long đưa ra dự báo về lạm phát 2024
PGS.TS Ngô Trí Long đưa ra dự báo về lạm phát 2024.

Chi phí đầu vào tăng gây ra lạm phát chi phí đẩy. Trong 6 tháng đầu năm 2024, chi phí sản xuất tăng do chi phí các đầu vào sản xuất đều tăng. Ngoài ra, tỷ giá tăng làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Vào cuối tháng 6/2024, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đạt mức kỷ lục 25.920 đồng/USD, tăng 65 đồng so với cuối tháng trước và tăng 4,6% so với đầu năm 2024.

Một số yếu tố làm giảm CPI trong 6 tháng đầu năm 2024 bao gồm giá cả thị trường biến động theo quy luật tiêu dùng, tăng vào thời điểm Tết, và giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, như giá xăng dầu, không biến động nhiều.

Việt Nam là nền kinh tế mở và phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên, nhiên liệu, nên nhạy cảm với các cú sốc kinh tế toàn cầu. Kinh tế toàn cầu đối mặt với lạm phát cao và rủi ro suy thoái, cùng với căng thẳng địa chính trị và chính sách thắt chặt tiền tệ của nhiều nước. Điều này gây áp lực tăng tỷ giá và lãi suất trong nước, nhưng mặt bằng lãi suất giảm đã giúp giảm chi phí sản xuất.

Ông Ngô Trí Long dự báo CPI bình quân năm 2024 so với năm 2023 sẽ tăng từ 4,2% đến 4,5%, do bối cảnh lạm phát và giá cả hàng hóa thế giới hạ nhiệt, và khả năng lạm phát ở Việt Nam tăng mạnh trong năm 2024 là khó xảy ra. Chính phủ cũng luôn thận trọng và chủ động trong điều hành giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Để ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, đại diện cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) khuyến nghị, cần tăng cường tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường, các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá.

Các bộ, ngành, địa phương chủ động chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường.

Đối với các mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường như điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục: Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát các phương án, lộ trình giá do các Bộ xây dựng, đề xuất để cập nhật kịch bản lạm phát làm cơ sở tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 theo mục tiêu Quốc hội đề ra từ 4-4,5%.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh chi phí năng lượng ngày càng gia tăng và các yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để tối ưu hóa năng lượng.
Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập xung quanh vấn đề về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được doanh nghiệp quan tâm.
Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam ước tính 5G sẽ chiếm khoảng 50% thuê bao di động vào năm 2029. Hiện nay, hơn 25% lưu lượng dữ liệu được truyền tải qua 5G.
Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Hiện nay vấn đề đánh thuế căn nhà thứ hai đang được đưa ra bàn thảo nhiều. Việc đề xuất của Bộ Xây dựng cũng như sự lên tiếng của Thứ trưởng Bộ Tài Chính về việc đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai.
Biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất

Biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất

Trong bối cảnh bất ổn năng lượng, các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam nên đầu tư vào năng lượng tái tạo và chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững.
Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

Giá cà phê Robusta đang có xu hướng tăng rất mạnh thời gian gần đây. Tuy nhiên, xu hướng này được dự báo sẽ không kéo dài.
Quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Góc nhìn từ ngành thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Góc nhìn từ ngành thuế

Để tăng cường hiệu quả thu nợ, việc kết hợp nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau, cùng với ứng dụng công nghệ hiện đại, sẽ là yếu tố quyết định thành công trong quản lý thuế của Việt Nam.
"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp"

"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp"

Xu hướng thanh toán không tiền mặt ngày càng thịnh hành, mang đến nhiều tiềm năng tăng trưởng và đổi mới, mở ra cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 với nhiều điểm mới, cơ bản hoàn thiện khung pháp lý cho việc lựa chọn nhà đầu tư trong các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Tiếp tục câu chuyện quanh cây cà phê, ông Lương Tuấn Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi “bật mí” những điều ít được biết đến lâu nay trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người trồng cà phê.
TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

Theo TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, tài chính xanh không chỉ hỗ trợ chuyển đổi sang mô hình ít carbon mà còn tạo cơ hội đầu tư trong năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh.
TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cơ hội cho tài chính xanh tại Việt Nam đang mở rộng nhờ vào xu hướng toàn cầu và cam kết quốc tế.
iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

Quý I/2025, sản lượng iPhone 16 có thể tiếp tục giảm mạnh, từ 53-55% so với quý trước, do nhu cầu thay đổi theo mùa và ảnh hưởng của iPhone SE thế hệ thứ 4.
Doanh nghiệp “phập phồng” mừng và lo khi giá cà phê lên cao

Doanh nghiệp “phập phồng” mừng và lo khi giá cà phê lên cao

Giá cà phê hiện chạm ngưỡng 5.000 USD/tấn, mức cao nhất trong 20 năm qua.
Đưa thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế

Đưa thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế

Dù Việt Nam được mệnh danh là thủ phủ sản xuất mới khi các doanh nghiệp đa quốc gia triển khai chiến lược “Trung Quốc+1”, rất ít thương hiệu nội được người tiêu dùng ngoại biết đến.
Đọc thêm