Thứ sáu 21/02/2025 02:54
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm cách thúc đẩy khu vực tư nhân

18/02/2025 11:20
Tại cuộc họp kín vào thứ Hai (17/2), Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi doanh nhân “phát huy tài năng” trong bối cảnh Trung Quốc tìm cách thúc đẩy khu vực tư nhân, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm cách thúc đẩy khu vực tư nhân
Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi giới doanh nhân ‘phát huy tài năng’ trong “kỷ nguyên mới” của nền kinh tế tư nhân Trung Quốc.

Theo hãng tin nhà nước Tân Hoa Xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu trong một cuộc họp kín hiếm hoi với các doanh nhân hàng đầu của nước này vào thứ Hai (17/2). Ông kêu gọi các doanh nhân “phát huy tài năng” trong “kỷ nguyên mới” của nền kinh tế tư nhân Trung Quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu: “Kỷ nguyên mới và hành trình mới mang đến triển vọng rộng mở cho sự phát triển của nền kinh tế tư nhân, với tiềm năng to lớn. Đây là thời điểm để các doanh nghiệp tư nhân và doanh nhân tư nhân thể hiện năng lực của mình”.

Kêu gọi giới doanh nhân củng cố niềm tin vào tăng trưởng

Bên cạnh đó, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc cần “thống nhất tư tưởng, củng cố niềm tin và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, chất lượng cao của nền kinh tế tư nhân”, đồng thời hạ thấp những thách thức tài chính hiện tại của khu vực này, cho rằng đây chỉ là khó khăn tạm thời, mang tính cục bộ và đang trong quá trình cải cách.

“Chúng ta phải tập trung giải quyết vấn đề nợ đọng của các doanh nghiệp tư nhân. Chúng ta cần tăng cường giám sát thực thi pháp luật, chấn chỉnh tình trạng thu phí, xử phạt, thanh tra và tịch thu tùy tiện, đồng thời bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân và doanh nhân tư nhân theo quy định của pháp luật”, Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi xây dựng “mối quan hệ trong sạch giữa chính phủ và doanh nghiệp”.

Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về tác động của chính quyền Bắc Kinh đối với doanh nghiệp trong nước và mức độ tự chủ của họ. Chính phủ Trung Quốc cũng đã có những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng gần đây, thông qua hàng loạt gói kích thích nhằm vực dậy nền kinh tế đang chậm lại do nhu cầu tiêu dùng nội địa yếu và cuộc khủng hoảng kéo dài trong lĩnh vực bất động sản.

Lời kêu gọi “củng cố niềm tin vào tăng trưởng” cũng xuất hiện trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải đối mặt với nguy cơ thuế quan từ Mỹ, và cuộc cạnh tranh công nghệ ngày càng gay gắt với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cuộc chiến công nghệ càng trở nên nổi bật sau khi DeepSeek – một startup của Trung Quốc – công bố mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) đột phá vào cuối tháng 1/2025, với tuyên bố có thể cạnh tranh với các mô hình hiện tại nhưng với chi phí đào tạo thấp hơn đáng kể. Theo đó, nhà sáng lập DeepSeek, ông Liang Wenfeng, cũng có mặt tại hội nghị này.

Trong bài phát biểu, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc cần “nỗ lực thúc đẩy đổi mới khoa học và công nghệ” cùng với nhiều mục tiêu khác.

Tín hiệu hỗ trợ khu vực tư nhân và ngành công nghệ

Theo bà Peiqian Liu, chuyên gia kinh tế châu Á tại Fidelity International, sự hiện diện của Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị được coi là “tín hiệu rõ ràng về sự ủng hộ từ cấp cao nhất” đối với doanh nhân tư nhân, và “điều này có thể khơi dậy tinh thần kinh doanh và sự lạc quan về đà tăng trưởng mới của Trung Quốc”.

Bà Liu nhận định: “Nếu chính phủ thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với sự phát triển của ngành công nghệ, điều này thậm chí có thể tác động lớn hơn cả chính sách tài khóa”.

Theo bà Lynn Song, chuyên gia kinh tế trưởng tại LNG, cuộc họp có thể đánh dấu “bước ngoặt mang tính biểu tượng” đối với ngành công nghệ Trung Quốc sau nhiều năm bị giám sát chặt chẽ. “Thời điểm diễn ra cuộc họp này cho thấy Bắc Kinh đang rất cần vực dậy khu vực tư nhân trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu và các rủi ro từ thuế quan bên ngoài”.

Ông Andy Maynard, Giám đốc điều hành kiêm trưởng bộ phận chứng khoán tại China Renaissance, cho rằng cuộc họp có thể báo hiệu “chấm dứt tình trạng giám sát chặt chẽ” đối với khu vực công nghệ kéo dài suốt hai năm qua.

Trong một diễn biến liên quan, kênh truyền thông nhà nước CGTN đưa tin các nhà lập pháp Trung Quốc đang “xem xét dự thảo luật cơ bản đầu tiên của nước này tập trung vào tăng trưởng khu vực tư nhân”. Theo báo cáo, “luật này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc tối ưu hóa môi trường phát triển cho khu vực tư nhân và thúc đẩy tăng trưởng chất lượng cao”.

Ngoài ra, báo cáo này cũng nhấn mạnh khu vực tư nhân Trung Quốc đang đóng góp hơn 60% GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chiếm 48,6% kim ngạch thương mại nước ngoài, 56,5% tổng đầu tư vào tài sản cố định, 59,6% nguồn thu thuế và hơn 80% việc làm tại khu vực thành thị. “Khu vực này đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ và ổn định tăng trưởng kinh tế”, báo cáo khẳng định.

Người sáng lập Alibaba, tỷ phú Jack Ma, cũng có mặt tại cuộc họp. Vị doanh nhân này phần lớn đã vắng bóng trước công chúng kể từ khi giới chức Trung Quốc ngăn chặn thương vụ IPO đình đám của Ant Group – công ty sở hữu Alibaba – vào tháng 11/2020.

Các doanh nhân khác tham gia cuộc họp bao gồm ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập kiêm CEO Huawei Technologies; ông Lôi Quân, nhà sáng lập kiêm CEO hãng điện tử tiêu dùng Xiaomi Corp; ông Vương Hưng, nhà sáng lập nền tảng giao đồ ăn Meituan; cùng lãnh đạo của hãng xe BYD và nhà sản xuất pin Contemporary Amperex Technology.

Theo ông Sam Radwan, nhà sáng lập công ty tư vấn Enhance International, “không thể xem nhẹ sức ảnh hưởng của một cuộc họp như thế này” trong việc khôi phục niềm tin của giới doanh nhân Trung Quốc, những người trước đây luôn thận trọng để tránh “bước đi sai lầm hoặc đi chệch hướng mà Bắc Kinh không mong muốn”.

Dù hội nghị lần này có thể không đồng nghĩa với “một sự thay đổi hoàn toàn” trong cách điều hành chính sách kinh tế của Bắc Kinh, nhưng nó phản ánh việc chính phủ Trung Quốc đã công nhận vai trò quan trọng của khu vực tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường năng lực công nghệ, trong bối cảnh các nước phương Tây đang gia tăng hạn chế đối với Trung Quốc.

Tin bài khác
EU siết chặt quản lý ngành thời trang nhanh và lãng phí thực phẩm

EU siết chặt quản lý ngành thời trang nhanh và lãng phí thực phẩm

EU đã đạt được thỏa thuận siết chặt quản lý ngành thời trang nhanh và lãng phí thực phẩm, buộc doanh nghiệp chi trả chi phí thu gom, tái chế và đặt mục tiêu cắt giảm chất thải đến năm 2030.
Ngành du lịch châu Á dự kiến phục hồi hoàn toàn vào năm 2025

Ngành du lịch châu Á dự kiến phục hồi hoàn toàn vào năm 2025

Ngành du lịch châu Á dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn so với mức trước đại dịch vào năm 2025, với Việt Nam là điểm sáng nhờ chính sách thị thực thông thoáng và chiến lược quảng bá hiệu quả của Chính phủ.
Fed tiếp tục đưa ra tín hiệu về việc giữ nguyên lãi suất

Fed tiếp tục đưa ra tín hiệu về việc giữ nguyên lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết dữ liệu kinh tế đang ủng hộ cho việc giữ nguyên lãi suất, nhưng nếu lạm phát giảm xuống như năm ngoái, Fed có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Lạm phát thấp vẫn chưa đảm bảo cho việc cắt giảm lãi suất của Fed

Lạm phát thấp vẫn chưa đảm bảo cho việc cắt giảm lãi suất của Fed

Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan kêu gọi thận trọng trước việc cắt giảm lãi suất, dù lạm phát thấp, do thị trường lao động của Mỹ vẫn mạnh và những bất ổn chính sách từ Tổng thống Donald Trump.
Ô tô nhập khẩu rơi vào tầm ngắm thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Ô tô nhập khẩu rơi vào tầm ngắm thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế lên ô tô nhập khẩu vào Mỹ, đặt mặt hàng có khối lượng thương mại trị giá hơn 240 tỷ USD vào tầm ngắm, ảnh hưởng lớn đến các thương hiệu từ Đức và Hàn Quốc.
Thuế quan đối ứng – Nỗ lực định hình thương mại toàn cầu của Tổng thống Donald Trump

Thuế quan đối ứng – Nỗ lực định hình thương mại toàn cầu của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Donald Trump lên kế hoạch áp thuế quan đối ứng với các nước đánh thuế hàng hóa Mỹ, đe dọa mở rộng chiến tranh thương mại toàn cầu và đẩy nhanh lạm phát.
Dự báo cuộc chiến thương mại toàn cầu trong năm 2025: Bối cảnh, diễn biến và ảnh hưởng đến Việt Nam trong lĩnh vực phòng vệ thương mại

Dự báo cuộc chiến thương mại toàn cầu trong năm 2025: Bối cảnh, diễn biến và ảnh hưởng đến Việt Nam trong lĩnh vực phòng vệ thương mại

Ngày 10/02/2025, bằng việc ban hành các văn kiện về việc áp thuế 25% lên các sản phẩm về sắt thép và nhôm nhập khẩu đến từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Tổng thống Donald Trump đã chính thức khiến cho cơn sóng căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và toàn cầu chuyển sang một cấp độ mới.
Dữ liệu lạm phát mới của Mỹ cho thấy Fed cần tiếp tục hành động

Dữ liệu lạm phát mới của Mỹ cho thấy Fed cần tiếp tục hành động

Chủ tịch Fed Jerome Powell nhận định dữ liệu giá tiêu dùng mới nhất cho thấy mặc dù ngân hàng trung ương đã đạt được tiến triển đáng kể trong việc kiểm soát lạm phát, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.
Dự báo cuộc chiến thương mại toàn cầu trong năm 2025: Bối cảnh, diễn biến và ảnh hưởng đến Việt Nam trong lĩnh vực phòng vệ thương mại

Dự báo cuộc chiến thương mại toàn cầu trong năm 2025: Bối cảnh, diễn biến và ảnh hưởng đến Việt Nam trong lĩnh vực phòng vệ thương mại

Từ khi nhậm chức ngày 20/01/25, Tổng thống Donald Trump liên tục có những động thái ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình thương mại giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
EU sẵn sàng đáp trả sau khi Tổng thống Donald Trump tăng thuế thép và nhôm

EU sẵn sàng đáp trả sau khi Tổng thống Donald Trump tăng thuế thép và nhôm

EU và Canada chuẩn bị đáp trả cứng rắn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm, đe dọa bùng nổ chiến tranh thương mại toàn cầu.
Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trước vòng xoáy thuế quan Mỹ - Trung

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trước vòng xoáy thuế quan Mỹ - Trung

Việt Nam được đánh giá là điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc trong bối cảnh thuế quan, bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng.
Shein yêu cầu một số nhà cung cấp Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam

Shein yêu cầu một số nhà cung cấp Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam

Tập đoàn thời trang nhanh Shein được cho là đang thúc đẩy nhà cung cấp Trung Quốc chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam nhằm tránh thuế quan của Mỹ.
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Không cần vội vàng cắt giảm lãi suất

Chủ tịch Fed Jerome Powell: Không cần vội vàng cắt giảm lãi suất

Chủ tịch Fed Jerome Powell điều trần trước Quốc hội Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng ổn định, lạm phát giảm và thị trường lao động vững mạnh. Fed có thể trì hoãn cắt giảm lãi suất.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% với thép và nhôm nhập khẩu

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% với thép và nhôm nhập khẩu

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% lên thép và nhôm nhập khẩu, leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu và bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và kế hoạch thuế quan đối xứng

Tổng thống Mỹ Donald Trump và kế hoạch thuế quan đối xứng

Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ công bố thuế quan đối xứng, leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu và nhắm mục tiêu vào các đối tác kinh tế lớn của Mỹ.