Chủ nhật 11/05/2025 14:39
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Cần cân nhắc việc ban hành Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản

15/05/2023 23:27
Chuyên gia pháp lý Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng cần phải xem lại sự cần thiết của việc ban hành Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản vì phạm vi Luật đang chồng lấn.

Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) sửa đổi đang được Bộ Xây dựng tiếp tục được mang ra lấy ý kiến. Góp ý cho dự thảo luật này, Chuyên gia BĐS, đất đai Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia, Bộ luật Dân sự là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự (là các quan hệ nhân thân và tài sản được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm). Bộ luật Dân sự đã có các quy định khung về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự, trong đó có hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản, các loại hợp đồng dịch vụ...

Ngoài ra, các hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ còn được quy định chi tiết, cụ thể bởi Luật Thương mại. Luật Thương mại có quy định chi tiết, cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ, các hoạt động xúc tiến thương mại, trung gian thương mại.

Chuyên gia BĐS, đất đai Nguyễn Văn Đỉnh
Chuyên gia BĐS, đất đai Nguyễn Văn Đỉnh.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, tài sản bao gồm BĐS và động sản. Như vậy, các loại hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê BĐS hoàn toàn có thể áp dụng các quy định của hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản theo Bộ luật Dân sự; các quy định của hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại. Trong khi đó, các loại hợp đồng dịch vụ BĐS có thể áp dụng quy định về hợp đồng dịch vụ của Bộ luật Dân sự; các quy định của hợp đồng cung ứng dịch vụ, các hoạt động xúc tiến thương mại, trung gian thương mại theo Luật Thương mại.

“Hệ thống pháp luật của nước ta có luật riêng điều chỉnh hoạt động kinh doanh tài sản là BĐS nhưng không có luật riêng điều chỉnh về hoạt động kinh doanh tài sản là động sản. Vậy có cần thiết phải xây dựng luật riêng điều chỉnh về hoạt động kinh doanh các loại động sản không?”, ông Đỉnh nêu.

Cũng theo ông Đỉnh, BĐS là tài sản có giá trị lớn, quan trọng nên cần phải có luật riêng để điều chỉnh.

Tuy nhiên, một số loại động sản cũng có giá trị rất lớn như ô tô, tàu bay, tàu biển... thì hiện không có quy định riêng điều chỉnh về hoạt động kinh doanh của chúng mà chỉ được quy định chung trong Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại và rải rác trong các luật chuyên ngành có quy định về các tài sản này (Luật Giao thông đường bộ, Luật Hàng không dân dụng, Bộ luật Hàng hải...)

“Vậy về mặt logic, nếu đã có Luật Kinh doanh BĐS thì cũng cần phải xây dựng các luật riêng điều chỉnh về hoạt động kinh doanh các loại động sản có giá trị lớn, quan trọng? Việc ban hành Luật Kinh doanh BĐS dẫn đến hoạt động kinh doanh mua bán nhà ở, kinh doanh quyền sử dụng đất... bị điều chỉnh bởi một hệ thống các luật đồ sộ với nhiều tầng nấc, gây xung đột, chồng chéo, vướng mắc trong triển khai thực hiện”, Chuyên gia nêu quan điểm.

Mặt khác, vị này cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh BĐS có chồng lấn với các luật khác: Luật Đầu tư (về thủ tục đầu tư, thủ tục chuyển nhượng dự án...), Luật Nhà ở (các quy định về bất động sản dạng nhà ở), Luật Đất đai (các quy định về kinh doanh quyền sử dụng đất), Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại...

Ngoài ra, ông Đỉnh cho rằng, theo Điều 107 Bộ luật Dân sự thì phạm vi bất động sản rất rộng, ngoài đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất thì còn có: tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Từ những lập luận trên, ông Đỉnh cho rằng, nên bãi bỏ Luật Kinh doanh bất động sản. Trong trường hợp không thể bỏ luật này, ông Đỉnh đề xuất ban soạn thảo chỉ nên sửa đổi 1 số điều của Luật chứ không cần ban Luật mới thay thế Luật cũ.

Theo VCCI, so với các phiên bản trước đây, phiên bản Dự thảo này đã có nhiều điều chỉnh để phù hợp với dự thảo Luật Đất đai, các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy vậy, rà soát toàn bộ Dự thảo, vẫn còn một số quy định chưa thể hiện được tinh thần cải cách thủ tục hành chính, thậm chí còn làm hoạt động kinh doanh kém thuận lợi hơn vì phải thực hiện thêm nhiều thủ tục.

Cụ thể, về các thủ tục trước khi thực hiện các giao dịch bất động sản. Dự thảo đang thiết kế quy định theo hướng trước khi thực hiện các giao dịch bất động sản như: Bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai (khoản 2 Điều 25); Ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô bán nền (khoản 4 Điều 32)

Chủ đầu tư dự án phải gửi văn bản thông báo tới cơ quan có thẩm quyền quản lý kinh doanh bất động sản cấp tỉnh về việc đủ điều kiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế và ra văn bản về việc có đáp ứng điều kiện để thực hiện giao dịch hay không.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Ông Phan Đức Hiếu: Nghị quyết số 68 sẽ mở ra “cú huých” lớn cho doanh nghiệp tư nhân

Ông Phan Đức Hiếu: Nghị quyết số 68 sẽ mở ra “cú huých” lớn cho doanh nghiệp tư nhân

Ông Phan Đức Hiếu kỳ vọng Nghị quyết 68 sẽ tạo bước ngoặt cải cách thể chế, giúp doanh nghiệp tư nhân thoát khỏi rào cản “xin – cho”, tiếp cận đất đai, vốn, và phát triển bền vững.
TS. Võ Trí Thành: "Kinh tế tư nhân phải trở thành trụ cột thực sự của nền kinh tế

TS. Võ Trí Thành: "Kinh tế tư nhân phải trở thành trụ cột thực sự của nền kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh đã có những phân tích với DNHN về cải cách đột phá để khu vực này bứt phá.
Luật hóa Nghị quyết 68 “cấp cứu” mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Luật hóa Nghị quyết 68 “cấp cứu” mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam, không có đất thì mọi hỗ trợ khác đều là hình thức. Luật hóa Nghị quyết 68 chính là cách cấp cứu năng lực nội sinh của nền kinh tế.
TS. Võ Trí Thành: "Tiêu dùng là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế"

TS. Võ Trí Thành: "Tiêu dùng là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế"

Theo TS. Võ Trí Thành, Việt Nam đang thiếu các nghiên cứu khoa học vững chắc để xây dựng chính sách tiêu dùng hiệu quả, trong khi khẩu hiệu lại chiếm ưu thế.
Thích ứng nhanh - Chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt thách thức thuế đối ứng

Thích ứng nhanh - Chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt thách thức thuế đối ứng

Trong khi chính phủ đàm phán thương mại với Mỹ, doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng kịch bản ứng phó để giảm thiểu rủi ro và duy trì hoạt động ổn định.
Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh là xu hướng không thể đảo ngược

Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh là xu hướng không thể đảo ngược

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang khi nói về ứng dụng AI và dữ liệu thông minh- hướng đi tất yếu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả, ra quyết định và tối ưu nguồn lực.
Tài chính xanh – xu hướng mới định hình chiến lược đầu tư doanh nghiệp

Tài chính xanh – xu hướng mới định hình chiến lược đầu tư doanh nghiệp

Tín dụng xanh đang trở thành một trong những xu hướng tài chính quan trọng tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dài hạn, chi phí hợp lý nhằm phát triển bền vững. Tuy nhiên, hành trình thúc đẩy tín dụng xanh vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức: từ khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, năng lực thẩm định hạn chế, đến rào cản về lãi suất và nhận thức môi trường. Trong bối cảnh đó, việc tháo gỡ các nút thắt, hoàn thiện chính sách và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng xanh trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Dưới đây là góc nhìn của ông Nguyễn Bá Hùng – Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), về triển vọng, khó khăn và giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam.
Cảnh báo về sự "lệch pha" giữa tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình

Cảnh báo về sự "lệch pha" giữa tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình

Theo ông Trần Anh Thắng – Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), người tiêu dùng đang dần thắt chặt hầu bao hoặc thiếu niềm tin vào triển vọng thu nhập và thị trường.
Mức sinh thấp và già hóa dân số nhanh là bài toán cần lời giải kịp thời của Việt Nam

Mức sinh thấp và già hóa dân số nhanh là bài toán cần lời giải kịp thời của Việt Nam

Trong bối cảnh dân số toàn cầu đang biến chuyển nhanh chóng, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế. Đặc biệt, mức sinh thấp và tốc độ già hóa đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho các chính sách dân số. Phóng viên DNHN đã có cuộc trao đổi với ông Matt Jackson - Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Văn Thành: Cần sớm xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng, dài hạn và có định hướng cụ thể

PGS.TS Nguyễn Văn Thành: Cần sớm xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng, dài hạn và có định hướng cụ thể

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thành, tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng và dài hạn. Theo đó, Cần xác định các danh mục cụ thể để phát triển tốt lĩnh vực này.
TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường vốn cần thiết kế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường vốn cần thiết kế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

Trong cuộc trao đổi với phóng viên DNHN, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia – cho rằng, để thị trường vốn phát huy tốt vai trò hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), cần sự đồng hành từ cả tổ chức tài chính và chính bản thân doanh nghiệp.
PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất cho rằng, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả ngân sách 3% GDP để phát triển công nghệ, tập trung đúng lĩnh vực trọng yếu, tránh lãng phí nguồn lực và xây dựng nền tảng tự chủ kỹ thuật.
TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

Theo TS. Nguyễn Văn Đính ngành môi giới đang bị kìm hãm bởi điểm nghẽn tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề, cần tháo gỡ ngay để khơi thông dòng chảy nhân lực thị trường bất động sản .
Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Muốn phục hồi sức mua bền vững, cần bắt đầu từ việc nâng cao thu nhập cho người lao động, chấn chỉnh hệ thống phân phối hàng hóa, và xử lý triệt để vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng đang làm xói mòn niềm tin người tiêu dùng, theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội.
Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Với tiềm năng từ 1 triệu km2 từ diện tích biển, Việt Nam có thể sản xuất 10 triệu tấn cá mỗi năm, tương đương 50 tỷ USD nếu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp hóa.