Thứ hai 25/11/2024 16:51
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

BOT và những câu hỏi từ công luận

12/10/2020 00:00
Câu chuyện về các dự án BOT khiến dư luận bức xúc trong thời gian qua có nguyên nhân quan trọng đến từ việc người dân không được cung cấp thông tin đầy đủ.

Từ một vụ cướp lấy đi 2,2 tỷ đồng ở trạm thu phí cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Dây, dư luận bắt đầu đặt câu hỏi mỗi ngày đơn vị này thực sự thu về bao nhiêu? Có đúng như con số mà doanh nghiệp đang báo cáo cơ quan chức năng?

Nhưng còn nhiều câu hỏi khác ở phía sau ba chữ BOT, mà nếu - công khai minh bạch ngay từ đầu thì không có chuyện người dân nhìn những con đường gắn bảng BOT bằng con mắt nghi ngại.

Xin bắt đầu bằng loạt lùm xùm hồi giữa năm ngoái, với mấy câu hỏi: Vì sao xuất hiện BOT ở nhiều nơi mà sau này bị kết luận là bất hợp lý về địa điểm? Xin dẫn chứng, ngày 10/4/2018 Văn phòng Chính phủ ra Thông báo số 136/TB-VPCP giao Bộ GTVT báo cáo, đánh giá cụ thể đối với các trạm BOT. Sau đó, Bộ GTVT đã gửi một báo cáo lên Thủ tướng thừa nhận có 17 trạm BOT bất cập về vị trí!

Vì sao có thực trạng tréo ngoe “đầu tư một nơi thu phí một nẻo”? Chính Bộ GTVT thừa nhận, sau khi rà soát cho thấy việc đặt trạm trên cao tốc La Sơn - Túy Loan như hiện tại, đối chiếu với quy định hiện hành thì “đầu tư một nơi, thu giá một nẻo” và thu giá trên tuyến đầu tư theo hình thức BT là không hợp lý.

Vì sao tuyến đường huyết mạch “có sẵn” như quốc lộ 1A bị phân đoạn giao cho nhà đầu tư sửa sang lại và tiến hành thu phí? Lẽ ra, BOT chỉ xuất hiện ở những nơi mà nhà đầu tư khai phá, làm tuyến đường mới, thế mới xứng đáng gọi là ích nước lợi dân.

Vụ cướp ở trạm thu phí Dầu Dây khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi

Vì sao để dư luận nghi ngờ về số tiền thu mỗi ngày tại tuyến đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Dây? Nếu như đơn vị này triển khai hình thức thu phí tự động, hay còn gọi là “thu phí không dừng”, thì mọi giao dịch được kiểm soát?

Ngày 27/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.

Từ ngày 27/2/2018, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.

Ngay sau đó, Bộ GTVT đã phát đi thông điệp quyết tâm đến cuối năm 2018, tất cả các trạm BOT đều phải ứng dụng công nghệ thu phí không dừng. Các nhà đầu tư chậm trễ sẽ bị kiến nghị dừng thu phí!

Nhưng tất cả chỉ là trên lý thuyết. Phải chăng các chủ đầu tư sợ phải minh bạch? Nếu công khai rõ ràng thì họ không thể mập mờ số thu, dư luận sẽ biết chính xác đến khi nào hoàn vốn, tức là không còn cơ hội tăng phí, kéo dài thời gian thu!?

Rất nhiều chuyện liên quan đến BOT chủ yếu do người dân và báo chí phát hiện ra, ở đây cũng phải dành một câu hỏi rất nghiêm túc cho các cơ quan hữu quan. Phải chăng “lợi ích nhóm” đã bao trùm?

Và, nên chăng cần cơ chế tăng quyền giám sát cho người dân, tức là phải công khai hợp đồng dự án, BT, BOT, nhất là nguồn thu, thời hạn thu đên khi nào…

Câu chuyện về các dự án BOT khiến dư luận bức xúc trong thời gian qua có nguyên nhân quan trọng đến từ việc người dân không được cung cấp thông tin đầy đủ về dự án, không có cơ sở để biết mức phí phải trả có đáng đồng tiền bát gạo hay không.

Những con đường BOT ngày càng "gập ghềnh" hơn

Một thực trạng đáng buồn là người dân trực tiếp móc hầu bao chi phí, nhưng chính họ cũng không được giải thích vì sao chỗ này cần đặt trạm, chỗ kia không có, mức phí tính toán ra sao, dựa trên cơ sở nào…?

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội, Bùi Danh Liên từng bất bình đặt câu hỏi: “Hợp đồng BOT một bên là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ký, một bên là doanh nghiệp ký, bên ngoài không đóng dấu mật, tại sao lại có điều khoản bảo mật?”.

Để rồi khi một con đường có vẻ mới, một trạm thu phí án ngữ trên đó chắc như đinh đóng cột, rất khó nhổ bỏ. Không chừng, doanh nghiệp quay lại kiện chính quyền, cũng vì những thỏa thuận… thiếu ánh sáng.

Mô hình hợp tác công tư (PPP) là chủ trương lớn của nhà nước nhằm xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng. Mục đích cuối cùng là phục phụ người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, nên nó phải làm thế nào để được nhìn nhận bằng thái độ thiện chí hơn.

TAGS:

Tin bài khác
Đưa hồ tiêu thành ngành nông nghiệp xanh, sinh thái và bền vững

Đưa hồ tiêu thành ngành nông nghiệp xanh, sinh thái và bền vững

Trong bối cảnh ngành hồ tiêu Việt Nam chuyển mình theo hướng nông nghiệp xanh và bền vững, thị trường Halal toàn cầu được đánh giá là một cơ hội lớn.
Thanh tra Chính phủ bật “còi” báo động về cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành GTVT

Thanh tra Chính phủ bật “còi” báo động về cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành GTVT

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kế luận nhiều vi phạm trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải trong giai đoạn 2011-2021.
Đề xuất hỗ trợ tài chính các dự án BOT giao thông gặp khó khăn

Đề xuất hỗ trợ tài chính các dự án BOT giao thông gặp khó khăn

Chính phủ đang cân nhắc bổ sung quy định về sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ các dự án BOT giao thông gặp khó khăn tài chính để tiếp tục triển khai hợp đồng.
Thanh Hoá: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Thanh Hoá: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Tại Hội thảo "Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa" diễn ra vừa qua, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa Đỗ Hữu Quyết cho biết, tỉnh luôn đặt người dân, doanh nghiệp làm trung tâm chủ thể và là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.
Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2030.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh  Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, khẳng định chuyển đổi xanh là cơ hội quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kỳ vọng tạo hành lang pháp lý ổn định, thúc đẩy hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực Nhà nước.
5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

Thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân.
Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Đề xuất tăng thuế đối với xe ô tô pick-up đang gây tranh cãi. Nhiều đại biểu cho rằng, quyết định này có thể ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp và thị trường ô tô trong nước.
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.
Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Ngày 21/11/2024, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số - một trong những dự án quan trọng nhất, làm nền tảng thúc đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số.
Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.
Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 kỳ vọng mở ra nền tảng kết nối lâu dài và bền vững.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.