Thứ sáu 09/05/2025 00:27
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bị tố khuất tất trong thí điểm Grab, Uber, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

12/10/2020 00:00
Vinasun cho rằng Quyết định số 24 ngày 7/1/2016 cho phép triển khai thí điểm hình thức vận tải hợp đồng điện tử (do cựu Bộ trưởng Đinh La Thăng ký ban hành) của Bộ Giao thông vận tải có sai phạm nghiêm trọng trong quá trình thẩm định, phê duyệt đề án

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản giải trình, làm rõ những kiến nghị về những khuất tất trong việc gia hạn thí điểm QĐ 24 liên quan Grab, Uber và trong sửa đổi chuẩn bị ban hành Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô do Đảng ủy, Hội đồng quản trị Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) gửi đến các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ GTVT và một số cơ quan TW khác.

Trong đơn kiến nghị của Vinasun, doanh nghiệp này đã nêu cụ thể nhiều nội dung "tố" Bộ Giao thông Vận tải có nhiều khuất tất trong đề án thí điểm gọi Grab, Uber.

Theo đó, Vinasun cho rằng Quyết định số 24 ngày 7/1/2016 cho phép triển khai thí điểm hình thức vận tải hợp đồng điện tử (do cựu Bộ trưởng Đinh La Thăng ký ban hành) của Bộ Giao thông vận tải có sai phạm nghiêm trọng trong quá trình thẩm định, phê duyệt đề án để lại nhiều hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng.

“Khi đề án trong quá trình lấy ý kiến, Bộ Công an cũng đã chỉ ra cho Bộ GTVT thấy sai phạm quy định của giao kết hợp đồng vận tải, Tuy nhiên, bộ phận thẩm định đề án đã cố tình không lưu tâm mà còn lý giải đây là kỹ thuật chuyên sâu, không cần đưa vào phụ lục”, Vinasun nêu.

Theo Vinasun, trước và trong suốt quá trình thí điểm, Sở Giao thông Hà Nội và TP HCM đã liên tục khuyến cáo tình trạng gia tăng lượng xe, gây ùn tắc giao thông và tình trạng không kiểm soát được các phương tiện vận tải. Tuy nhiên, các kiến nghị đó đã không được lưu tâm mà ngược lại còn được các cơ quan chức năng, chuyên môn lý giải thí đểm thì không cần khống chế số lượng. Trong khi đó, theo Vinasun, hai hãng Grab – Uber liên tục thực hiện chương trình khuyến mãi, thưởng tài xế để chiêu mộ lái xe.

“Hai hãng này còn kết nối ngân hàng giúp lái xe vay tới 90% giá trị xe” Vinasun ‘tố’ và cho rằng, chính vì việc này nên chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng xe cá nhân đã tăng chóng mặt, phủ kín đường, nhiều hơn số lượng xe taxi chính thống trước nay vẫn bị giới hạn theo quy hoạch.

Ảnh minh họa

Đặc biệt, sau khi chiếm lĩnh thị trường, hai hãng này đã tiến hành siết thưởng lái xe, tăng phí sử dụng phần mềm từ 20% lên 25% và hiện tại là 28%. Tăng phí nhưng các tài xế đã đầu tư xe không thể dừng, vẫn phải chạy xe để kiếm sống, trả nợ ngân hàng. Còn phía các công ty taxi chính thống cũng bị giảm số lượng khách, giảm đầu xe, nhiều doanh nghiệp không đủ trả lương nhân viên, đóng bảo hiểm cho người lao động.

"Kết cục dành cho cả doanh nghiệp, tài xe taxi truyền thống lẫn Grab – Uber đều rất bi đát, ảnh hưởng đến đời sống việc làm của hàng trăm người lao động cả nước. Và việc này là việc Uber sát nhập vào Grab”, Vinasun chỉ rõ.

Liên quan tới những ý kiến nêu trên của Vinasun, Bộ GTVT đã có văn bản trả lời làm rõ thêm. Theo Bộ GTVT, Bộ đã nhiều lần trả lời và làm rõ quy trình khi ban hành Quyết định số 24/QD-BGTVT để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1850/TTfg-KTN ngày 19/10/2015. Trong đó bao gồm các nội dung đã được báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề xuất thí điểm và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thí điểm tại văn bản 1850/TTg-KTN, quá trình trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ (trước khi ban hành QĐ 24),Bộ GTVT đều lấy ý kiến và tiếp thu giải trình các bên ý kiến tham gia của Bộ, ngành và địa phương lien quan, việc thí điểm ứng dụng hợp đồng vận tải điện tử phù hợp với Luật giao thông đường bộ, Luật giao dịch điện tử, Bộ Luật dân sự.

Hệ lụy: Ra đời hàng loạt hợp tác xã “giấy”

Vinasun cho rằng, QĐ 24 quy định chỉ có các doanh nghiệp vận tải, hợp tác xã vận tải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng mới được tham gia thí điểm.

Chính vì lẽ đó, trong 2 năm, hàng loạt hợp tác xã được dựng lên để hợp thức yêu cầu này.

Vinasun nêu điển hình có HTX Hợp Nhất tại TP.HCM có số lượng xã viên lên đến 12.000, số lượng xe hơn cả công ty taxi lớn nhất thành phố.

Điều đáng nói là các xã viên chỉ phải nộp một khoản phí hằng năm là được cấp phù hiệu xe hợp đồng để chạy Grab, Uber. HTX không phải quản lý nhân thân, hành trình phục vụ khách hàng, nghĩa vụ thuế, bảo hiểm của lái xe. Các xã viên là lái xe cũng không có quan hệ gì với HTX, không có bất cứ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi gì với HTX.

Các xã viên gia nhập vào HTX không được báo cáo với các cơ quan cấp phép HTX, không được tham gia đại hội thành viên, quyết định các vấn đề của HTX như Luật HTX quy định.

Về vấn đề Vinasun nêu trên, Bộ GTVT cho rằng việc thành lập và hoạt động của HTX đã được thực hiện theo quy định của Luật HTX năm 2012. Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ GTVT hướng dẫn về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Việc các đơn vị kinh doanh vận tải là HTX khi đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh vận tải thì được phép kinh doanh là phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo Luật Giao thông đường bộ và Nghị định, Thông tư hướng dẫn thì đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng sẽ có 3 loại hình đơn vị kinh doanh vận tải được thực hiện gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo việc quản lý và phối hợp quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã hạn chế đối tượng và được các đơn vị, Bộ, ngành khi lấy ý kiến (trước khi Bộ GTVT ban hành Nghị quyết số 24) đều thống nhất.

Bộ GTVT cho rằng, thực tế cho đến nay sau hơn 2 năm thí điểm, việc quy định doanh nghiệp và hợp tác xã mới được thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử là phù hợp trong quản lý vận tải cũng như quản lý thuế.

Ngoài ra, qua thí điểm nhiều hợp tác xã vận tải đã phát hiện phù hợp với việc thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể theo đúng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong phát triển KT-XH (bảo đảm các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch).

Đinh Bách

TAGS:

Tin bài khác
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã nêu rõ: Nghiêm cấm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.
Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Tổng bí thư Tô Lâm vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân với nhiều tư tưởng đột phá.