Thứ sáu 08/11/2024 17:44
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bão YINXING đổ bộ, 3 sân bay chịu ảnh hưởng trực tiếp

08/11/2024 14:58
Để chủ động ứng phó cơn bão YINXING, Cục Hàng không yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực 24/24 giờ theo quy định và thực hiện nghiêm Quy trình ứng phó bão.
aa
Bài liên quan
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chủ động ứng phó bão YINXING
Thời tiết hôm nay 8/11: Bão Yinxing đã đi vào Biển Đông và vẫn rất mạnh
Bão Yinxing đổ bộ Biển Đông, trở thành cơn bão số 7

Cục Hàng không Việt Nam vừa phát công điện gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không chủ động ứng phó cơn bão YINXING.

Theo thông tin dự báo, các sân bay dự báo nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão YINXING gồm sân bay quốc tế Phú Bài, sân bay quốc tế Đà Nẵng và sân bay Chu Lai. Các sân bay khác: Đồng Hới, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa cần chủ động cập nhật thông tin đề phòng khi bão có diễn biến bất thường.

Do vậy, để chủ động ứng phó cơn bão YINXING, Cục Hàng không yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực 24/24 giờ theo quy định và thực hiện nghiêm Quy trình ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới trong hoạt động hàng không dân dụng.

Bão YINXING đổ bộ, 3 sân bay chịu ảnh hưởng trực tiếp
Bão YINXING đổ bộ, 3 sân bay chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Cục Hàng không yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không tăng cường công tác đảm bảo chất lượng thông tin khí tượng; liên tục theo dõi tình hình thời tiết trong khu vực trách nhiệm, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo; cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo tới người dùng.

Đối với các sân bay dự báo bị ảnh hưởng của bão, các hãng hàng không, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, Cục Hàng không yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác phối hợp, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để có phương án điều chỉnh kế hoạch bay hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp tại một số địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp và đảm bảo an toàn cho hoạt động bay.

Cập nhật đầy đủ thông tin khí tượng từ các cơ sở khí tượng hàng không liên quan và căn cứ tình hình thực tế để triển khai các hành động ứng phó cần thiết, giảm thiểu tác động đến khai thác, đảm bảo an toàn hoạt động bay, bảo vệ người và tài sản của đơn vị trước thiên tai.

Đồng thời triển khai phương án phòng, chống mưa, bão, các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy trong sân bay, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại cảng hàng không, hạn chế thiệt hại do mưa, bão gây ra đến mức thấp nhất và nhanh chóng ổn định mọi hoạt động hàng không phục vụ các nhu cầu của hành khách.

Trước đó DN&HN đã đưa tin, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện số 114/CĐ-TTg vào ngày 7/11/2024, chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương liên quan tích cực chuẩn bị ứng phó với bão YINXING. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, công điện được gửi đến Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố dọc từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa, cùng các Bộ Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng và Ngoại giao.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin rằng, vào lúc 13 giờ ngày 7/11, bão YINXING đang ở vùng biển đông bắc đảo Lu-dông (Philippines) với sức gió mạnh nhất ở cấp 15 và giật trên cấp 17. Theo dự báo, sáng ngày 8/11, bão sẽ vào vùng biển phía bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7. Đến 13 giờ cùng ngày, vị trí tâm bão sẽ ở khoảng 18,5 độ vĩ Bắc, 118,8 độ kinh Đông với sức gió mạnh nhất ở cấp 14, giật cấp 17. Sau đó, bão dự kiến di chuyển theo hướng Tây rồi đổi hướng Tây Nam, tiến về quần đảo Hoàng Sa và vùng biển ven bờ khu vực Trung Trung Bộ.

Bão YINXING được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh và diễn biến phức tạp, gây nguy hiểm cho các tàu thuyền và phương tiện hoạt động trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và vùng ven biển Trung và Nam Trung Bộ, trong các ngày từ 8 đến 12/11. Bão có khả năng gây mưa lớn, dông lốc, gió giật mạnh và sóng cao, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn hàng hải và đời sống của người dân.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố liên quan phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin và triển khai công tác ứng phó theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Các đơn vị cần chuẩn bị sẵn sàng để đảm bảo an toàn cho người dân, giảm thiểu thiệt hại về tài sản và sẵn sàng huy động lực lượng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Theo đó, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão kịp thời, hiệu quả, phù hợp với diễn biến thực tế bão, lũ tại địa phương, trong đó tập trung kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi, bảo đảm an toàn cho phương tiện, tàu thuyền còn hoạt động trên biển và tại nơi neo đậu, tránh trú; rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, kịp thời triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân khi bão có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp; chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời hỗ trợ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, lũ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cập nhật thông tin kịp thời về diễn biến của bão để các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ khi có yêu cầu của địa phương.

Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn các hoạt động dầu khí trên biển, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện; vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác ứng phó bão, lũ theo nhiệm vụ, thẩm quyền đã được phân công; bảo đảm an toàn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đê điều, hồ đập; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông tăng cường đưa tin về diễn biến của bão và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Tin bài khác
Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp hợp tác phát triển bền vững

Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp hợp tác phát triển bền vững

Thế giới đang đối mặt với nguy cơ suy giảm, cạn kiệt tài nguyên, thiếu hụt năng lượng, ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng và phát thải khí nhà kính gia tăng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ với báo chí những giải pháp về tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu Ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL.
Xu hướng chuyển dịch năng lượng tạo đà phát triển cho doanh nghiệp Việt

Xu hướng chuyển dịch năng lượng tạo đà phát triển cho doanh nghiệp Việt

Chuyển dịch năng lượng sạch mở ra cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt. Dù tiềm năng lớn, quá trình này vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vướng mắc và giải pháp thúc đẩy

Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vướng mắc và giải pháp thúc đẩy

Tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước chậm, dù có chỉ đạo từ Chính phủ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1%

Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1%

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10/2024 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35 tỷ USD) so với tháng trước.
Phòng ngừa sớm tội thao túng chứng khoán, tránh "hình sự hoá" quan hệ kinh tế

Phòng ngừa sớm tội thao túng chứng khoán, tránh "hình sự hoá" quan hệ kinh tế

Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, các đại biểu nhấn mạnh cần phòng ngừa tội thao túng chứng khoán, tránh "hình sự hoá" hệ kinh tế và tập trung vào giải pháp.
Bà Rịa - Vũng Tàu xếp hạng thứ 21 về chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu xếp hạng thứ 21 về chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua luôn chú trọng về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng chuyển đổi số trong việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, đã đạt được thành tích ấn tượng.
Bình Dương bàn nhiều vấn đề tại Hội nghị thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Bình Dương bàn nhiều vấn đề tại Hội nghị thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Hội nghị thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường dựa trên những kiến nghị và phản ánh từ các Hiệp hội ngành hàng và các Chi hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng: GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới

Thủ tướng: GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Mekong mở rộng (GMS), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đã đến lúc GMS cần tập trung phát triển hành lang kinh tế thế hệ mới.
Thu ngân sách ngành Hải quan đạt 92,3% dự toán sau 10 tháng

Thu ngân sách ngành Hải quan đạt 92,3% dự toán sau 10 tháng

Lũy kế 10 tháng đầu năm, thu ngân sách ngành Hải quan đã đạt 346.283 tỷ đồng, tương đương 92,3% dự toán và tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” là sự kiện thường niên được Bộ Công Thương chủ trì tổ chức từ năm 2018 đến nay.
Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm dự án tồn đọng, chống lãng phí

Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm dự án tồn đọng, chống lãng phí

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, chống thất thoát và nâng cao.
Bình Dương ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình trọng điểm năm 2025

Bình Dương ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình trọng điểm năm 2025

Về các dự án, công trình trọng điểm trong năm 2025 và các năm tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch phân bổ vốn sát sao.
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Đẩy mạnh phân cấp thực hiện dự án

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Đẩy mạnh phân cấp thực hiện dự án

Ngày 6/11/2024, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án sửa đổi Luật Đầu tư công, nhấn mạnh phân cấp quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Du lịch Việt Nam thu "quả ngọt" từ chính sách thị thực, quảng bá kích cầu

Du lịch Việt Nam thu "quả ngọt" từ chính sách thị thực, quảng bá kích cầu

Nhờ vào các chính sách linh hoạt, cải thiện hạ tầng và mở rộng cơ hội tiếp cận, du lịch Việt Nam đang ngày càng khẳng định sức hấp dẫn và sự phục hồi mạnh mẽ.