Thứ bảy 10/05/2025 14:48
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bảo lãnh nợ - ánh sáng cuối đường hầm cho doanh nghiệp nhỏ

12/10/2020 00:00
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế Việt Nam nhưng khả năng tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng để xoay sở vượt qua đại dịch Covid-19 để tiếp tục tồn tại còn quá mong manh. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Chính phủ lúc

Chính phủ chủ trì, ngân hàng chủ chi

Chiếm tới 90% số lượng doanh nghiệp (DN) của Việt Nam, nhưng các DNNVV vẫn luôn là đối tượng yếu thế trong vòng tròn vay vốn và trả nợ tại các ngân hàng thương mại. Trong thời Covid-19, việc tiếp cận vốn đối với các DNNVV lại càng trở nên khó khăn hơn khi họ phải loay hoay chứng minh các thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra hay đảm bảo được nguồn doanh thu ổn định để trả nợ cho các khoản vay mới trong một tương lai bất định.

Bảo lãnh nợ - ánh sáng cuối đường hầm cho doanh nghiệp nhỏ
Các khoản vay được bảo lãnh có thể giúp nguồn vốn vay tới tay các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng hơn. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Nhiều DNNVV trong những lĩnh vực, từ du lịch, khách sạn, nhà hàng,... đến các hộ doanh sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ đã và đang than khó khi tìm cách tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng được cam kết bởi các ngân hàng thương mại. Bất cập đến từ quy trình thẩm định các khoản vay mới của các ngân hàng vẫn còn khá cứng ngắc và chưa đủ linh hoạt trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra.

Chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã rõ ràng và xuyên suốt trong các chỉ thị và thông tư nhằm hỗ trợ cộng đồng DN tháo gỡ các khó khăn về vốn trong thời Covid-19. Các ngân hàng, theo đó, cần rà soát, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn nợ, cũng như xem xét miễn giảm lãi vay và không chuyển nhóm thành nợ xấu trong thời hạn nhất định, như vậy các khoản vay mới sẽ có thể được giải ngân, mang đến dòng tiền tươi thóc thật cho các DN.

Theo phân tích của tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV, gói tín dụng từ các ngân hàng có 4 đặc điểm chính là để cho vay mới hỗ trợ các doanh nghiệp hay hộ gia đình chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, như hỗ trợ thanh khoản, nhu cầu vốn lưu động. Nguồn vốn chính của các gói này là tiền gửi của người dân và doanh nghiệp, không phải nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Cơ chế, quy trình cho vay về cơ bản giống như cho vay thương mại thông thường, trách nhiệm vay - trả thuần túy là giữa ngân hàng và bên vay vốn và gói tín dụng này tập trung cho vay những lĩnh vực ưu tiên, những lĩnh vực chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Gói tín dụng, theo ông Lực, nếu được giải ngân sẽ tính vào hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng và số tiền giảm đi do áp dụng lãi suất ưu đãi trong gói tín dụng sẽ làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng.

Giáo sư Nguyễn Văn Phú, một chuyên gia nghiên cứu về Kinh tế học ứng dụng và Kinh tế môi trường, hiện đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), đưa ra đánh giá dù các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể dừng lại trong thời gian dịch bệnh đang diễn ra nhưng các hoạt động kinh tế và tài chính không vì thế mà ngừng lại, do đó các khoản vay tín dụng phải được trả lãi và đây là nghịch lý cho các doanh nghiệp khi hoạt động bị đình trệ do các biện pháp cách ly nhưng vẫn phải trả lãi cho các khoản vay đến ngày đáo hạn.

“Việc Việt Nam đưa ra gói hỗ trợ tín dụng 300.000 tỉ đồng là rất kịp thời. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn miễn cưỡng vì do rủi ro tăng cao là điều dễ hiểu”, ông Phú nhận xét.

Đầu tháng 3, một gói tín dụng trị giá 250.000 tỉ đồng được cam kết bởi các ngân hàng thương mại nhằm cung cấp nguồn vốn cho các DN trong mùa dịch. Gói này sau đó đã tăng lên 300.000 tỉ đồng khi nhiều ngân hàng tham gia hơn và bổ sung thêm nguồn vốn cho vay. Tại thời điểm giữa tháng 4, quy mô của gói tín dụng này, theo số liệu chưa chính thức từ các ngân hàng, đã tăng lên gấp đôi, hướng tới các đối tượng DNNVV, khách hàng cá nhân và các DN lớn.

Chính phủ bảo lãnh nợ

Gói tín dụng ưu đãi cho DN vượt khó như vậy rất thức thời, nhưng có lẽ chưa thực sự đến được tay các DN khi họ cần dòng tiền tươi để sống sót trong mùa dịch. Vai trò của Chính phủ trong việc chủ trì các gói cứu trợ sẽ cần được nâng tầm, bao gồm bảo lãnh cho các khoản nợ DN vay trong mùa dịch.

Bảo lãnh nợ - ánh sáng cuối đường hầm cho doanh nghiệp nhỏ
Chuyên gia kinh tế cho rằng các ngân hàng có thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay qua cơ chế Quỹ bảo lãnh tín dụng. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Phú, với tình hình đại dịch đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu thì tất cả các nền kinh tế đều bị ảnh hưởng, vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ DN sẽ rất quan trọng. Gói hỗ tín dụng trong lúc này là cần thiết, nhưng nên hiểu tầm quan trọng tương đối của con số 300 ngàn tỉ đồng (khoảng gần 13 tỉ đô la Mỹ) khi đây chủ yếu là tổng số tiền cơ cấu nợ.

“Khi nào mà nhà nước chịu trách nhiệm là người đảm bảo cuối cùng cho các khoản nợ này (có khả năng là nợ xấu) thì gói hỗ trợ tín dụng mới phát huy hết tác dụng của nó”, ông Phú nêu quan điểm.

Một câu hỏi được ông Phú đặt ra trong lúc này là Chính phủ đã có chính sách cụ thể gì đối với các doanh nghiệp nhỏ và các hộ sản xuất kinh doanh.

“Theo tôi các chính sách nên tập trung nhiều hơn nữa vào người nghèo, lao động tự do, thất nghiệp, các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh nhỏ (quy mô sử dụng tín dụng ngân hàng nhỏ hơn các doanh nghiệp khác)”.

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu các ngân hàng có thể cho DN vay qua cơ chế Quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động trên cơ chế bảo lãnh các khoản vay của DN tại các ngân hàng thương mại, nếu các DN không trả được nợ thì quỹ bồi thường cho các ngân hàng.

Với quỹ bảo lãnh tín dụng, Chính phủ có thể dùng uy tín để bảo lãnh cho các khoản vay của các DNNVV tại các ngân hàng. Chính phủ trước mắt sẽ không phải bỏ ra đồng nào và chỉ khi nào cần bồi thường thì mới sử dụng tới tiền ngân sách nhà nước, ông Hiếu chia sẻ trong hội nghị trực tuyến “Áp dụng nền tảng số cho DNNVV bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn - Thời kỳ hậu Covid-19” diễn ra trong tuần trước.

Ông Hiếu nêu quan điểm để cứu các DNNVV, Chính phủ có thể cần đưa ra một gói tín dụng riêng cho nhóm đối tượng này, ở mức độ ít nhất 2% GDP, có giá trị khoảng 150.000 tỉ đồng.

“Tôi nghĩ là các DN và ngân hàng nắm rất rõ tình hình của thị trường. Nhà nước chỉ cần bảo đảm tính minh bạch, và nhất là trong tình hình hiện nay, nhà nước phải nắm vai trò là người bảo hiểm cuối cùng thì các DN có thể mạnh dạn tiếp cận nguồn tín dụng này”, ông Phú của CNRS nói.

Ngoài ra, gói hỗ trợ tín dụng này cần được kéo dài nhiều hơn 3 tháng kể từ khi Thủ tướng Chính phủ tuyên bố Việt Nam hết dịch Covid-19. Lý do là tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ và châu Âu vẫn phải tiến hành các biện pháp về phòng chống dịch bệnh. Do đó, dù Việt Nam có thể kiểm soát được dịch bệnh thì những tác động tiêu cực về giao thương, xuất nhập khẩu vẫn ảnh hưởng nặng nề lên các doanh nghiệp trong nước một khoảng thời gian dài sau đó.

Trang Nguyễn

TAGS:

Tin bài khác
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.