Thứ tư 06/11/2024 18:12
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Không rót tiền giải cứu các doanh nghiệp thua lỗ

23/10/2020 08:55
Trong báo cáo gửi Quốc hội về việc hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ nêu rõ tình hình và kết quả triển khai thời gian
aa

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chính phủ cho biết, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chưa đạt được kế hoạch đề ra. Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn. Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn vừa qua; xử lý kịp thời các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành cần khẩn trương bàn giao phần vốn nhà nước hiện đang quản lý về cơ quan có thẩm quyền được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

“Đến năm 2020, xử lý dứt điểm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của doanh nghiệp” - báo cáo của Chính phủ nêu rõ.

Chính phủ cũng nhấn mạnh kiểm điểm và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Gắn kết quả của việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bố trí bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước

Báo cáo với Quốc hội, Chính phủ nhấn mạnh việc khẩn trương bàn giao phần vốn nhà nước hiện đang quản lý về cơ quan có thẩm quyền được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Cụ thể: Trong năm 2018, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại 19 Tập đoàn, Tổng công ty đã thực hiện chuyển giao quyền đại diện phần vốn nhà nước về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo danh mục doanh nghiệp bàn giao về Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020, các Bộ, ngành, địa phương sẽ bàn giao 62 doanh nghiệp về SCIC. Lũy kế đến tháng 5/2020 đã chuyển giao 35/62 số doanh nghiệp về SCIC (đạt 55%) với tổng giá trị chuyển giao là 10.471 tỷ đồng (đạt 95,2%), còn 27 doanh nghiệp chưa chuyển giao về SCIC với khoảng 4,8% tổng giá trị chuyển giao.

Đến hết tháng 9/2020, đã hoàn thành chuyển giao phần vốn nhà nước tại 5 Tổng công ty với tổng giá trị phần vốn nhà nước chuyển giao là 8.185,6 tỷ đồng về SCIC để thực hiện thoái vốn.

”Đến năm 2020, xử lý dứt điểm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của doanh nghiệp” - báo cáo khẳng định.

Để xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, Đề án 1468 đề ra 2 mục tiêu: Sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho nhà nước. Xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.

Ban chỉ đạo và các Bộ, ngành, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực và đạt được một số kết quả cụ thể trong xử lý các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương. Tuy nhiên, đến nay, số lượng các dự án xử lý được còn khiêm tốn. Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chỉ có dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 Hải Phòng đủ điều kiện xem xét đưa ra khỏi danh sách 12 dự án.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo, các Bộ, ngành, doanh nghiệp, các ngân hàng đề cao trách nhiệm, tiếp tục nỗ lực, tích cực, quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ xử lý 12 dự án, phấn đầu hoàn thành xử lý trong năm 2020.

“Nếu phải chậm hơn, không kéo dài quá nửa đầu năm 2021, trên nguyên tắc đề cao tự chủ của doanh nghiệp, xử lý theo nguyên tắc, cơ chế thị trường, Nhà nước không cấp thêm vốn vào dự án” - báo cáo của Chính phủ tái khẳng định.

Như Quỳnh

Tin bài khác
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Đẩy mạnh phân cấp thực hiện dự án

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Đẩy mạnh phân cấp thực hiện dự án

Ngày 6/11/2024, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án sửa đổi Luật Đầu tư công, nhấn mạnh phân cấp quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Du lịch Việt Nam thu "quả ngọt" từ chính sách thị thực, quảng bá kích cầu

Du lịch Việt Nam thu "quả ngọt" từ chính sách thị thực, quảng bá kích cầu

Nhờ vào các chính sách linh hoạt, cải thiện hạ tầng và mở rộng cơ hội tiếp cận, du lịch Việt Nam đang ngày càng khẳng định sức hấp dẫn và sự phục hồi mạnh mẽ.
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Những ngành, lĩnh vực nào được ưu tiên?

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Những ngành, lĩnh vực nào được ưu tiên?

Luật Đầu tư công (sửa đổi) xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên nhận vốn đầu tư công, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp mới tháng 10 tăng 65,4%

Vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp mới tháng 10 tăng 65,4%

Tính chung 10 tháng đầu năm, có gần 136.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn gần 1,3 triệu tỷ đồng, tăng lượng và vốn thành lập doanh nghiệp mới.
Bình Dương: Sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng 13,63% so với cùng kỳ

Bình Dương: Sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng 13,63% so với cùng kỳ

Để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp mở rộng thị trường quốc tế, Bình Dương đang đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông, cảng biển, cảng.
Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu hút vốn FDI, đạt trên 17 tỷ USD

Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu hút vốn FDI, đạt trên 17 tỷ USD

Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 18 trên 21 ngành kinh tế, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm ưu thế với gần 17,1 tỷ USD.
Vướng mắc thể chế “trói chân” doanh nghiệp và thách thức tăng trưởng kinh tế

Vướng mắc thể chế “trói chân” doanh nghiệp và thách thức tăng trưởng kinh tế

Trong phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2024, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vướng mắc thể chế là "rào cản" lớn đối với doanh nghiệp.
Thanh Hóa: Thu hút doanh nghiệp để tận dụng nguồn lao động tại chỗ

Thanh Hóa: Thu hút doanh nghiệp để tận dụng nguồn lao động tại chỗ

Với nguồn nhân lực tại chỗ tiềm năng Thanh Hóa đã chú trọng thu hút các doanh nghiệp về đầu tư tại địa bàn, nhằm tận dụng lực lượng lớn nguồn nhân lực tại chỗ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. qua đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1,3 triệu tỷ đồng tồn dư: Cơ hội từ quỹ BHXH và ngân quỹ quốc gia

1,3 triệu tỷ đồng tồn dư: Cơ hội từ quỹ BHXH và ngân quỹ quốc gia

Khi ngân sách nhà nước đang gặp khó khăn, 1.3 triệu tỷ đồng tồn dư tại BHXH và gần 1 triệu tỷ ngân quỹ quốc gia vẫn chưa được khai thác thật hiệu quả.
Việt Nam có thể đón cơ hội vươn lên trong ngành công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có thể đón cơ hội vươn lên trong ngành công nghiệp bán dẫn

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chuyển mình mạnh mẽ với xu hướng số hóa, ngành công nghiệp bán dẫn đang trở thành trụ cột chiến lược rất quan trọng.
Thúc đẩy tiến độ các dự án Metro Hà Nội, TP.HCM có vốn hơn 72 tỷ USD

Thúc đẩy tiến độ các dự án Metro Hà Nội, TP.HCM có vốn hơn 72 tỷ USD

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu UBND TP. Hà Nội và TP. HCM hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị đến năm 2035 trước ngày 8/11/2024.
Bộ Tài chính lấy ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính lấy ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025. Đây là văn bản quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
Đầu tư gần 184.000 tỷ đồng làm 2 tuyến đường sắt dài 447,66 km

Đầu tư gần 184.000 tỷ đồng làm 2 tuyến đường sắt dài 447,66 km

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng, không chỉ kết nối các tỉnh mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế.
Việt Nam - Cuba hợp tác chuyển đổi số để đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp

Việt Nam - Cuba hợp tác chuyển đổi số để đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp

Đây được kỳ vọng là bước phát triển quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam - Cuba trong thời đại số.
Đẩy mạnh cơ cấu lại vùng Đông Nam Bộ theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Đẩy mạnh cơ cấu lại vùng Đông Nam Bộ theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch phát triển vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thể hiện tầm nhìn chiến lược và dài hạn đưa khu vực này thành đầu tàu kinh tế.