Giá cà phê cập nhật lúc 06:35:01 ngày 10/5/2025 theo trang giacaphe.com, tại khu vực Tây Nguyên quay trở lại đà tăng nhẹ từ 500 - 600 đồng/kg, dao động trong khoảng 128.300 - 128.500 đồng/kg do nguồn cung thắt chặt khi nông dân Việt Nam đã bán phần lớn hàng tồn kho.
Trên thế giới, tại sàn giao dịch chủ chốt London và New York, giá cà phê tăng giảm trái chiều. Cụ thể, giá cà phê robusta hợp đồng giao tháng 7/2025 đảo chiều giảm 39 USD/tấn (- 0,74%), xuống mức 5.226 USD/tấn; giá cà phê arabica hợp đồng giao tháng 7/2025 tiếp đà tăng 0.30 cent/Ib (+ 0,08%), lên mức 387.65 cent/Ib.
![]() |
Giá cà phê hôm nay 10/5/2025: Giá cà phê robusta quay đầu giảm, arabica giữ đà tăng, thị trường trong nước nhích nhẹ |
Giá cà phê trong nước hôm nay
Trong phiên giao dịch trực tuyến sáng nay (10/5), giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên đảo chiều tăng từ 500 – 600 đồng/kg, dao động trong khoảng 128.300 – 128.500 đồng/kg.
Cụ thể, cà phê tại Đắk Lắk và Gia Lai được thu mua với giá 128.500 đồng/kg, tăng 500 đồng so với hôm qua. Đắk Nông ghi nhận mức giá cao nhất 128.700 đồng/kg, tăng 500 đồng. Riêng Lâm Đồng có mức tăng mạnh nhất 600 đồng, lên 128.300 đồng/kg.
Giới chuyên gia nhận định, thị trường trong thời gian tới sẽ tiếp tục biến động mạnh do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: thời tiết, nguồn cung toàn cầu cho đến chính sách tiền tệ và dòng vốn đầu cơ. Giá cà phê nội địa có thể được hỗ trợ trong ngắn hạn nhờ tồn kho cạn kiệt và lực mua xuất khẩu ổn định.
Trước những biến động khó lường của thị trường nông sản, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp thu mua tạm trữ, tập trung vào các mặt hàng có nguy cơ giảm giá mạnh như lúa gạo, cà phê và hồ tiêu nhằm bảo đảm thu nhập cho nông dân trong vụ thu hoạch chính.
Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương theo dõi sát diễn biến thương mại toàn cầu, chủ động điều hành linh hoạt, đồng thời kịp thời cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, giúp tăng khả năng ứng phó trước những bất ổn kinh tế quốc tế đang ngày càng gia tăng.
Giá cà phê hôm nay trên thị trường thế giới
Trên thị trường thế giới, hai sàn giao dịch chủ chốt là London và New York ghi nhận xu hướng trái chiều trong phiên giao dịch trực tuyến sáng nay 10/5.
Giá cà phê robusta trên sàn London đảo chiều giảm tại các kỳ giao hàng. Cụ thể, tại hợp đồng giao tháng 7/2025 giảm 39 USD/tấn (- 0,74%), xuống mức 5.226 USD/tấn; hợp đồng giao tháng 9/2025 giảm 32 USD/tấn (- 0,61%), xuống mức 5.181 USD/tấn; hợp đồng giao tháng 11/2025 giảm 28 USD/tấn (- 0,54%), xuống mức 5.122 USD/tấn.
![]() |
Cập nhật: 10/05/2025 lúc 06:09:01 (delay 10 phút) |
Trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica tiếp đà tăng nhẹ. Cụ thể, tại kỳ giao tháng 7/2025 tăng 0.30 cent/Ib (+ 0,08%), lên mức 387.65 cent/Ib; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 9/2025 tăng 0.50 cent/Ib (+ 0,13%), lên mức 382.30 cent/Ib; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 12/2025 tăng 0.70 cent/Ib (+ 0,19%), lên mức 374.95 cent/Ib.
![]() |
Cập nhật: 10/05/2025 lúc 06:09:01 (delay 10 phút) |
Dòng tiền đầu cơ đang đổ mạnh vào thị trường cà phê sau khi rút khỏi vàng, trong bối cảnh nguồn cung từ các quốc gia sản xuất chính khan hiếm và tồn kho toàn cầu có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, áp lực từ đồng USD mạnh và chính sách lãi suất ổn định của Fed đang kìm hãm đà tăng giá.
Theo ghi nhận từ các thương nhân quốc tế, nguồn cung cà phê robusta từ các nước sản xuất chủ chốt tại châu Á tiếp tục bị thắt chặt. Tại Việt Nam, nông dân đã bán phần lớn hàng tồn kho, trong khi vụ thu hoạch mới phải đến cuối năm nay mới bắt đầu. Tình hình tại Indonesia cũng tương tự, với vụ mùa chưa chính thức khởi động.
Sự thiếu hụt này càng rõ nét khi nhìn vào số liệu từ Cục Hải quan Việt Nam: trong 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 665.889 tấn, giảm 9,1% về lượng so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, nhờ giá cà phê tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,8 tỷ USD, tăng tới 51,8%.
Trong khi các nhà cung ứng lớn tại châu Á gặp khó, Brazil - nước xuất khẩu arabica hàng đầu thế giới – cũng không tránh khỏi xu hướng sụt giảm. Theo dữ liệu sơ bộ từ chính phủ nước này, xuất khẩu cà phê nhân xanh trong tháng 4 chỉ đạt 2,88 triệu bao, giảm mạnh 31,9% so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại, Uganda đang nổi lên như một điểm sáng. Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA) cho biết, trong tháng 3, nước này xuất khẩu tổng cộng 642.981 bao cà phê, tăng tới 92,19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, robusta chiếm ưu thế với 525.220 bao, tăng 111,39%; arabica đạt 117.761 bao, tăng 36,79%.
Tổng giá trị xuất khẩu cà phê của Uganda trong tháng 3 cũng tăng vọt 202,52%, đạt gần 198,62 triệu USD. Tính từ đầu niên vụ 2024 – 2025 (tháng 10/2024 đến tháng 3/2025), Uganda đã xuất khẩu 3,07 triệu bao, tăng 20,36% so với cùng kỳ.