Ban Kinh tế Trung ương đề xuất 3 giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch

23:50 05/06/2022

Nhận thức rõ vai trò của lao động trong khôi phục và phát triển kinh tế, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương đã đưa ra ba kiến nghị để phát triển chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch.

Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid-19 đã tập trung trao đổi chuyên sâu về những vấn đề để hoàn thiện chính sách quản trị quốc gia về lao động sau đại dịch Covid-19 như hoàn thiện chính sách quản trị quốc gia về lao động sau đại dịch Covid-19, trong đó có xem xét vai trò, vị trí, đóng góp của lao động phi chính thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện pháp luật nhằm giảm tỷ lệ lao động phi chính thức; 

Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quốc tế trong quản trị quốc gia về lao động nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19, bài học rút ra đối với Việt Nam; Vai trò, vị trí, đóng góp của lao động phi chính thức trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam; Việc làm thỏa đáng thích ứng điều kiện bình thường mới sau đại dịch Covid-19; Lao động, việc làm trong quá trình thực hiện các FTA thế hệ mới; Phát triển việc làm trong điều kiện nền kinh tế số.

Ban Kinh tế Trung ương đề xuất 3 giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch
Ban Kinh tế Trung ương đề xuất 3 giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch.

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương đã đưa ra ba kiến nghị để phát triển chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch như sau:

Một là, coi trọng phát triển thị trường lao động là nền tảng trụ cột của nền kinh tế; đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định vì lợi ích chung của người lao động và người sử dụng lao động.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế điều chỉnh quan hệ cung cầu thị trường lao động, việc làm phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; có chính sách khuyến khích phân bố lao động các ngành sản xuất theo quy luật thị trường và phù hợp với điều kiện thực tiễn, gắn với đồng bộ chính sách an sinh xã hội, đào tạo và đạo lại lao động; đảm bảo thống nhất hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước về lao động, việc làm. Tạo tính gắn kết chặt chẽ giữa thị trường lao động với thị trường sản xuất hàng hóa dịch vụ và thị trường đào tạo kỹ năng lao động;

Ba là, hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê và chế độ báo cáo liên quan đến quản lý lao động, việc làm; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động gắn với cơ sở dữ liệu dân cư, an sinh xã hội… để giúp quá trình ra quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở hơn và tạo nền móng ứng dụng kỹ thuật số, dữ liệu lớn quản lý lao động. 

PV