Chủ nhật 11/05/2025 14:52
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

6 quy định mới giúp DN làm thủ tục hải quan thuận lợi

12/10/2020 00:00
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo đó có 6 quy định mới giúp doanh nghiệp làm thủ tục hải quan t

Ảnh minh họa

Thông tư số 39/2018/NĐ-CP gồm 5 Điều và 5 Phụ lục có nhiều nội dung mới được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, cũng như để phù hợp với sự thay đổi của tập quán thương mại quốc tế đồng thời đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan cũng như xử lý các vướng mắc, bất cập khi thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:

1. Những quy định mới liên quan đến hồ sơ hải quan

Một là, phương thức nộp hồ sơ hải quan điện tử sẽ trở thành phương thức nộp hồ sơ hải quan chủ yếu. Hồ sơ hải quan sẽ được người khai hải quan nộp dưới dạng điện tử (bản scan có gắn chữ ký số) ngay khi thực hiện đăng ký tờ khai hải quan. Như vậy, người khai hải quan không cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan dưới dạng giấy và mang đến cơ quan hải quan để nộp như hiện tại.

Hai là, phân biệt cụ thể hồ sơ hải quan người khai hải quan cần nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan với hồ sơ hải quan người khai hải quan cần phải lưu giữ tại trụ sở của người khai hải quan để xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, thanh tra. Theo đó, hồ sơ hải quan nộp khi làm thủ tục hải quan sẽ chỉ bao gồm tối thiểu các chứng từ cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý hải quan chứ không phải tất cả các chứng từ có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Quy định mới này vừa đảm bảo tính minh bạch vừa giảm thiểu chi phí và nhân lực cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong khâu chuẩn bị hồ sơ hải quan và kiểm tra hồ sơ hải quan.

2. Những quy định mới liên quan đến khai hải quan

Để đảm bảo tính thống nhất trong khai báo và điện tử hóa hơn nữa việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, ngoài các nguyên tắc khai hải quan đã quy định tại Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 39/2018/TT-BTC bổ sung một số nguyên tắc như:

Thứ nhất, một vận đơn phải được khai trên một tờ khai hải quan nhập khẩu. Trường hợp một vận đơn khai báo cho nhiều tờ khai hải quan, người khai hải quan thông báo tách vận đơn với cơ quan hải quan trước khi đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có vận đơn, người khai hải quan thực hiện lấy số quản lý hàng hóa thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi khai hải quan.

Thứ hai, hàng hóa thuộc nhiều tờ khai hải quan xuất khẩu của cùng một chủ hàng đóng chung container hoặc chung phương tiện chứa hàng thì người khai hải quan phải thông báo thông tin hàng hóa đóng chung container, chung phương tiện chứa hàng thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi thực hiện các thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan.

Thứ ba, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thì phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan...

3. Khai bổ sung, hủy tờ khai hải quan, khai thay đổi mục đích sử dụng

Một trong những thay đổi lớn trong việc thực hiện khai bổ sung là thủ tục khai bổ sung được thực hiện hoàn toàn thông qua Hệ thống, không phải nộp đề nghị dưới dạng bản giấy như hiện tại.

Ngoài ra, để minh bạch hóa các thủ tục khai bổ sung đối với từng tình huống khai bổ sung phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và đặc trưng của từng ngành hàng, Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Phân biệt cụ thể các trường hợp người khai hải quan tự phát hiện ra sai sót và được khai bổ sung trong thông quan và khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan; Bổ sung thủ tục khai bổ sung cho những trường hợp đặc biệt như: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thỏa thuận mua, bán nguyên lô, nguyên tàu và có thỏa thuận về dung sai về số lượng và cấp độ thương mại của hàng hóa; gửi thừa hàng, nhầm hàng; gửi thiếu hàng và hàng hóa chưa đưa hoặc đưa một phần ra khỏi khu vực giám sát hải quan...

4. Đăng ký, phân luồng tờ khai và xử lý tờ khai hải quan

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần và phản hồi kết quả phân luồng tờ khai hải quan ngay sau khi tờ khai hải quan được đăng ký thành công. Tuy nhiên, căn cứ vào thông tin cập nhật đến thời điểm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đến cửa khẩu, trường hợp thông tin về cơ sở phân luồng có thay đổi so với thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì Hệ thống tự động xử lý và thông báo việc thay đổi kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan.

Đối với việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan, Thông tư số 39/2018/TT-BTC bổ sung thêm căn cứ bác bỏ trị giá khai báo trong thông quan, bổ sung quy định cơ quan hải quan được thực hiện phân bổ các khoản điều chỉnh đồng thời sửa đổi quy định về tham vấn một lần. Đồng thời bổ sung thêm 3 phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu so với quy định hiện tại và bổ sung quy định về nội dung, điều kiện, trình tự áp dụng, chứng từ, tài liệu của từng phương pháp.

5. Quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Đối với việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu người khai hải quan có yêu cầu lấy mẫu sẽ thực hiện đề nghị của mình thông qua Hệ thống mà không cần phải đến cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận đề nghị thông báo chấp nhận việc lấy mẫu thông qua Hệ thống. Trường hợp lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành và hàng hóa đang trong khu vực giám sát hải quan thì cơ quan hải quan bố trí lực lượng giám sát trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

Thông tư 39/2018/TT-BTC cũng bổ sung các quy định để làm rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm về việc cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan (thông tin về lượng hàng, thời điểm hàng vào (get in), hàng ra (get out), vị trí lưu giữ và các thay đổi trong quá trình lưu giữ…). Trường hợp tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm đã có kết nối Hệ thống thông tin với cơ quan Hải quan thì người khai chỉ cần liên hệ với doanh nghiệp kinh doanh cảng để vận chuyển hàng hóa qua khu vực giám sát trên cơ sở thông tin về các lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã được cơ quan hải quan cung cấp qua hệ thống. Đây là quy định với mục tiêu điện tử hóa các thủ tục tại khâu giám sát, khâu mà từ trước tới nay đa số làm thủ tục theo phương thức thủ công.

6. Quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất

Để quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất một cách hiệu quả và đáp ứng quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định cụ thể những nội dung liên quan đến loại hình này theo hướng: đưa ra định nghĩa thống nhất về định mức hàng gia công; bổ sung quy định người khai hải quan phải khai báo mã nguyên liệu, mã sản phẩm trên tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm; quy định cụ thể hơn về việc thông báo cơ sở sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công.

Ngoài ra, để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện tuân thủ và sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thì những doanh nghiệp này sẽ không phải thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan như quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Với những tổ chức, cá nhân chưa tham gia kết nối hệ thống thì vẫn thực hiện nộp báo cáo quyết toán như quy định. Thêm vào đó, Thông tư số 39/2018/TT-BTC cũng bổ sung quy định về việc sửa báo cáo quyết toán, hướng dẫn việc khai sản phẩm gia công có cung ứng nguyên liệu trong nước có thuế suất thuế xuất khẩu, hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng hóa của công ty cho thuê tài chính...”

Khánh Linh

Tin bài khác
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.