Thứ năm 10/07/2025 00:43
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Muốn bền vững phải thay đổi

12/10/2020 00:00
Nguyên nhân khiến xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh là do ảnh hưởng từ xung đột thương mại Mỹ - Trung.
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Muốn bền vững phải thay đổi
C huyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc Việt Nam cần làm trong bối cảnh hiện tại là phải khẩn trương thay đổi cách nhìn nhận và tiếp cận thị trường Trung Quốc để xuất khẩu bền vững, giảm thiểu rủi ro.

Hệ lụy tất yếu của xung đột thương mại Mỹ - Trung

Trung Quốc vốn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Tuy nhiên, từ đầu năm 2019, lượng nông sản xuất khẩu sang thị trường này đang sụt giảm mạnh. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thưa ông?

- Có 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Trung Quốc giảm lượng xuất khẩu sang Mỹ do Mỹ áp thuế 300 tỷ USD lên hàng hóa của nước này. Với bối cảnh hiện tại đang dư thừa sản phẩm nông nghiệp, Trung Quốc không có nhu cầu nhập khẩu nông sản Việt Nam nhiều như trước đây, dẫn đến việc giảm lượng xuất khẩu nông sản của ta sang thị trường này.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Muốn bền vững phải thay đổi
 Kiểm tra hàng nông sản trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai. Ảnh: Lam Thanh

Thứ hai, do tỷ giá của đồng Nhân dân tệ xuống thấp so với đồng USD, trong khi giá trị của đồng Việt Nam so với USD thì giữ ở mức ổn định. Đồng nghĩa với đồng Nhân dân tệ đang giảm giá trị so với đồng Việt Nam, điều này khiến hàng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc đắt đỏ hơn dẫn đến giảm lượng xuất khẩu nông sản của nước ta sang thị trường này.

Từ tháng 6/2019, Trung Quốc đã chính thức thay đổi chính sách nhập khẩu đối với nông sản Việt Nam, đó là chuyển từ nhập khẩu tiểu ngạch sang nhập khẩu chính ngạch. Kèm theo đó, siết chặt biện pháp quản lý chất lượng, truy xuất ngồn gốc đối với nông sản Việt. Ông đánh giá như thế nào về mức độ ảnh hưởng của chính sách này đối với các mặt hàng nông sản Việt Nam?

- Theo tôi tất cả các mặt hàng nông sản của nước ta đều chịu ảnh hưởng. Chính sách của Trung Quốc là đang siết chặt nhập khẩu các mặt hàng nông sản của ta và những biện pháp họ đưa ra mang tính kỹ thuật đó là những yêu cầu về vệ sinh ATTP, chất lượng… buộc hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng với những tiêu chí này.

Có nghĩa là Trung Quốc đang dùng rào cản về kỹ thuật để giảm lượng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam; đồng thời, chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch để họ dễ kiểm soát hơn. Việc làm này thể hiện rõ ràng mục đích Trung Quốc muốn giảm lượng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc thay đổi chính sách nhập khẩu là một trong những động thái Trung Quốc muốn làm khó cho nông sản Việt Nam. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Tôi nghĩ động thái này xuất phát từ mục đích Trung Quốc muốn hàng nội địa của họ được sử dụng nhiều hơn bởi họ đang gặp vấn đề về xuất khẩu. Hay có thể nói là họ đang dư cung đối với nhiều mặt hàng nên bắt buộc phải dùng mức tiêu thụ nội địa để tiêu thụ sản lượng hàng hóa dư. Vì vậy, họ giới hạn đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam để thực hiện mục đích nêu trên là điều dễ hiểu.

Vấn đề đáng lưu tâm là việc Trung Quốc nâng yêu cầu về chất lượng, vệ sinh ATTP, truy xuất nguồn gốc… giúp cho họ nhập khẩu các mặt hàng chất lượng tốt hơn và đúng với thông lệ quốc tế. Việc Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam mặc dù là biện pháp mang tính đối phó tình thế nhưng cũng mang lại lợi ích lâu dài cho quốc gia này.

Xem xét giảm giá VND

Theo ông, liệu các biện pháp giới hạn nhập khẩu hàng Việt Nam vào Trung Quốc có được nới lỏng trong thời gian tới?

- Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung càng ngày càng leo thang mặc dù trước truyền thông quốc tế cả hai bên đều đưa ra nhiều tín hiệu tích cực nhưng thực chất quan hệ đôi bên càng ngày càng đi vào bế tắc. Thực tế cho thấy, Trung Quốc đang gặp khó khăn trong vấn đề phát triển kinh tế, việc đối đầu với Mỹ là rất bất lợi với Trung Quốc nên điều họ có thể làm trong giai đoạn này là đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trong nước và hạn chế nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Câu chuyện này không chỉ xảy ra trong năm nay mà sẽ kéo dài hết năm 2020.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Muốn bền vững phải thay đổi
 Hàng nông sản chờ xuất sang Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Ảnh: Lam Thanh

Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nếu ông Donald Trump tái đắc cử thì tình hình có thể thay đổi. Hoặc nếu ông Donald Trump thất cử, đảng Dân chủ lên ngôi thì vấn đề hòa giải giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ dễ xảy ra hơn, từ đó, các biện pháp hạn chế xuất khẩu hàng Việt Nam của Trung Quốc có thể được nới lỏng.

Theo nhận định của ông thì diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng phức tạp và vượt quá dự báo của các cơ quan chức năng. Vậy, có giải pháp nào để ứng phó trước tình hình này?

- Nếu muốn tiếp tục duy trì xuất khẩu sang Trung Quốc thì hàng nông sản của chúng ta phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh y tế, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ… Bên cạnh đó, chúng ta phải tìm kiếm, khai thác các thị trường khác như: Đông Nam Á, châu Phi, châu Mỹ nhằm phân bổ rủi ro cũng như bù trừ việc mất thị phần tại Trung Quốc.

Đối với nông dân, DN Việt cần phải hiểu đối tác nước ngoài họ cần những gì để đáp ứng cho chuẩn. Về phía Chính phủ, nên nghiên cứu, xem xét để cho Đồng Việt Nam (VND) giảm giá trong biên độ phù hợp, nếu VND cứ giữ đúng giá như hiện tại thì gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng hóa Việt Nam bán sang Trung Quốc sẽ đắt đỏ hơn. Theo tôi, việc giảm giá VND ở mức độ cả năm khoảng 3% là phù hợp.

Thay đổi để thích ứng thị trường

Ông có khuyến nghị nào dành cho nông dân và DN Việt giúp họ vượt rào cản, tiếp tục duy trì xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc?

- Trước hết, các bộ, ngành liên quan đến xuất khẩu cần phải nắm rõ được tình hình hiện tại và yêu cầu của các nước nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc với những rào cản họ đang giăng ra. Để vượt qua được những rào cản này, cả người nông dân và DN cần phải nắm bắt để đáp ứng yêu cầu thị trường, đồng thời nỗ lực nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng hàng hóa cũng như xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Đối với nông sản xuất khẩu đều phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Hiện, hàng Việt Nam đã thâm nhập đươc một số thị trường trên thế giới, song còn rất nhiều thị trường đang ngăn chặn hàng nông sản của Việt Nam vì lý do chất lượng, vệ sinh ATTP… chưa đạt tiêu chuẩn nên bắt buộc nông dân, DN phải hiểu và đáp ứng các tiêu chuẩn này một cách toàn vẹn hơn.

Phải chăng, thách thức siết chặt chính sách nhập khẩu nông sản của Trung Quốc cũng là cơ hội để Việt Nam thay đổi tư duy và hành động trong xuất khẩu hàng hóa ra thế giới?

- Chính xác! Việt Nam là nước xuất khẩu gạo, cà phê, hồ tiêu, chè rất lớn trên thế giới, song thương hiệu “Made in Vietnam” trên thị trường nông sản thế giới vẫn chưa phổ biến. Hay nói cách khác, xuất khẩu của Việt Nam tốt về số lượng nhưng chưa đạt yêu cầu về chất lượng. Do đó, chúng ra cần phải nâng cao chất lượng đối với hàng nông sản xuất khẩu, không những đáp ứng thị trường Trung Quốc mà còn đáp ứng các thị trường khác, đặc biệt là các thị trường mà nước ta ký hiệp định thương mại tự do là CPTPP và EVFTA.

Với những yêu cầu thương mại cấp cao hơn, chắc chắn chất lượng hàng hóa Việt Nam phải được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thế giới.

Mặt khác, trong bối cảnh Trung Quốc buộc chúng ta phải nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu nông sản không chỉ đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu của Trung Quốc mà còn giúp cho Việt Nam cải tiến được chất lượng hàng nông sản xuất khẩu ra thế giới, để thế giới biết nhiều hơn đến những sản phẩm mang thương hiệu “Made in Vietnam”.

Xin cảm ơn ông!

"Gia nhập sân chơi CPTPP, hàng hóa nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng, nhất là hàng giá rẻ từ Trung Quốc. Điều này buộc Việt Nam phải tăng cường tiêu thụ nội địa bằng các biện pháp nâng sức mua của người tiêu dùng.

Cùng với đó, nâng chất lượng của hàng nội địa nhằm nâng cao sức cạnh tranh đối với hàng nhập khẩu. Việc hàng hóa của Trung Quốc và khối các nước thuộc Hiệp định CPTPP tràn vào Việt Nam sẽ đẩy một số DN nội địa vào cảnh dần mất thị phần. Đây là rủi ro lớn đối với thị trường Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần tính toán đến các DN nhập khẩu và luôn theo sát diễn biến thị trường thế giới để có kế hoạch ứng phó phù hợp." - Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu

Ánh Ngọc (thực hiện)

Tin bài khác
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Cần tìm giải pháp đột phá để đạt tăng trưởng kinh tế hai con số

Cần tìm giải pháp đột phá để đạt tăng trưởng kinh tế hai con số

Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang nhấn mạnh cần tìm giải pháp đột phá để Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế hai chữ số.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.
Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Dự thảo Nghị định Luật Ngân sách Nhà nước 2025 cho phép địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát, để tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển quan trọng.
Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ giúp Việt Nam tránh được mức thuế đối ứng 46%, nhưng cũng mở ra một kỷ nguyên thuế cao mới, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và thích nghi.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gỡ vướng để hiện thực hóa phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gỡ vướng để hiện thực hóa phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành phối hợp, gỡ vướng mắc để Hà Nội sớm hiện thực hóa trục Sông Hồng, kiến tạo biểu tượng cho Thủ đô.
Xuất khẩu gỗ Việt đối mặt nhiều thách thức, doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường

Xuất khẩu gỗ Việt đối mặt nhiều thách thức, doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường

Thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và xu hướng gia tăng chính sách bảo hộ thương mại tại các thị trường lớn.